Affichage des articles dont le libellé est Cán bộ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cán bộ. Afficher tous les articles

vendredi 23 octobre 2020

Ngô Nguyệt Hữu - Từ thiện !


Tính tôi ngại nói về điều mình làm, nhưng nhìn các anh chị chửi mắng cán bộ địa phương vũng lũ, tôi nghĩ cần phải viết gì đó.

1. Mặc dù không có thuyết tuyệt đối, nhưng các anh chị luôn muốn 100%. Điều duy nhất 100% là phiếu bầu của quan chức nước mình, còn lại là không có.

Mỗi lần đi từ thiện, tôi chỉ mong số hiện vật được đến 80% hộ rất cần, 20% còn lại là những hộ tương đối cần hoặc muốn thêm.

lundi 9 mars 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Công tác nước ngoài, một hình thức tham nhũng hưởng thụ


1. Bệnh nhân Virus Vũ Hán N21 đi hạng thương gia khứ hồi Hà Nội – London (không dưới 3.000 USD) trị giá trên 70 triệu đồng. Giá trị này mua được 7 tấn gạo, nuôi sống một cán bộ thời bao cấp trong 44 năm 8 tháng, hay là nuôi sống 538 cán bộ trong một tháng (13kg/người/tháng).

Nếu tính thời gian công tác 25/2 -1/3/2020 như trong lịch trình, trong đó 25-26 ở Ấn Độ, 27 -1/3 ở Anh, thì tối thiểu phải có 4 đêm ở khách sạn. Bao gồm 1 đêm ở Ấn Độ và ít nhất là 3 đêm ở Anh. Nếu tính giá khách sạn 5 sao 300 USD, tức là 7 triệu đồng/ đêm thì tiền khách sạn là 28 triệu VND. Cộng chi phí ăn uống đi lại địa phương, tổng chi phí cho chuyến đi không dưới 120 triệu đồng. Mua được 12 tấn gạo. Tính cả đoàn công tác trong chuyến đi gồm 12 người thì đã mất đi không dưới 100 tấn gạo.

Không phải ôn nghèo kể khổ, bắt sống lại thời bao cấp, mà tính ra để biết nâng niu.

mercredi 4 mars 2020

Huy Đức - Tìm dấu hiệu tham nhũng ở đâu



Lãnh đạo trẻ một địa phương, chỉ trong một thời gian ngắn trước luân chuyển, đã ký cấp 60 dự án. Những chữ ký này đã đặt người kế nhiệm vào một tình huống khó xử vì địa phương chỉ có thể triển khai một phần trong số dự án được ký rất vô trách nhiệm đó. 

Năm 2008, cũng trong một thời gian cực ngắn trước khi huyện Mê Linh chính thức sáp nhập vào Hà Nội, 47 dự án với quy mô lên tới 2.180 hecta cũng đã được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc lúc ấy gấp rút hoàn thiện các thủ tục chấp thuận đầu tư. Hơn 10 năm qua, đất “47 dự án” đó gần như bỏ hoang, nông dân Mê Linh thì không còn ruộng cày, đô thị thì vẫn nằm trên giấy. 

Không chỉ ký dự án “chạy giờ G”, có lãnh đạo cao cấp của nhiệm kỳ trước, chỉ trong mấy ngày trước khi nhận ghế cao hơn, từng ký gần 70 quyết định điều động bổ nhiệm. Vị này, trước khi rời một vị trí khác cũng đã ký thêm 40 quyết định.

mardi 12 novembre 2019

Nguyễn Anh Tuấn - Cầm quyền bằng đất



Khoảng 10-15 năm lại đây Hà Nội có một hiện tượng đặc biệt là nở rộ các khu chung cư, nhà ở mang tên cơ quan công quyền, nào là Chung cư Thông tấn xã, Chung cư Viện Kiểm sát, Khu Nhà ở Tổng cục Cảnh sát… 

Thường thì các cơ quan này lập tờ trình xin đất, lấy lý do là đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công nhân viên. Được chính quyền phê duyệt rồi thì cán bộ trong cơ quan sẽ góp tiền lại để trả tiền sử dụng đất cho nhà nước (tính giá nhà nước nên rất thấp) và chi phí xây dựng cho nhà thầu đối tác (cũng rất thấp). 

