Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles

lundi 25 novembre 2019

« China Cables » : Lời chứng của một người Duy Ngô Nhĩ sau 11 tháng tù

Bên ngoài một cơ sở mang danh là "trường dạy nghề" nhưng thực chất là trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Đạt Phản Thành (Dabancheng), Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/09/2018.

Trong hồ sơ « China Cables » trên Le Monde hôm nay 25/11/2019, có thuật lại câu chuyện của bà Tursunay Ziavdun, một người Duy Ngô Nhĩ khoảng 40 tuổi, đã trải qua 11 tháng trong một « trung tâm giáo dục và đào tạo » của Trung Quốc ở Kunas, tiếng Hoa là Tân Nguyên (Xinyuan), phía tây Tân Cương.

Tursunay nằm trong số các tù nhân được trả tự do nhờ có thân nhân ở nước ngoài, trong trường hợp của bà là ở Kazakhstan, nơi người chồng (quốc tịch Trung Quốc nhưng thuộc thiểu số Kazakhstan) sinh sống. Những lời kể của bà từ Almaty, được Le Monde ghi lại trong hai cuộn video dài, cho thấy chính sách tống giam đại trà người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan đi kèm với sự tùy tiện, đe dọa, dối trá.
Năm 2016, bà Tursunay cùng với người chồng đã định cư nhiều năm tại Kazakhstan quyết định trở về Trung Quốc, vì bà chưa được nhập tịch Kazakhstan và visa hết hạn. Hai vợ chồng không có chút nghi ngờ gì, tuy nhiên Tursunay có chút ngạc nhiên khi gia đình ở Trung Quốc « dường như không được vui khi tôi quay về ».

lundi 18 novembre 2019

Trung Quốc : Những bằng chứng « thanh lọc chủng tộc » người Duy Ngô Nhĩ



Harmony New Village ở Hòa Điền, Tân Cương, nơi giam giữ khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ.
(La Croix 18/11/2019) Nhật báo Mỹ The New York Times có được trên 400 trang tài liệu mật chứng minh từ năm 2014 đã có kế hoạch đàn áp và tiêu diệt « không nương tay » người Duy Ngô Nhĩ và những sắc tộc thiểu số khác theo đạo Hồi ở Tân Cương, Trung Quốc. Trên một triệu người đã bị nhốt vào các trại cải tạo lao động.

Đối với những ai vẫn còn hoài nghi về tiến trình thanh lọc chủng tộc đang diễn ra tại Tân Cương từ nhiều năm qua, các bằng chứng chính thức đã xuất hiện.

jeudi 31 octobre 2019

LHQ kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Người Turkistan biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/10/2019 phản đối Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Hoa Kỳ, Anh, Pháp và 20 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc hôm 29/10/2019 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc bắt bớ đưa đi cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi tại Tân Cương.

Trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại sứ Anh Karen Pierce thay mặt 23 nước thành viên đòi hỏi chính quyền Trung Quốc « tôn trọng luật pháp quốc gia, các nghĩa vụ quốc tế và những cam kết về nhân quyền, trong đó có tự do tín ngưỡng, tại Tân Cương và trên toàn quốc ».

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc cùng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đức trong cuộc họp báo nhấn mạnh, Bắc Kinh « phải khẩn cấp chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác ».

mardi 16 juillet 2019

Lá thư Tân Cương và mãnh lực kim tiền của Bắc Kinh

Ảnh minh họa: Cờ Trung Quốc tại một khu trại ở Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/06/2019.

Như chúng tôi đã đưa tin, 22 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, được cho là đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ, trong lá thư đề ngày 08/07/2019 gởi cho chủ tịch Hội đồng. Động thái chưa có tiền lệ này rất được các tổ chức bảo vệ nhân quyền hoan nghênh, đặc biệt là Human Rights Watch.

Đáng ngạc nhiên là chỉ vài ngày sau, xuất hiện một lá thư khác, được 37 nước ký tên, bênh vực chính sách của Trung Quốc. 

Hai lá thư trái ngược về Tân Cương

Nguyên văn lá thư đầu tiên được công khai, còn lá thư thứ hai vẫn chưa công bố cho công chúng. Tuy nhiên cả hai lá thư đều bao gồm yêu cầu được coi là tài liệu của kỳ họp thứ 41 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

jeudi 11 juillet 2019

Hơn hai chục nước kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương

Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019.

Hai mươi hai quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/07/2019 kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, nơi giam giữ trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ. Human Rights Watch hoan nghênh động thái chưa có tiền lệ này.

