Affichage des articles dont le libellé est Cù Mai Công. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cù Mai Công. Afficher tous les articles

vendredi 15 octobre 2021

Cù Mai Công - Mang món vùng này nhấn vô miệng vùng khác là "dzô dziên"

 

Hồi học tiểu học trường dòng, các linh mục đã dạy chúng tôi: “Có bốn chuyện không nên tranh cãi với người mới quen, trên bàn tiệc: chính trị, tôn giáo, văn hóa - ẩm thực địa phương và giới tính, vì nó thuộc quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Nếu không, cuộc tranh luận sẽ không bao giờ có hồi kết”.

Mẹ tôi, người Bắc gốc dạy: “Ăn chơi mỗi người mỗi ý – Lịch sự mỗi người mỗi mùi”.

Người thích phở không dính líu gì người mê hủ tíu. Người khoái  áo đỏ không chống lại người ưa áo xanh… “Quyền của mỗi người – các cha dạy - buộc phải tôn trọng".

dimanche 10 octobre 2021

Cù Mai Công - Kiếp chó – Phận người

 

Ở một bệnh viện điều trị Covid ở thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 7-2021, có một người chủ đi khám bệnh, mang theo một con chó. Hẳn đây là con chó cưng nên anh ta mới mang đi như vậy. Test Covid dương tính, anh ta bị mang đi cách ly luôn.

Con chó vẫn ngồi đó chờ chủ ngày này qua ngày khác ở phòng chờ. Các y, bác sĩ nơi đây ngày ngày chăm lo ăn uống cho chú chó đó. Không xua đuổi, không tiêu hủy dù chủ nó là F0.

Trong mấy trăm ngàn bà con mình đổ về quê hiện nay, hàng ngàn chú chó chú mèo đã được chủ mang về theo. Chăm sóc kỹ trên đường, che mưa che gió như người thân, dù nhiều người chủ chó cũng nghèo xác xơ.

mardi 5 octobre 2021

Cù Mai Công - "Nhân quả (đã) nhãn tiền" về niềm tin & kinh tế xã hội

 

Tới giờ, làn sóng bà con nhập cư rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… di tản ồ ạt về quê vẫn chưa dừng. Dù lãnh đạo các tỉnh thành, đô thị kêu gào ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ, thưởng này thưởng nọ gì đó.

Liệu có muộn không khi mấy tháng qua, nói thật lòng là niềm tin của bà con đã tả tơi, phai nhạt với những hứa hẹn? Ngay gói hỗ trợ lần ba của Thành phố Hồ Chí Minh  yêu cầu phát xong trước 5-10, giờ có nơi hẹn tới 15-10.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực. Ngay ở Sài Gòn, sau mấy ngày đầu mở cửa háo hức, mua bán có nhộn nhịp hơn, nhưng giờ đã có biểu hiện ế ẩm; có nơi người bán đông hơn người mua. Dễ hiểu thôi, mấy tháng giãn cách, tiền bạc mỗi nhà đều hao hụt nặng. Nhiều nhà thật sự rơi vào báo động thiếu đói.

dimanche 3 octobre 2021

Cù Mai Công - Sài Gòn từ chống dịch kiểu Tàu sang sống chung như Tây

 

• “Miễn dịch cộng đồng” là bất khả?

Hôm nay 3-10 là ngày thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách hết sức khắc nghiệt theo Chỉ thị 16+ với sự nhập cuộc của quân đội, rào chắn, chốt chặn nơi, dân tuyệt đối trong nhà, “đi chợ hộ”… – không khác gì cách Vũ Hán chống dịch năm trước.

Nhịp sống Sài Gòn chưa hẳn như xưa. Nhưng ngay lập tức, nó đã bật dậy: hàng quán mở cửa khắp nơi sau mấy tuần một số tiệm đã hoạt động... “chui”. Nhà hàng lớn giữa trung tâm thành phố sáng đèn, hàng rong trong hẻm nhỏ rao bán. Dịch vụ như sửa xe, sửa máy lạnh, hớt tóc… bung cửa, thợ làm không ngớt tay, phải xếp lịch khách…

jeudi 30 septembre 2021

Cù Mai Công - Sau 123 ngày giãn cách, Sài Gòn mưa dầm dề ngày cuối cùng tháng 9 Covid


Ngày cuối cùng của tháng 9, cả Sài Gòn mưa dầm dề từ một giờ sáng. Suốt từ ngày Sài Gòn “thiết quân luật” 23-8 tới giờ, Sài Gòn hầu như ngày nào cũng mưa. Mưa liên tục. Mưa rải đá xuống Thủ Đức đêm 22-8. Mưa sùi sụt sáng 30-9.

