Affichage des articles dont le libellé est Công nghệ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Công nghệ. Afficher tous les articles

mercredi 21 octobre 2020

GS Trần Văn Thọ - Một Đông Du mới


(VnExpress 21/10/2020) Một sáng sớm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mấy câu tiếng Việt phát ra từ văn phòng của ban quản lý ga tàu điện ở Tokyo.

Đó là khoảng 5, 6 năm trước, khi tôi bước từ khoang khách xuống sân ga tàu điện để đi bộ đến Đại học Waseda. Buổi sáng giờ cao điểm tại một ga rất đông hành khách nên ban quản lý lưu ý và đưa ra các hướng dẫn để tránh xáo trộn. Trước đây, họ chỉ phát thanh bằng tiếng Nhật. Độ 20 năm trước, nhà ga thêm tiếng Trung Quốc, bây giờ thêm tiếng Việt.

Đi trên đường phố Tokyo những ngày này tôi cũng thường bắt gặp nhiều người, chủ yếu là giới trẻ, vừa đi vừa trò chuyện bằng tiếng Việt. Người Việt Nam ở Nhật đã lên tới 410.000 - thống kê cuối năm 2019 - chiếm 14% trong tổng số người nước ngoài tại đây, đông thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

vendredi 21 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Việt Nam cần phải có các đề án tham vọng về vũ khí bảo vệ tổ quốc


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, VỊ THẾ, TÌNH THẾ KHÔNG CHO PHÉP VIỆT NAM ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN TRUNG LẬP TRONG YÊN ỔN 

Việt Nam không muốn tham gia vào các tranh chấp. Việt Nam không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp. Việt Nam muốn trung lập để yên ổn. Đó là điều rõ ràng.

Nhưng thực tế không cho phép Việt Nam được yên ổn để trung lập. Hãy nhìn đến 6 nhân tố sau đây.

vendredi 7 août 2020

Vì sao dư luận quan tâm đến "phó tướng" tương lai của Joe Biden?

Ảnh ghép : Các nữ chính khách Mỹ có thể làm "phó" cho ông Joe Biden, đảng Dân Chủ, trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Hàng trên : Kamala Harris (T), Susan Rice (G) và Elizabeth Warren; hàng dưới : Karen Bass (T) và Tammy Duckworth (P). AFP/Archives
Đăng ngày:


Le Figaro nhấn mạnh đến « Du lịch ở Pháp : Ngạc nhiên thú vị trong mùa hè », ngược lại Libération nói về « Mùa hè u ám của các rạp chiếu phim ». Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Chủ tư doanh : Cuộc khủng hoảng sẽ thay đổi những gì ».

Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, La Croix giải thích vì sao việc chọn lựa người làm phó cho ứng cử viên Joe Biden lại gây chú ý nhiều như thế tại Hoa Kỳ, khác hẳn với những lần trước.

dimanche 17 mai 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Phục hồi kinh tế sau Covid-19 bắt đầu từ đâu ?


Các tiệm buôn mở cửa lại tại Saigon ngày 25/04/2020. Ảnh Reuters

Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid-19 là vấn đề quan tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc gia.

I. COVID 19 – ĐIỂM GÃY CHUYỂN HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI 

Đại dịch Covid-19 là điểm gãy trên đồ thị phát triển của nhân loại. Sau Covid-19, đồ thị phát triển của nhân loại đổi hướng. Có thể ví thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra chính là một cuộc sinh nở. Sau Covid-19 là thời kỳ sau sinh nở.

Với Việt Nam, sau Covid-19 là một cơ hội mới chưa bao giờ từng có trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới. Ở đó, Việt Nam đang có cơ hội chơi một sân chơi mới với vai trò mới quan trọng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ - là Việt Nam nhìn thấy cơ hội và không bỏ lỡ cơ hội. Trước hết, hãy nhìn cho rõ cơ hội.

samedi 28 décembre 2019

Bắc Kinh phóng hỏa tiễn Trường Chinh 5 với tham vọng Hỏa Tinh

dimanche 8 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn – Xử lý nước thải không thể là chuyện sân sau của lãnh đạo



Vấn đề "hồi sinh" sông Tô Lịch, vốn là "cống lộ thiên" của dân Hà Nội, không đơn thuần là việc tranh cãi giữa các phe binh và chống chủ tịch UBND TP Hà Nội. 