Chẳng hạn, chỉ cần bỏ ra 1 tỉ (800-900 triệu cho tiền xây dựng và 100-200 triệu tiền sử dụng đất phân bổ), một cán bộ có thể sở hữu một căn hộ 100m2 có giá thị trường không dưới 2 tỉ đồng ở Hà Nội. Sở dĩ như thế là nhờ tiền sử dụng đất tính theo giá nhà nước vốn đã thấp rồi mà bổ đầu ra cho mỗi căn thì còn thấp hơn nữa.

jeudi 3 janvier 2019

Ngọc Vinh - Dân tộc…lưu vong



1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.


Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mảnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả Rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. 

vendredi 28 décembre 2018

Huy Đức - Thế hệ thứ ba



Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự quy hoạch hai năm trước Đại hội là một cách làm mới, nhưng để kết quả không như cũ thì Đảng phải công khai ngay danh sách cho dân giám sát.

Nếu "Nhà nước thực sự là của dân" như Đảng tuyên bố thì nhân sự không phải là công việc nội bộ của Đảng. Phần lớn trong 200 con người được quy hoạch đó đang hoặc sẽ nắm giữ những quyền lực then chốt nhất của nhân dân. Nên nhớ là những Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang... đều được quy hoạch từ rất sớm. 

Nhưng bản chất của "quy hoạch” vẫn là sự lựa chọn của các bậc cha chú. Ông Võ Văn Kiệt thường nói, "Lãnh đạo phải hơn người khác một cái đầu; nhưng khi không hơn người khác, họ thường có khuynh hướng chọn người kém mình một cái đầu". Bộ máy cũ không những đẻ ra chính nó mà còn đẻ ra một thế hệ kế tục kém xa hơn nó. Đó là kết quả sinh sản của những cuộc hôn nhân cận huyết.

Mai Bá Kiếm - Thái hậu và phò mã !


Ông Lê Thanh Hải, cựu chủ tịch TPHCM

Khi Nguyễn Thành Tài bị bắt, Trương Huy San viết: “Phó chủ tịch thứ hai của TP HCM bị bắt. Danh sách chắc chắn không dừng lại đây. "Danh sách" này được thiết lập từ 2001, khi Hai Nhựt (Lê Thanh Hải) thay ông Võ Viết Thanh. Bí thư Nguyễn Minh Triết bị bệnh và cũng không mặn mà thiết lập quyền lực ở nơi mà ông biết chỉ là một trạm dừng. Lê Thanh Hải củng cố nhân sự, những người được chọn, tạm gọi là "Danh sách của anh Hai”.

Tôi xin bổ sung câu chuyện, chứng tỏ Hai Nhựt đã biết thiết lập quyền lực từ khi làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố (UBND TP). Tháng 8/1997, khi ông Võ Viết Thanh nhậm chức chủ tịch UBND TP, thì ông Hai Nhựt lên ngồi ghế cũ của ông Bảy Thanh làm phó chủ tịch thường trực.

vendredi 9 février 2018

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng (3)



Thời thập niên 80 trở về trước, vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể, miền Bắc dù thắng cuộc nhưng gần như chỉ còn cái xác. Những anh cả anh hai Liên Xô, Trung Quốc thấy Việt Nam thắng được Mỹ có vẻ vênh váo nên cũng ghét, cắt dần viện trợ. 