Cô bạn đồng nghiệp Khánh Chi cùng làm thơ thiếu nhi và chơi với nhau từ hồi 1977 tới giờ ngay từ sáng sớm đã sùi sụt thơ:

“Để thấy nước mắt trong giọt nước

Để thấy nỗi xót xa rung động trong giọt nước

Để thấy vũ trụ khóc trong giọt nước…”

dimanche 26 septembre 2021

Cù Mai Công - Sài Gòn bốn tháng « bi tráng », vài ngày nữa là tháng 10 sẽ ra sao ?

 

Vài ngày trước, ở một con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8 đã xảy ra một cuộc xô xát giữa nhân viên y tế xét nghiệm và một gia đình. Hai nhân viên y tế bị ba người lấy bàn ghế nhựa “phang” tới tấp. Chỉ vì gia đình sợ lây nhiễm từ nhân viên y tế nên đòi tự xét nghiệm. Bên kia không chịu. Lời qua tiếng lại, thế là xảy ra chuyện.

Đó là nguyên nhân trực tiếp, còn sâu xa có lẽ ai cũng đoán ra: cả hai bên căng thẳng, stress với gần bốn tháng giãn cách Covid ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Từ sợ bịnh, lo bữa cơm mỗi ngày đến điên đầu với vô số chính sách phòng chống Covid thay đổi xoành xoạch, khó ai biết tình hình thực tế như thế nào, mình phải làm gì và sắp tới ra sao. Khổ thân cả hai bên.

Gần bốn tháng cả Sài Gòn, từ chính quyền, ngành y, quân đội… đến dân như đi trong cơn mê, thậm chí có lúc hoảng loạn khi số ca nhiễm, số chết lên không kiểm soát nổi. Hình ảnh người đi, tro cốt mang về sẽ là ám ảnh lâu dài cho từng người sống trong thời khắc nghiệt ngã này. Cả Sài Gòn “chèo chống mỏi mê”, lo chữa mấy trăm ngàn người bịnh lẫn lo cơm nước hơn 10 triệu người còn khỏe.

jeudi 23 septembre 2021

Cù Mai Công - Sài Gòn mưa đá, cầu vồng và một tháng « giãn cách nghiêm » (23/8 - 23-9-2021)

 

Đêm trước ngày “bộ đội nhập thành” 23-8-2021, Sài Gòn mưa lớn. Dân Thủ Đức lẫn dân mạng ngạc nhiên lẫn xí xào bàn tán trận mưa đá hiếm có ở thành phố mới Thủ Đức.

Gần hết một tháng “giãn cách nghiêm”  (chính quyền không dùng “thiết quân luật” vì thực tế chính quyền dân sự vẫn nắm quyền, dù có giới nghiêm, một biện pháp thường kèm theo thiết quân luật), bầu trời Sài Gòn chiều 21-9 xuất hiện cầu vồng đôi. Dân mạng lại một lần bàn tán, hy vọng vì cầu vồng đôi thường mang lại “điềm lành”.

Sau một tháng “giãn cách nghiêm”, thực tế số ca nhiễm mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn cao. Ngày 22-8, số ca nhiễm trên dưới 200.000 ca thì đến tối 22-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 353.655 ca, tăng hơn 150.000 ca.

lundi 20 septembre 2021

Cù Mai Công - Vầng trăng nào cho Sài Gòn mùa Trung thu Covid ?

 

Đường Tân Hòa Đông chạy qua hai quận 6 và Bình Tân. Ở hai bên ngã tư Tân Hòa Đông – An Dương Vương – Phan Anh (ranh giới hai quận) có hai rào chắn hai bên, hàn cứng. Mỗi rào lại có hai lớp, cách nhau ba, bốn mét.

Đó không phải là điểm rào chắn hiếm hoi có hàn khu vực này. Có lẽ bà con ở đây đa số dân lao động, rào sơ sơ như khu trung tâm là bà con “thông chốt láng”. Chắc nhân sự không đủ ngồi đó canh, hàn lại cho “chắc ăn”.

Tuần rồi, có bệnh nhân ở một con hẻm trên Tỉnh lộ 10 phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân đi cấp cứu bệnh. Xe cấp cứu tới. Bà con trong hẻm phải lấy búa phá chỗ hàn.

samedi 18 septembre 2021

Cù Mai Công - Chuẩn bị sống chung với Covid nhìn từ rào gai, chốt chặn

 

Trưa 14-9, trước một con hẻm giăng lưới B40, rào kẽm gai chằng chịt nhiều lớp trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, có cảnh đau lòng: một bà cụ khoảng 65 tuổi quyết liệt vượt chốt ra ngoài bằng đôi tay gầy gò, đen đủi. Chiếc nón lá và bộ quần áo cũ mèm cho thấy bà là một người lao động nghèo, rất nghèo.

