Affichage des articles dont le libellé est Cải cách. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải cách. Afficher tous les articles

dimanche 18 avril 2021

Ngô Nguyệt Hữu - Cải cách giáo dục !

 

Tân thiên tử tân triều thần, tân quan nhân tân chính sách.

Cứ mỗi lần có tân quan, tôi lại nghe nhắc đến cụm từ “cải cách”. Hai tiếng nghe rất đơn giản này lại ẩn chứa trong đó trùng trùng nguy hiểm khôn lường và nguy cơ không sao kể xiết.

Tôi nằm xem mấy chục tập Đại tần Đế quốc, người Trung Hoa lấy phim cổ trang để luận ngày nay, lấy cải cách của Thương Ưởng (nước Tần) mà hệt ngợi ca cải cách của Trung Quốc hiện tại.

dimanche 11 avril 2021

Hoàng Tư Giang - Tư lệnh giáo dục


Mấy hôm nay, số lượng tin bài về Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn xuất hiện dày đặc bậc nhất trên báo chí và mạng xã hội, có lẽ chỉ sau số lượng tin bài về Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Điều đó cho thấy sự kỳ vọng rất lớn của xã hội với ông, đặt lên vai ông áp lực cải cách sao cho ngành giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu đã thay đổi rất lớn của các gia đình và xã hội.

Đừng nhìn vào thứ hạng Pisa, cũng đừng nhìn vào một vài cá nhân xuất sắc, mà hãy nhìn vào thực trạng của ngành giáo dục. Hơn bất kỳ ngành nào khác, giáo dục là tâm điểm giằng xé, là nơi dồn nén nhất của nền kinh tế chuyển đổi này. Nó là thước đo tương phản giữa sự giàu sang và nghèo khó, giữa cái tiến bộ và bảo thủ, giữa nhu cầu phát triển thực tiễn và tư duy giáo điều, bảo thủ…

dimanche 14 février 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Giấc mơ đầu xuân


Bình luận của nhà báo Lưu Trọng Văn : « Cản trở lớn nhất cho đường sắt cao tốc là nhóm lợi ích khổng lồ đang làm chủ các hãng hàng không. »

1. SAU MỘT ĐÊM NGỦ

Đất nước bước vào thập niên 2021-2030. Ước muốn lớn nhất mang tính chìa khóa là Cải cách Thể chế.

Cải cách Thể chế cấp thiết đến mức từ  cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập. Nhưng sau tất cả những gì thể hiện ở Đại hội XIII thì đành tạm gác lại. Vì ước muốn đó nằm ngoài suy nghĩ của người thực quyền.

Bởi thế mà phải nói về ước muốn khác. Ước muốn về phát triển kinh tế. Đó là ước muốn buổi tối lên tàu tại Hà Nội, sáng đến TP Hồ Chí Minh. Một điều tầm thường cho công dân EU đã 40 năm, nhưng là điều ước khó trở thành hiện thực cho người Việt Nam cho đến trước năm 2040.

mercredi 27 janvier 2021

Huy Đức - Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc [1935-2021], người để lại nhiều dấu ấn cải cách


Thời kỳ sau Đổi Mới, tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc là một trong những người để lại dấu ấn lên tiến trình lập hiến và lập pháp của Việt Nam nhiều nhất. Cho dù được đào tạo theo tinh thần “pháp chế xã hội chủ nghĩa”, ông Lộc vẫn chịu ảnh hưởng bởi tư duy pháp quyền từ thế hệ cha anh Tây học.

Ông Lộc biết rõ không gian hình thành Hiến pháp 1959; Hiến pháp, theo ông, mới thực sự là “Hiến pháp Hồ Chí Minh”. Ông tham gia với vai trò chuyên viên khi Quốc hội làm Hiến pháp 1980. Và, là “Chủ biên” của Hiến pháp 1992 - Hiến pháp đưa nước ta căn bản thoát ra khỏi mô hình Xô - Viết.