Trong lá thư đề ngày 8/7 được 22 đại sứ ký tên, các nước phương Tây đòi hỏi Trung Quốc từ bỏ việc tống giam hàng loạt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ; đồng thời bày tỏ quan ngại trước sự giám sát ở tầm vóc quy mô tại Tân Cương.

Lá thư kêu gọi Trung Quốc « tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, trong đó có tự do tín ngưỡng tại Tân Cương và trên toàn quốc », tránh « giam giữ tùy tiện và hạn chế tự do đi lại của người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác ở Tân Cương ».

jeudi 27 juin 2019

Bắc Kinh giở đủ trò để ngăn các nhà báo đến Tân Cương

Cổng chào đang được xây dựng của một trại cải tạo mang danh "trung tâm dạy nghề" ở Dabancheng, Tân Cương.

Dàn dựng ra tai nạn giao thông, giả dạng du khách…Tại Tân Cương, chính quyền đã huy động trí tưởng tượng tối đa để ngăn trở không cho các nhà báo quốc tế đến điều tra về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc bị Liên Hiệp Quốc tố cáo đã bắt một triệu người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo, còn Bắc Kinh biện minh rằng đó là những « trung tâm huấn nghệ » nhằm phòng ngừa Hồi giáo cực đoan.

Khi đi xe trên một con đường dẫn đến một trong những trại cải tạo loại này, mà các phóng viên của hãng tin Pháp AFP đã chứng kiến một cảnh tượng « siêu thực ». Một xe vận tải nhẹ chạy với tốc độ rùa bò về phía một chiếc xe đang đậu trên lề đường, rồi dừng lại khi còn cách vài…milimét để giả làm một vụ đụng xe.

Chỉ trong vài phút, « tai nạn » này đã thu hút một đám đông hiếu kỳ khiến giao thông phải ngưng lại. Mục tiêu của công an đã đạt được : lối vào trại cải tạo đã bị tắc.

dimanche 26 mai 2019

Mặc Lâm -Tô Thùy Yên, gõ cửa thiên thu



Tôi biết làm thơ từ khi còn rất nhỏ, nhưng mãi tới gần tuổi năm mươi mới thật sự đọc được thơ qua một người mà càng đọc tôi càng được mở ra những cánh cửa khác của sự mầu nhiệm từ thi ca.

Người làm thơ ấy là Tô Thùy Yên, một ánh sáng khơi gợi niềm cảm hứng, một cành khô giữa rừng có khả năng giúp người đi lạc trong cơn mê muội thẳm sâu của hưng phấn tìm được lối ra, một lẻ loi của cây xương rồng giữa sa mạc có khả năng chống lại sự cô đơn mà thượng đế giao phó.

Thơ của Tô Thùy Yên được rất nhiều người yêu mến vì chất tĩnh trong cái động của nó. Nếu 10 năm tù là trạng thái “động” của những buốt nhức của cơn đau thể xác thì “thế giới vui từ nỗi lẻ loi” là cái tĩnh thiền đạo của một người đã hiểu tường tận nỗi lẻ loi có sinh lực như thế nào. Lẻ loi ấy chỉ có thể hiện hữu trong một tâm thế vị tha, tha thứ những hằn học, những miệt thị, những oán khí của người khác đã dành cho mình. Lẻ loi vì sẽ không có nhiều người làm được. Lẻ loi vì tuy cúi mái đầu sương đã điểm nhưng vẫn tin vào tâm lượng của đất trời vẫn nặng trĩu niềm vui.

samedi 25 mai 2019

Lưu Trọng Văn – Tạ tội với Tô Thùy Yên



Gã hình dung một tiến trình ngược, những bạn thơ của gã như Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, Vương Trọng... từng khoác áo lính, bị đi đày nơi rừng hoang biền biệt 10 năm trời chỉ vì là kẻ bại trận, liệu có viết những câu thơ này như Tô Thùy Yên? 

Vĩnh bit ta-mười-năm chết dp
Ch
n rng thiêng im tiếng nghìn thu
M
ười năm, mt sm soi khe nước
Ta hóa thân thành v
ượn c sơ...


Ta v như bóng chim qua tr
Cho v
i vàng thêm gió cui mùa
Ai đ
ng trông vi mây nước đó
Ngàn năm râu tóc b
c phơ phơ
...

dimanche 10 février 2019

Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Một người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, ngày 06/11/2018

Thổ Nhĩ Kỳ tối 09/02/2019 tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là « nỗi nhục nhã cho nhân loại » và đòi hỏi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một quốc gia Hồi giáo lớn, trong khi lâu nay chỉ có các tổ chức phi chính phủ lên tiếng.