Không rõ bà ra ngoài làm gì, nhưng chắc chắn không phải là dạo chơi. Đường phố Sài Gòn lúc này vắng tanh, buồn thiu có gì để ngắm. Với động tác vượt chốt, rõ ràng bà đã có kinh nghiệm leo rào này nhiều lần: mặc quần ngắn để không vướng kẽm gai, ném chiếc bao nhựa ra ngoài trước rồi leo qua.

Rào chắn là hình ảnh quen thuộc suốt mấy tháng nay ở TP.HCM với hàng vạn, mấy vạn rào. Chỉ nội Gò Vấp đã có hơn 3.000 con hẻm. Đủ kiểu, từ giăng dây, kéo kẽm gai cho đến bàn ghế cũ, xe đẩy, xe tải, bảng hiệu quảng cáo, cành cây, giàn giáo… Có gì rào nấy, hiệp đồng chủng loại mà ai cũng thấy.

mercredi 15 septembre 2021

Cù Mai Công - Sợ thì đã sợ đủ rồi, mong bình tĩnh và thôi kỳ thị các F

 

Tối 15.9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện. Cụ thể ở một số bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, hàng chục F0 đã đủ điều kiện nhưng không chịu xuất viện khi bệnh viện yêu cầu.

Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên… không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà.

Nhìn từ toàn cảnh, đó là một ví dụ con Covid không quá đáng sợ, là án… tử hình như suy nghĩ mặc định của không it người. Những người không chịu về sợ kỳ thị, sợ đói hơn sợ Covid – sau khi họ đã là người trong cuộc, sống chung với Covid.

lundi 13 septembre 2021

Cù Mai Công - Trĩu nặng một Sài Gòn tháng 9 và những « bí ẩn »…ai cũng biết

 

Chiều 13-9-2021, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi họp báo thông tin chính thức: TP.HCM đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng, tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian.

Bắt đầu từ 31-5 với Chỉ thị 10, 15 cho tới nay, mức độ giãn cách ở TP.HCM ngày càng nghiêm ngặt hơn với 12, 16, 16+. Đặc biệt từ 23-8 “ác liệt” nhất với hàng vạn bộ đội, dân phòng “tham chiến” việc “chống dịch như chống giặc” với tuyên bố của bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “Không thắng không về”. Na ná như hai lần cựu Phó thủ tướng Trương Hòa Bình “ra hạn” kiểm soát dịch trong 15 ngày cho TP.HCM. Một vài quan chức khác ở TP.HCM cũng từng nói về “thi đua 15 ngày”.

Tháng 7 vừa rồi, ông Trương Hòa Bình thôi giữ chức phó thủ tướng và nghỉ hưu theo chế độ - giữa lúc dịch Covid ở TP.HCM bước vào cao điểm, lao đao từ ngành y, chính quyền đến dân suốt tháng 8 cho tới nay.

mardi 7 septembre 2021

Cù Mai Công - Sài Gòn 100 ngày Covid khốc liệt


AI ĐONG ĐƯỢC HẾT NƯỚC MẮT? AI “SAO KÊ” NỔI YÊU THƯƠNG?

Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện giãn cách với Chỉ thị 10 và 15 từ 31-5-2021, rồi 16, rồi 16+, 12 rồi giãn cách nghiêm với hàng vạn bộ đội vào cuộc, tới tối 7-9 hôm nay đúng 100 ngày.

100 ngày, dài hơn cuộc chiến Quảng Trị 1972 khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối 7-9 là 13.701 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do Covid trên thế giới (2,1%).

Riêng số bệnh nhân Covid ở TP.HCM không qua khỏi tới giờ cũng đã hơn 10.000 ca, hơn một sư đoàn, nhiều hơn số tử trận mỗi bên ở Quảng Trị 1972. Có thời điểm, mỗi ngày TP.HCM có 300-400 người ra đi, bằng một tiểu đoàn. Như hồi chiến tranh. Ra đi không một người thân bên cạnh.

dimanche 5 septembre 2021

Cù Mai Công - Covid TPHCM tháng 9-2021 : « Bao giờ cho đến tháng 10 ? »

 

Ca nhiễm Covid-19 ở TP.HCM hôm qua 3-9 lên con số khiến nhiều người lo lắng: gần 8.500. Ca F0 cộng đồng trên tổng số 180.944 mẫu xét nghiệm, chiếm 4,7%. Thế nhưng số ca tử vong giảm mạnh so với những ngày trước: 200.