Những Bộ luật quan trọng sau đó, thiết lập những hành lang pháp lý căn bản cho kinh tế thị trường hình thành, ông đều đóng vai trò quan trọng nhất như: Bộ Luật Dân sự 1995; Bộ Luật Hình sự 1999.

lundi 25 janvier 2021

Phan Thế Hải - Nguyễn Đình Lộc và “Kiến nghị 72”


Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.

Tên tuổi của Nguyễn Đình Lộc gắn chặt với nền tư pháp nước nhà, một nền tư pháp còi cọc, chậm lớn bởi vô số những rào cản chính trị khiến nó khó phát triển.

Với tôi, cụ Lộc vừa là đồng hương, vừa là một chuyên gia pháp luật uyên bác nên đã có không ít lần được trò chuyện với cụ. Trong những lần ấy, cụ bày tỏ những trăn trở về một nền pháp quyền còn non trẻ thường xuyên bị lấn chiếm.

mercredi 30 décembre 2020

Trần Trung Đạo - Việt Nam có thể có một Gorbachev không ?


Nếu đưa câu hỏi này ra công chúng ngày hôm nay để làm một thống kê, có lẽ 99.99% hay thậm chí 100% số người được hỏi dù là đảng viên cộng sản (CS) đi nữa cũng sẽ trả lời không.

Tại sao không? Việt Nam đang bị cai trị bởi những anh hề chứ không phải những nhà chính trị hay tư tưởng. Chế độ CS tồn tại giống như chiếc Toyota Corolla chạy cà rịch cà tang từ 1975 tới nay vẫn còn chạy dù dọc đường bao nhiêu nước từng bị thực dân đô hộ qua mặt ào ào.

Tuy nhiên, phần lớn người được hỏi cũng không thể giải thích được lý do tại sao Việt Nam lại không thể có một Gorbachev hay khác hơn những yếu tố nào đã tạo nên một Gorbachev tại Liên Xô trong giai đoạn 1989-1991.

samedi 19 décembre 2020

Tạ Duy Anh - Chuyện thu hồi sách của Nguyễn Trần Bạt


Nguyễn Trần Bạt bắt đầu được bạn đọc biết đến một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng lọt vào tầm ngắm của các “cơ quan chức năng” sau khi cuốn Cải cách và sự phát triển được xuất bản.

Nhưng mọi chuyện lại xảy ra với cuốn Suy tưởng, ra đời trước đó vài tháng.

Khi có ý kiến từ cấp trên là Suy tưởng “có vấn đề”, ông Nguyễn Phan Hách liên tục chạy qua chạy lại giữa phòng Nguyễn Khắc Trường và tôi, hỏi xem có chỗ nào nhạy cảm bị chúng tôi để lọt, bảo chúng tôi chuẩn bị giải trình, hoặc cùng ngồi bàn cách đối phó nếu có chuyện gì xấu.

Lê Học Lãnh Vân - Ông Nguyễn Trần Bạt với tui


Tui với anh Bạt, ông Nguyễn Trần Bạt, không lui tới nhau nhiều nhưng tui có kỷ niệm với ảnh.

Năm 1997, tui lãnh ấn tiên phuông lập một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, InvestConsult mò tới, đề nghị được làm tư vấn.

Đương nhiên tui rất vui. Các ông lãnh đạo AP (Asia-Pacific, Châu Á – Thái Bình Dương) của công ty cũng rất vui, vì mấy ổng biết nếu nhờ một công ty trong nước tư vấn thành lập thì mấy ổng tránh được nhiều rắc rối.

Tạ Duy Anh - Vĩnh biệt bộ óc lớn Nguyễn Trần Bạt


Tôi là người biên tập toàn bộ những cuốn sách đã xuất bản của Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt. Nó khoảng gần 10 ngàn trang. Hầu hết những cuốn sách của ông đều bị quy là “có vấn đề”, trong đó một cuốn, cuốn Suy tưởng, bị thu hồi, tiêu hủy…

Trước khi tôi bị tái phát căn bệnh đau đầu kinh niên, ông và tôi thường xuyên có những trao đổi qua điện thoại, có cuộc dài hàng tiếng đồng hồ. Thường ông muốn nghe quan điểm của tôi về một sự kiện, một vấn đề chính trị xã hội nào đó.