Phát ngôn viên Hami Aksoy của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố : « Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ một cách có kế hoạch của chính quyền Trung Quốc là nỗi nhục nhã cho nhân loại. Tình trạng trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam tùy tiện, bị tra tấn và tẩy não trong các trại cải tạo và nhà tù không còn là điều bí mật đối với bất kỳ ai nữa ». 

vendredi 4 janvier 2019

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

lundi 31 décembre 2018

Đến với những nạn nhân « gu-lắc » Trung Quốc (1)



Orinbek Koksebek, 38 tuổi, người Kazakhstan, bị tống đi cải tạo 125 ngày.

(Brice Pedroletti, LeMonde 30/12/2018) Chế độ Bắc Kinh lưu đày người Kazakhstan và người Duy Ngô Nhĩ trong những trại cải tạo. Le Monde đã thu thập được lời chứng hiếm hoi của các cựu tù nhân.

Xếp hàng đôi, 500 tù nhân được quản giáo ra lệnh lên xe buýt, đội nón trùm đầu. Đến cuối cuộc hành trình, họ phát hiện một trại cải tạo mới, gần như tương tự với trại mà họ vừa rời đi.

« Có những tòa nhà mới xây, và những tòa nhà khác còn dang dở. Phải có đến 3.000 người, trong đó nhiều tù nhân người Kazakhstan như tôi – sinh ra ở Trung Quốc và người ta bảo không nên đổi quốc tịch. Có những người bị bắt do đã sử dụng WhatsApp, người khác thì do nói ‘Assalamu alaykum’(Cầu bình an cho bạn, bằng tiếng Ả Rập) ».

vendredi 14 décembre 2018

Vũ Thư Hiên - Ngày về



1

Tôi rất yêu bài “Ngày Về” của Hoàng Giác.



Tôi có thói quen phàm yêu mến nghệ sĩ nào thì cũng phải tìm gặp bằng được. Thế mà ở cùng một thành phố tôi lại không có duyên gặp ông lấy một lần, để được bắt tay ông một cái, để được nhìn vào mắt ông mà nói một lời câm rằng tôi yêu lắm lắm bài hát ấy.

“Ngày Về” được người nghe đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi nó ra đời, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Các đoàn Tuyên truyền Xung phong trong khi lang thang lưu diễn ở ”hậu phương”, tức vùng không bị Pháp chiếm đóng, bao giờ cũng dùng nó làm “bài tủ” để diễn đạt nỗi lòng chiến sĩ xa nhà.

Ấy là vào giai đoạn những bậc lãnh đạo đạo cao đức trọng của cuộc kháng chiến chưa kịp húp cả cặn món tạp pí lù mao-ít để buộc tội những bài hát như thế là thứ nhạc ủy mị, gọi tắt là nhạc vàng, và ra lệnh cấm chúng.

mercredi 7 novembre 2018

Trung Quốc hứng bão tại LHQ vì giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ

"Cha mẹ và người thân của tôi, họ còn sống hay đã chết? Trong nhà tù hay trong trại tập trung?"

Hôm qua 06/11/2018 tại Genève, trong suốt cả buổi sáng, phái đoàn đông đảo của Trung Quốc do thứ trưởng ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã phải hứng chịu một trận bão chỉ trích trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 
Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh « chấm dứt tất cả các kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương ». Đại sứ Pháp François Rivasseau cũng yêu cầu « kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung », và đề nghị cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ. 

Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn đoàn Trung Quốc, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi « Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ».

mardi 6 novembre 2018

Trung Quốc bị chất vấn ở Liên Hiệp Quốc về các trại cải tạo Duy Ngô Nhĩ

Biểu tình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève phản đối Bắc Kinh. Dòng chữ trên biểu ngữ: "Trên 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tùy tiện tại Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc cần phải lên tiếng!"

Hôm nay 06/11/2018 tại Genève, Trung Quốc bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về việc giam giữ gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, một chủ đề ngày càng bị thế giới chỉ trích.

Trong khuôn khổ cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR theo tiếng Anh, EPU theo tiếng Pháp) tổ chức bốn năm một lần đối với 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc trình bày bản báo cáo và tất cả các nước đều có thể đặt câu hỏi. 

jeudi 13 septembre 2018

Trại cải tạo : Bắc Kinh chỉ « giáo dục » người Duy Ngô Nhĩ

Lực lượng an ninh Trung Quốc được tăng cường tại Tân Cương, tháng 2/2017.