Tổng ca nhiễm Covid ở TP.HCM ghi nhận đến tối qua 3-9 là 241.084, một con số dễ gây “sốc” với nhiều người. Và con số tử vong ở TP.HCM đến giờ hơn 9.000 ca càng khiến nhiều người lo lắng.

Riêng với cá nhân mình, con số 241.084 không bất ngờ. Ngày 8-8, từ những dữ liệu/data thu thập, tôi mạo muội dự toán và mạn phép trình bày trên facebook cá nhân: đến 5-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 243.600 ca.

jeudi 2 septembre 2021

Cù Mai Công - Không thể giãn cách mãi…


Trên những con đường vắng lặng Sài Gòn, đã thêm bước người dồn chân.

Ngày 31-8-2021, hơn hai “sư đoàn” shipper tinh nhuệ, thiện chiến, am tường “đường ngang ngõ tắt” lẫn nhu cầu khách hàng thành phố sau khi phải rút khỏi thương trường đã “tham chiến” trở lại.

Nếu hoạt động đủ quân số 25.000, đội quân này không khó “đánh nhanh diệt gọn” 250.000 – 500.000 gói hàng mua qua shipper/ngày.

Cùng lúc đó là 20.000 giấy đi đường cấp cho hệ thống bán lẻ, lực lượng đóng gói combo...

samedi 28 août 2021

Cù Mai Công - « Đi chợ giùm » thực tế khó ổn

 

Nên chuyển từ chiến lược kiểm soát đi lại sang kiểm soát độ giãn cách ?

Sáng 27-8-2021, vài bà cô, bà chị đã chui qua lớp dây giăng đầu một con hẻm trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM). Có lẽ nhà họ hết “hàng hóa thiết yếu”, món ăn thức uống gì đó. Bên kia đường có một siêu thị Vissan. Ngay lập tức, một nhóm Công an, dân phòng phường 8 quận 5 ập tới, dù “thanh minh thanh nga” gì thì các bà, các cô này cũng bị lập biên bản, phạt hay không chưa rõ…

Anh em Công an, dân phòng phường hành xử không sai quy định TP.HCM “ai ở đâu thì yên ở đó” áp dụng từ 23-8 vẫn còn hiệu lực - luật thì ai ai cũng phải chấp hành.

Chắc chắc đây chỉ là một trong hàng triệu thực tế năm ngày qua ở TP.HCM “thiết quân luật”: nhà nhà tìm cách xoay sở để giải quyết “nhu cầu thiết yếu” mỗi ngày mỗi bữa: bữa cơm. Không nói thì dân Sài Gòn cũng biết, cũng đang phải “trải nghiệm”.

jeudi 26 août 2021

Cù Mai Công - Lúng túng và lung tung


Hàng loạt cách làm không giãn cách, Covid « thừa thắng xông lên »

Mục tiêu cơ bản và tối thượng trong phòng chống Covid-19 từ đầu đến nay ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là dần tăng giãn cách tối đa, từ Chỉ thị 10, 12, đến 15, 16, 16+.

Dân giờ ai cũng sợ và rành Covid như “chuyên gia”. Hậu quả sờ sờ ra đó, ai cũng thấy quanh mình, có khi chính là mình, gia đình mình cũng nhiễm. Con số chính thức tới tối 25-8-2021, TP.HCM hơn 190.000 ca rồi. Con số thật chắc chắn cao hơn vì ngành y đang căng thẳng truy lùng, mỗi ngày mấy ngàn ca.

Cụ thể, trong ngày thứ hai TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội và xét nghiệm 24-8, tỉ lệ F0 trong cộng đồng chiếm đến 84% tổng số F0 mới. Đáng chú ý, có rất nhiều quận, huyện, tỉ lệ này lên đến 100% hay gần 100%.

mercredi 18 août 2021

Cù Mai Công - Gượng chút oxy cho một góc nhỏ Sài Gòn kiệt sức

 

… Tối 17-8-2021, Sài Gòn mưa tơi tả, hiu hắt lòng người. Mâm cơm gia đình chị Đ.T.Q.A. trên đường Hồng Hà, phường 2, Tân Bình là nồi cơm từ  3 kg gạo một ATM cho hôm trước và một dĩa rau muống xào cà chua. Cả nhà một vợ, một chồng, một con gái  17 tuổi học phổ thông ráng gượng đưa cơm, không dám nhìn nhau…