Với những bản thảo của ông, chỉ mình tôi được quyền can thiệp (cắt, sửa chữa, đề xuất…). Mỗi khi có nhà sách nào đó muốn tái bản sách của ông, nhất định họ phải được sự đồng ý của tôi, như ông công khai yêu cầu.

mardi 10 novembre 2020

Lê Văn Luân - Sai lầm không phải là kết thúc

Có những người ngây ngô đến mức, mặc nhiên coi rằng thể chế chính trị Mỹ (mặc dù nó khoa học và khả năng tự sửa chữa cao nhất thế giới) là không thể có sai lầm (gian lận) được.

Bài toán nào cũng có lời giải, cũng như các hệ thống bảo mật ngân hàng đều ở mức “tối tân” nhất về độ phức tạp, nhưng nó vẫn bị thâm nhập. Nó được chứng ninh nhờ sự có mặt của vi rút. Nói gì tới “chu trình do con người tạo nên và con người thực hiện”.

Nền chính trị Mỹ, dù được thiết kế và tổ chức chặt chẽ, nhưng nó vẫn có khả năng bị “tấn công”. Và nếu mặc định nó không thể gian lận, tức nó đã hoàn hảo, hẳn họ đã không thể phát triển được nữa.

Chu Mộng Long - Hướng giải quyết vụ sách giáo khoa


Tôi khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về dạy học phát triển năng lực và đa dạng hóa sách giáo khoa là đúng, phù hợp với xu thế giáo dục toàn cầu. Nhưng cái sai để lại hậu quả nghiêm trọng lại bắt đầu từ sự triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một là, sai bắt đầu từ gốc nhân sự. Bộ phó thác cho nhóm những người đã nghỉ hưu làm Chương trình tổng thể, mà quên rằng chính họ khi nghỉ hưu rất dễ biến giáo dục thành sân sau của những dịch vụ giáo dục như làm sách, buôn sách.

Làm Chương trình kiêm luôn làm sách thì ắt họ tự tạo các nhóm lợi ích với tham vọng làm sao cho sách của mình được thẩm định tốt nhất để được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Chưa nói, đã nghỉ hưu thì thành vô trách nhiệm, vì khó truy cứu mấy ông già trên 70, 80 tuổi, dù là cách nguyên cái học hàm học vị của mấy ông đó.

jeudi 15 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Một so sánh không phải đẳng cấp giáo sư


Đọc so sánh của người chủ biên sách giáo khoa Cánh Diều, "Tổng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc Nam" [1], phải nói là ... sốc. Rất sốc. Sốc vì đó không phải là một so sánh của một giáo sư.

Theo ông tiết lộ thì số tiền đổi mới sách giáo khoa là 80 triệu USD, phần lớn là vay từ Ngân hàng Thế giới. Và, để nói lên cái ý số tiền đó 'chẳng là bao', ông so sánh với 600 mét đường cao tốc Bắc - Nam.

Điều kỳ dị nhứt là so sánh chi phí cải cách sách giáo khoa với đường lộ. So sánh vậy thì chẳng khác gì so sánh trái cam với con cá, tức chẳng ăn nhập gì với nhau cả, và chẳng nói lên cái gì cả. So sánh vậy rất dở.

vendredi 25 septembre 2020

Mỹ-Trung kịch liệt tố cáo nhau tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc


Đăng ngày:

Tại cuộc họp về tương lai quản trị thế giới có sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo các nước, ông Trương Quân nói : « Đã quá đủ ! Các vị đã gây ra lắm vấn đề trên thế giới. Trước khi tố cáo người khác, đâu là nguyên nhân của 7 triệu ca nhiễm và trên 200.000 người chết ở Hoa Kỳ ? ». Ông tố cáo Washington lan truyền « virus bóp méo thông tin », « nói láo » và « lừa dối ». Đồng nhiệm Nga Vasily Nebenzia sau đó lên tiếng ủng hộ.