Trên phương diện "thương mại", đây là "chiến trường" để các tập đoàn công nghệ thế giới về xử lý nước thải "đấu đá" với nhau để tranh đoạt thị trường. 

Trên phương diện "khoa học", hiện tai sông Tô Lịch là "chiến tranh cục bộ" giữa hai đại cường công nghệ Nhật và Đức, với hai phương pháp xử lý nước thải: nano bioreactor của Nhật và bột khử có tên gọi RedOXY-3C của Đức. 

Lưu Trọng Văn - Vi sao ông Chung nổi điên lên?



Ông Nguyễn Đức Chung nói: "Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép thành phố...

Thành phố này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".

Không công nghệ nào xử lý được thì đương nhiên chỉ có các nhà máy xử lý thôi.

samedi 7 décembre 2019

Tạ Duy Anh - Người Nhật thật đáng tự hào và câu chuyện « lệch chuẩn »


Tôi không đủ bằng chứng để khẳng định trong vụ làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ nano của Nhật, thì JEBO nói đúng hay lãnh đạo thành phố nói đúng. Cái kim trong bao lâu ngày còn lòi ra, vì vậy tôi tin trước sau trắng, đen cũng rõ. 

Nhưng qua quan sát, tôi thấy người Nhật thật đáng tự hào về họ. 

Các cấp lãnh đạo Hà Nội song tam tứ kiếm hợp bích đều hùng hồn khẳng định JEBO nói khuếch trương kết quả, rằng họ đang mang Hà Nội ra làm trò đùa. Rằng Hà Nội có giải pháp hay hơn, căn cơ hơn trong việc làm sạch sông Tô Lịch, và rằng không có chuyện phá đám khi tháo nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch khi JEBO đang làm thí nghiệm. Không có chuyện phê duyệt dự án 150 tỉ đồng bơm nước sông Hồng vào…

vendredi 15 novembre 2019

Từ cộng sản sang tư bản phi dân chủ, Trung Quốc ưu tiên cho công nghệ

Huawei Connect, sự kiện về trí tuệ nhân tạo (AI) thường niên được tổ chức tại Thượng Hải ngày 18/09/2019.

Le Monde trong loạt bài về sự thay đổi của thế giới từ 1989 đến 2019, đề cập đến « Sự báo thù của Trung Quốc ». Năm 2008, Bắc Kinh phô trương thành tựu về kinh tế cho toàn thế giới nhân Thế vận hội, và từ 2012, Tập Cận Bình tranh giành với Hoa Kỳ vị thế hàng đầu về công nghệ, đồng thời củng cố quyền lực. 

Lâu nay châu Âu và Hoa Kỳ vẫn có cái nhìn khoan hòa và lạc quan về một Trung Quốc đang trỗi dậy, chấp nhận cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổng thống Mỹ Bill Clinton tin rằng kinh tế thị trường và internet sẽ mang lại dân chủ cho người dân Hoa lục.

Nhưng Trung Quốc đã chuyển đổi từ cộng sản sang tư-bản-không-dân-chủ, một sự kiện chưa có tiền lệ, và năm 1989 của Trung Quốc trái ngược hẳn với những gì diễn ra ở Đông Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Hôm 04/06/1989, khi Công đoàn Đoàn Kết giành thắng lợi rực rỡ trong cuộc bầu cử ở Ba Lan, tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, những chiếc xe tăng đã đè bẹp mùa xuân của sinh viên trong biển máu. Nếu có bài học nào mà Trung Nam Hải rút ra được từ năm 1989 của châu Âu, thì đó là không nên chấp nhận số phận của nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev.

vendredi 1 novembre 2019

Trung Quốc hung hăng tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn.

Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách « Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm ». Ông Izambard khẳng định : « Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp) ».

Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ

Tin tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu…Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã khiến tình báo Pháp phải chú ý.

vendredi 13 septembre 2019

Chiến tranh công nghệ chống TQ và cuộc chiến giữa các vì sao chống LX

Khuôn silicium để sản xuất chip điện tử bằng công nghệ in nano.

Le Figaro hôm nay 13/09/2019nói về « Giấc mơ Reagan của nước Mỹ và người khổng lồ Trung Quốc ». Tờ báo đặt ra các câu hỏi : Hoa Kỳ sẽ dùng chiến lược nào để đối phó với Trung Quốc ? Liệu Mỹ có thể hành động như tổng thống Reagan trong thập niên 80 đối với Liên bang Xô viết, chú tâm đến công nghệ ? 

Theo Le Figaro, ông Trump rất muốn thế, nhưng Trung Quốc của Tập Cận Bình với vũ khí kỹ thuật số không phải là một con cọp giấy như Liên Xô cũ.

« B Team » và sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô

Năm 1983, ông Ronald Regan đã gây ngạc nhiên cho Liên Xô khi bất ngờ tung ra « Cuộc chiến tranh giữa các vì sao ». Chiến lược này là phát súng ân huệ cho nền kinh tế xô-viết đang bị rối loạn và tê liệt vì nạn tham nhũng.

jeudi 5 septembre 2019

Mỹ : YouTube bị phạt 170 triệu đô vì thu thập dữ liệu cá nhân trẻ em


YouTube hôm 04/09/2019 thông báo sẽ trả số tiền phạt kỷ lục 170 triệu đô la tại Hoa Kỳ do vi phạm luật Mỹ về bảo vệ đời sống riêng tư của trẻ em.

Bị cáo buộc thu thập các dữ liệu cá nhân của trẻ em một cách bất hợp pháp, tập đoàn mẹ là Google đã thỏa thuận với tư pháp Hoa Kỳ để chấm dứt vụ kiện của nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em và người tiêu dùng.Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve cho biết thêm chi tiết :

« YouTube bị tố cáo lấy trộm dữ liệu cá nhân của các trẻ em dưới 13 tuổi, thông qua các phim hoạt hình và các kênh video được các em ưa thích. 

dimanche 1 septembre 2019

Vũ Kim Hạnh - Bản lĩnh

Tôi ghi sổ tay hôm qua: Đó là bản lĩnh, khi ghi nhận câu chuyện Viettel từ chối sử dụng công nghệ của Huawei cho các mạng 5G.

Có vẻ thông tin này ít được công dân mạng chú ý nhưng theo tôi, điều này thể hiện bản lĩnh của Viettel (thử nhớ lại lời tuyên bố thừa tự tin của Huawei mấy tháng trước, họ tin Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ của họ).

Lãnh đạo Viettel giải thích họ không sử dụng Huawei cho các mạng 5G là một quyết định mang tính kỹ thuật, chứ không liên quan gì tới các lý do về mặt địa chính trị. Nhưng ông Dũng cũng nói thêm: “Đã có bằng chứng cho thấy Huawei không an toàn cho an ninh của mạng lưới quốc gia. Do đó chúng tôi cần phải thận trọng hơn”.

mardi 27 août 2019

Mạnh Kim - Hỏa tiễn Trung Quốc có thể diệt được mẫu hạm Mỹ ?



Khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không phải một lần nói rằng hỏa tiễn tầm xa của họ có thể diệt được mẫu hạm Mỹ. Điều này, ở thời điểm này, là một ý tưởng bất khả thi. 

Có vẻ như sự tồn tại của ASBM (anti-ship ballistic missile) của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện đến nỗi, trong ấn bản tháng 5-2011 của tờ Proceedings (chuyên san thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ), hai chiến lược gia Lầu Năm Góc Henry Hendrix và Noel Williams viết rằng đã đến lúc Mỹ nên ngừng lập tức việc đóng mới mẫu hạm, bởi mối đe dọa từ “phản hạm đạo đạn” Trung Quốc khiến thời tung hoành của mẫu hạm sắp đến hồi cáo chung. Cho đến nay, chưa quân đội nào có khả năng sản xuất được ASBM, kể cả Mỹ. 