Một quan chức cao cấp Trung Quốc hôm nay 13/09/2018 khẳng định, chính quyền Bắc Kinh không bức hại người Hồi giáo ở Tân Cương, mà chỉ « giáo dục » họ để tránh lan truyền các ý tưởng cực đoan, trong lúc các nước châu Âu thất bại trong lãnh vực này.

Đáp trả cáo buộc của Liên Hiệp Quốc theo đó có ít nhất một triệu người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương bị giam giữ trong những nhà tù và trại cải tạo, ông Li Xiaojun, giám đốc thông tin của bộ phận phụ trách nhân quyền thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định : « Đó không phải là đối xử tệ hại ». Theo ông, « Trung Quốc chỉ thiết lập các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục ».

samedi 11 août 2018

Liên Hiệp Quốc: Một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam ở Trung Quốc

Người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc qua Thái Lan tị nạn. Ảnh chụp tại Songkhla, nam Thái Lan ngày 15/03/2014.

Một ủy ban gồm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/08/2018 thông báo đang nắm giữ nhiều thông tin khả tín, theo đó hiện có một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong « các trại giam khổng lồ được giữ bí mật ».

Reuters dẫn lời bà Gay McDougall, thành viên của Ủy ban thanh toán nạn phân biệt chủng tộc trực thuộc Liên Hiệp Quốc, cho biết bên cạnh đó còn có hai triệu người, gồm người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác theo đạo Hồi, bị buộc phải sống trong các « trại học tập chính trị », tức trại cải tạo, ở khu Tự trị Tân Cương.

vendredi 10 août 2018

Trung Quốc chi 10 tỉ đô la một năm để kềm kẹp Tân Cương

Công an Trung Quốc đánh đập phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tháng 7/2009. Ảnh Guang Niu/Getty Images


La Croix hôm nay 10/08/2018mô tả « Tân Cương dưới sự giám sát của Big Brother Trung Quốc ». Vùng đất Hồi giáo ở miền tây bắc đang phải chịu đựng một « bộ máy an ninh tổng lực » duy nhất trên thế giới, khoảng mấy chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào các trại cải tạo.
100.000 đồn công an và công nghệ cao để theo dõi người dân

Đối với 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc sống ngày càng giống với thế giới được nhà văn George Orwell hình dung ra trong tác phẩm nổi tiếng « 1984 ». Từ hai năm qua, Tân Cương bị đàn áp không thương tiếc. Theo ông Marc Julienne, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), thì đây là « bộ máy an ninh tổng lực chưa từng có trên thế giới và trong lịch sử » ; với các phương tiện tài chính, nhân lực và công nghệ khổng lồ.

samedi 25 mars 2017

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để "uốn nắn ý thức hệ"

Larung Gar tức Lạc Nhược Hương, khu vực tu viện nổi tiếng của Tây Tạng đang bị chính quyền Bắc Kinh âm thầm giải tỏa.

Trong bài phóng sự « Chính sách xe ủi đất tại Larung Gar », Le Monde cuối tuần cho biết từ đầu thập niên 80, các ni sư và người hành hương đổ xô đi viếng tu viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng trên vùng núi cao ở Tứ Xuyên. Hiện tượng này khiến chính quyền Trung Quốc không hài lòng. Từ một năm qua, Bắc Kinh âm thầm cho trục xuất cư dân và cưỡng chế phá dỡ nhà cửa vùng này, nhân danh « các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội ».
Larung Gar tức Lạc Nhược Hương trong chữ Hán, là hàng ngàn ngôi nhà nhỏ bé làm bằng những thân gỗ tròn và xi-măng, sơn màu đỏ tía, gắn chi chít vào sườn núi như những hàng ghế của rạp xiếc. Những khung cửa sổ lớn chiếm lĩnh mặt tiền nhà, như những đôi mắt mở to quan sát.

Khu vực tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương nằm ở độ cao 4.200 mét, nhìn xuống thung lũng Sertar, tỉnh Tứ Xuyên, sẽ không còn mang bộ mặt xinh đẹp này bao lâu nữa. Sau nhiều năm tương đối nương tay, nay chính quyền Trung Quốc muốn siết lại cộng đồng Phật giáo đông đảo có 10.000 đến 20.000 thành viên. Và họ muốn hành động lặng lẽ không nhân chứng, đặc biệt là người ngoại quốc.