Chị xưa là nữ sinh lớp 6P1-9P1 trường Ngô Sĩ Liên với tôi, sau tôi hơn 10 khóa. Xưa chị xinh lắm, tới giờ tuổi gần 50 nhưng nhưng nét sang trọng, trẻ trung Sài Gòn xưa vẫn rạng trên khuôn mặt người phụ nữ bán khoai vỉa hè trước nhà. Ba chị vốn là nhân viên phi trường Tân Sơn Nhứt trước 1975. Giờ ba má mất, căn nhà trên đường Hồng Hà chia cho sáu gia đình anh chị em cùng ở. Tiện tặn cũng tạm sống qua ngày…

Gần ba tháng nay, dịch phải nghỉ bán. Anh chồng thợ sắt, dịch cũng nghỉ. Nhà cạn kiệt, không còn một đồng để sinh sống.  Chị bảo giấy tờ làm sai sao đó, phường chưa hỗ trợ gì. Mấy hôm trước, dù không Công giáo, nhưng chị ngày ngày ra nhà thờ Tân Sa Châu xin thực phẩm. Có hôm ra trễ, hết, về buồn thiu cả nhà.

lundi 16 août 2021

Cù Mai Công - Giọt nước trong biển buồn Sài Gòn những ngày Covid

 

Sáng 16-8-2021, buổi sáng đầu tiên của tháng giãn cách Chỉ thị 16 ở TP.HCM. Đường phố có vẻ vẫn khá đông dù đâu đâu cũng rào chắn. Hẳn ai có việc “thiết yếu” thật sự mới ra đường chứ lúc này đường phố có gì để ra: hàng quán không, chợ búa không… Hầu hết là những shipper, người giao hàng… Dòng người đi lặng lẽ trong thời Covid, mệt mỏi và chịu đựng.

Người có nhà ở Sài Gòn còn thấy mệt mỏi, nói chi hàng vạn bà con nhập cư. Đa số mất việc mấy tháng. Tiền ăn, tiền trọ, tiền điện nước, tiền xà bông, bột giặt, tã lót cho con… Ngày 1-8 đã có một đợt cả vạn người đổ về quê. Xe khách, xe buýt, xe lửa không chạy thì đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ…; nước non ngàn dặm cũng đi.

Hôm qua 15-8, nhiều bà con ở trọ ráng bám trụ cũng hoảng hồn khi nghe TP.HCM cách ly một tháng nữa, lại đổ về quê. Bị ngăn lại ở Suối Tiên, động viên “trở về, địa phương sẽ lo”… Tiến thoái lưỡng nan, thập diện lo sợ. Đất Sài Gòn chưa bao giờ thắt ngặt với họ như vậy.

lundi 9 août 2021

Cù Mai Công - Nhịp hệ số ca nhiễm Covid nhân đôi sau 1 tuần ở TPHCM đã chính thức không còn

 

Theo chủ quan cá nhân từ tính toán vận trù học, từ giữa tháng 6-2021, tôi mạo muội nhận định trên trang FB cá nhân và với một vài anh em, bạn bè thân (mà tôi mạn phép tag nick trong đây): số ca nhiễm Covid-19 ở TP.HCM sẽ là nhịp hệ số x2 sau một tuần. 

Lúc đó là 16-6-2021, số ca nhiễm Covid ở TP.HCM chỉ 1.000 ca. Dự toán này đáng sợ bởi nếu đúng thì đến 25-7, số ca nhiễm sẽ là 60.000 ca. Có vẻ khó tin và dễ bị quy chụp.

Rất buồn là là thực tế số ca nhiễm theo nhịp này đã khá chính xác, theo từng tuần. Và đến tuần thứ 5, số ca nhiễm Covid ở TP.HCM đã lên 60.425 ca.

samedi 31 juillet 2021

Cù Mai Công - Về, quê nhà không nhận thì « đâm đầu vào đâu » ?


(Bao năm bà con vất vả mưu sinh lo cho quê nhà, giờ họ khó khăn lại không nhận, chơi gì kỳ vậy? Hết chỗ thì cho bà con về nhà họ. F0 không triệu chứng, nhẹ, TP.HCM còn cho cách ly ở nhà mà).

Hàng chục, hàng trăm ngàn bà con nhập cư một số tỉnh thành phia Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... đang lũ lượt về quê.

Dịch, giãn cách hai tháng rồi. Có tỉnh thành như TP.HCM vừa cắn răng chống dịch tơi bời vừa cố gắng hỗ trợ 1,5triệu/tháng, mỗi ngày 50.000 đồng. Nhưng cũng chỉ mua nổi ký gạo và bó rau. Covid-19, giá lên vùn vụt.