Về lý thuyết, một hệ thống ASBM hoạt động hiệu quả phải đi theo 5 bước: 

samedi 17 août 2019

Mạnh Kim - « Tượng thủy nhất dạng »



Chiến thuật cốt lõi của cuộc biểu tình Hồng Kông lần này là “tượng thủy nhất dạng” (Be water), dựa trên triết lý võ học của Lý Tiểu Long.

Ngày 9-6-2019, vài ngày trước khi Dự luật Dẫn độ được xem xét lần thứ hai, hàng trăm ngàn người bắt đầu xuống đường. Họ đồng loạt mặc áo trắng tượng trưng cho công lý. Những người tổ chức ước tính đoàn biểu tình lên đến hơn một triệu người trong khi cảnh sát cho rằng con số đó chỉ 240.000.

Phẫn nộ trước việc chính quyền không nhân nhượng, đoàn biểu tình bắt đầu tập trung tại trụ sở Hội đồng lập pháp ngày 11-6. Hôm sau, hàng chục ngàn người vây kín khu phức hợp chính quyền. Lần này, họ mặc trang phục đen.

mardi 9 juillet 2019

Hồng Kông : Đi vào thế giới ngầm của cuộc nổi dậy không thủ lãnh

Tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 07/07/2019.

Đặc phái viên của La Croix tiết lộ những chuyện « Ở trung tâm cuộc nổi dậy không có thủ lãnh ở Hồng Kông », theo lời kể của J.H., một thiếu nữ đấu tranh giấu tên, giấu mặt trên báo.

Nhà báo Pháp gặp người nhân viên xã hội 30 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông, ở gần Nghị viện trước cuộc biểu tình hôm 01/07/2019 nhân kỷ niệm 22 năm trao trả cho Trung Quốc. Cô phân phối những chai nước suối và khăn mặt để đối phó với khí hậu nóng ẩm hết sức khó chịu.

Tổ chức hết sức chặt chẽ nhưng đều ẩn danh

J.H. cho biết : « Tôi có mặt ở đây ngay từ hôm 9/6, trong cuộc biểu tình đầu tiên với 1 triệu người chống dự luật dẫn độ, và buổi tối lúc hàng ngàn thanh niên bao vây Nghị viện cũng thế. Trong số những người trẻ từ 16 đến 22 tuổi ấy, tôi hầu như là già nhất ; và hệ thống tổ chức của các bạn trẻ không hề giống như cuộc Cách mạng Dù hồi năm 2014 ».

samedi 15 juin 2019

Hồng Kông : Giấu mình trên mạng để tránh cặp mắt cú vọ của Bắc Kinh

Các thanh niên biểu tình che mặt bằng khẩu trang, tiến về phía Nghị viện Hồng Kông để phản đối dự luật dẫn độ, ngày 13/06/2019.

Tắt chức năng định vị điện thoại di động, mua vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt, im lặng trên các mạng xã hội : nhiều người biểu tình Hồng Kông tìm cách trở nên vô hình trên internet để tránh bị chính quyền theo dõi và khởi tố.

Trong các vụ sử dụng bạo lực trên đường phố tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên qua tại Hồng Kông, cảnh sát hôm thứ Tư 12/06/2019 đã dùng đến đạn cao su và hơi cay để giải tán những người chống lại dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục.

Đa số những người biểu tình đều trẻ tuổi, họ lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số và ý thức được mối nguy hiểm khi bị theo dõi trên mạng. Đối với Ben, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đeo khẩu trang, thì luật dẫn độ sẽ hủy hoại các quyền tự do của người Hồng Kông. Anh giải thích : « Ngay cả nếu chúng tôi không làm gì quá đáng, chẳng hạn như tranh luận về Trung Quốc trên mạng, vẫn có thể bị nhận ra do sự giám sát này ».