Trong hội nghị do tổng thống Niger Issoufou Mahamadou chủ trì, với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo và ngoại trưởng, đại sứ Mỹ Kelly Craft đã nhắc lại những cáo buộc của tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba 22/09 trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bà nói : « Tôi rất choáng, thấy xấu hổ vì Hội đồng này, cảm thấy ghê tởm về nội dung tranh luận hôm nay », và các thành viên đã chọn việc « tập trung vào hận thù chính trị thay vì các vấn đề quan trọng được đưa ra ».

Lưu Trọng Văn - Đại hội 13 sẽ vô nghĩa nếu không cải cách Luật Đất đai

 


Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa.

Dương Trọng Dật khi là sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, thì Nguyễn Phú Trọng là sinh viên năm cuối cũng khoa Ngữ văn trên.

Tốt nghiệp là cử nhân văn chương xuất sắc, Dương Trọng Dật như bao sinh viên khoa văn khác tình nguyện vào chiến trường miền Nam ác liệt. Thì cũng là cử nhân văn chương xuất sắc ? Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đào tạo tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc cho đến 1976 - hòa bình.

samedi 29 août 2020

Lưu Trọng Văn - Mô hình phân lập không toàn phần



Thể chế một đảng quá lâu tất yếu sẽ phải có những đột phá cơ cấu thay đổi để hy vọng tồn tại.

Đột phá cần thiết nhất là Tam quyền phân lập.

Rất tiếc thế hệ lãnh đạo đảng hiện nay, nói thẳng là bản lĩnh non kém, nên bị bệnh dị ứng cơ cấu cơ bản khoa học trị quốc này.

vendredi 26 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không trở lại mô hình « tứ trụ »



1. Tổng bí thư (TBT) đảng không phải là nguyên thủ quốc gia. TBT đảng đi thăm các nước, theo thông lệ, không được đón tiếp trong tư cách nguyên thủ. Bởi thế TBT ĐCS Liên Xô Brejơnev đã kiêm luôn chức Chủ tịch Xô viết Tối cao để thành nguyên thủ. Rồi Trung Quốc cũng theo mà nhập hai chức vào một, nên giờ mới có cách gọi “Chủ tịch Tập”.

Không phải là nguyên thủ, thông thường, TBT đảng không được nguyên thủ các nước mời thăm. TBT Lê Duẩn lúc còn sống rất muốn thăm các nước tư bản chủ nghĩa phát triển để mục kích mà không có cơ hội. Nước tư bản có ý nghĩa nhất mà cố TBT Lê Duẩn đến thăm là Ấn Độ.

Cũng vì không phải là nguyên thủ, mà cố TBT Đỗ Mười đã tạo nên một “dấu ấn” có một không hai trong lịch sử Hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội vào tháng 11/1997. Vốn là trong nghi lễ chính thức mỗi quốc gia chỉ có một chỗ đứng cho nguyên thủ. Thế nhưng TBT Đỗ Mười đã đến đứng vào vị trí của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, làm hai ông phải chia nhau một chỗ đứng trước sự ngỡ ngàng lạ lùng của nguyên thủ các nước.

jeudi 18 juin 2020

Tổng thống Trump ký sắc lệnh cải cách hoạt động cảnh sát Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố sắc lệnh cải cách hoạt động cảnh sát ký tại Nhà Trắng, Washington, ngày 16/06/2020. REUTERS - LEAH MILLIS
Đăng ngày:


Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet :

Sắc lệnh của tổng thống đặt ra điều kiện chỉ được hưởng quỹ của liên bang nếu lực lượng an ninh áp dụng các phương cách mới : Cấm dùng biện pháp khóa cổ nghi can, trừ phi tính mạng của người cảnh sát bị đe dọa.

jeudi 4 juin 2020

Lưu Trọng Văn - Nỗi oan của ông Vũ Mão



Lâu không thấy ông vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi, nghĩ, ông muốn né ai đó "kiên định lập trường" chọc ngoáy ông - một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn "gây rối" như gã. 

Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái, nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ ký của văn nghệ sĩ Sài Gòn, kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam. 

Phó Đức Phương nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, và bày cách làm sao tác động tới chính phủ và Bộ Chính trị. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.

mercredi 3 juin 2020

Huy Đức - Vũ Mão, người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội



Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”. 

Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản. 

Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy. 

mercredi 20 mai 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020.