Trong những cuộc xuống đường gần đây, nhiều người biểu tình đã mang khẩu trang, đeo kính, đội nón để bảo vệ trước hơi cay và đạn cao su, nhưng cũng để khó thể nhận diện. Những người chấp nhận trả lời AFP đều che toàn bộ khuôn mặt, cho biết cũng đã tắt định vị, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các thiết bị của mình, và xóa hết những cuộc đối thoại, những tấm ảnh trên mạng xã hội có thể gây tai hại cho họ.

jeudi 13 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump cản trở tham vọng của Tập Cận Bình


Show room công nghệ 5G tại trụ sở Hoa Vi (Huawei) ở Thâm Quyến, 29/05/2019.

(Người Việt 11/06/2019) Cuộc Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ 21 giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không thể tránh được; nhưng suốt 30 năm qua các chính khách “lễ độ” không ai muốn nói trắng ra. Tổng Thống Donald Trump phá lệ.

Ông mở trận chiến mậu dịch với mục tiêu khiêm tốn là cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Nhưng sau khi ông Trump cho nổ “phát súng thuế quan,” bao nhiêu mâu thuẫn vẫn được ngấm ngầm bỏ qua cùng xuất hiện. Và những mâu thuẫn này rất lớn, lớn hơn chuyện khiếm hụt mậu dịch, lớn hơn nhiệm kỳ một ông tổng thống hay ông tổng bí thư đảng.

Mâu thuẫn chính là quan niệm về trật tự thế giới của Trung Quốc và các nước Tây phương, là lối sống và suy nghĩ của hai nền văn minh.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, các nước Âu Châu và Mỹ đã tỏ ý “ân hận” về những lầm lỗi mà các “đế quốc” phương Tây đã phạm trong các thế kỷ trước, khi họ bành trướng sang Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Không thấy người Trung Hoa nào tỏ ra ân hận về hành động bành trướng của các đế quốc thời Hán, Đường, Minh, Thanh. Trái lại, họ thấy đó là những thời đại huy hoàng chỉ mong lập lại.

Việt Nam gia tăng áp lực lên các nhà quảng cáo trên YouTube


Việt Nam đã yêu cầu các công ty không đăng quảng cáo trên các video có những nội dung « tuyên truyền chống Nhà nước » trên kênh YouTube của Google. Reuters dẫn tin từ báo chí trong nước hôm nay 12/06/2019 cho biết như trên, trong bối cảnh Việt Nam gia tăng áp lực lên các tập đoàn công nghệ.

Thông tấn xã Việt Nam viết : « Google đã bị phát hiện quản lý nội dung một cách lỏng lẻo, cho phép người sử dụng mua quảng cáo trực tiếp từ YouTube và Google mà không thông qua các đại lý kinh doanh dịch vụ quảng cáo ».

Thông cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 7/6 đã nêu tên nhiều công ty ngoại quốc, trong đó có Samsung Electronics, Huawei Technologies, Yamaha Motors, ứng dụng gọi xe Grab, đã quảng cáo trong các video có nội dung « bất hợp pháp và phản động ».

lundi 27 mai 2019

Nguyễn Quang Duy - 'Make in Vietnam' thực sự là gì?



‘Make’ có chữ k (ca hay cờ) không phải ‘made’ chữ d (dê hay dờ) nhen các bạn.


‘Make in Vietnam’ là tiêu đề của Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam do Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT) tổ chức, tại Hà Nội ngày 9/5/2019 vừa qua, với hơn 1.000 khách mời đại diện chính phủ và doanh nghiệp tham dự.

Khai mạc Diễn Đàn, Bộ Trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố: “Nếu Việt Nam cứ tập trung gia công, lắp ráp, giấc mơ hưng thịnh, hùng cường của đất nước rất khó có thể trở thành hiện thực.” Qua bài viết trên Trí Thức Trẻ Góc nhìn lạ đằng sau ‘MAKE IN VIETNAM’ của Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng” có thể hình dung được tiêu đề này thực sự là gì.

Chiến lược mới?

Tại diễn đàn, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Trưởng Hùng cùng giải thích ‘Make in Vietnam’ như sau: “Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất tại Việt Nam.”