Tôi còn nhớ những năm 76-77 chi đó, báo Nhân Dân hãnh diện ca ngợi sức mạnh quân sự của Việt Nam giờ đây mạnh nhất khu vực, riêng Hải quân có thể đứng đầu châu Á bởi thu được của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (mà họ gọi là ngụy) cơ man tàu chiến hiện đại. Đó là chưa kể đám quân dưới quyền đề đốc Chung Tấn Cang đã lấy không ít chiếc để chạy trốn, chứ nếu không Hải quân ta sẽ vào nhóm mạnh nhất địa cầu. Cứ như cách mô tả của tờ báo lớn này thì so với tàu chiến lợi phẩm của ta, tàu dạng Hải Ưng (trong một bộ phim Trung Quốc tôi xem thời niên thiếu) chỉ là con muỗi so với đại bàng. 

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng (2)



Phiếu mua thực phẩm loại B dành cho cấp thứ trưởng thời bao cấp.

Tối 6.2, tôi coi tivi nhà nước thấy cảnh ông Võ Văn Thưởng, yếu nhân phụ trách mảng văn hóa tư tưởng của đảng cầm quyền (họ gọi là tuyên giáo) đi thăm hai lực lượng quan trọng lúc này: Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (của quân đội) và Cục An ninh mạng (của công an). 

Ông này thì tôi biết tương đối rõ bởi hồi là người đứng đầu Trung ương Đoàn, ông không để lại được dấu ấn, ấn tượng gì cho đám lính lác chúng tôi. Giờ may mắn làm tuyên giáo, ông phải ăn nói như bất cứ anh tuyên giáo nào. Ông ca ngợi này nọ. Ông làm nhiệm vụ bảo vệ đảng của ông.

mercredi 7 février 2018

Nguyễn Thị Oanh - «Lộc bất tận hưởng» đến cả lúc chết ?



Nghĩa trang trên đồi Olive ở Jerusalem.

Hồi thăm Israel, có lần đi ngang qua một vài nghĩa trang, thấy nhiều ngôi mộ được xếp các cục đá nhỏ vòng quanh hay trên bề mặt. Hỏi ra mới hay đó là tập tục khi đi viếng mộ người đã khuất của các bạn. 

Người Do Thái quan niệm khi qua đời, thân xác chúng ta cũng về lại cùng đất đá. Vì thế, thay vì mang hoa, họ mang đá đến để lên mộ người chết. Những ngôi mộ ở vùng đất này, vốn dĩ trông đã đơn sơ giữa nắng gió sa mạc, lại càng thêm giản dị bởi không có chút sắc màu nào của hoa lá.

mardi 6 février 2018

Lưu Trọng Văn - Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng



Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên tưởng niệm đồng đội.

Ngài hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỉ, trong khi tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc xây nghĩa địa đó lúc này là thiếu sáng suốt.

Và đặc biệt nếu ngài, một tiến sĩ ngành xây dựng, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, đương phó chủ tịch Hội Xây dựng có chút tri thức thì có chơi Facebook, đọc thế giới mạng Dân. Ngài hẳn biết Dân chửi thế nào cái việc đem 1.400 tỉ của Dân xây nghĩa địa cho quan, trong đó có ngài.

Mạc Văn Trang – Nên chuyển thành nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Quốc



Đoàn quân trên đường đi chiến đấu chống giặc Trung Quốc xâm lược.
KIẾN NGHỊ CHUYỂN NGHĨA TRANG CHO CÁN BỘ CAO CẤP THÀNH NGHĨA TRANG LIỆT SĨ 17/2/1979

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...

“Chính phủ chi 1.400 tỉ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...

Nguyễn Tiến Tường - Di sản tâm linh nặng trĩu



Cảnh chen chúc tại Khoa Nhi bệnh viện Ung bướu TPHCM. Ảnh Afamily.vn
Tôi chỉ có thể thốt lên như thế với quy hoạch nghĩa trang quốc gia 1.400 tỉ đồng cho cán bộ cao cấp. 

Nghìn tỉ trong bối cảnh hiện tại, là một miếng khi đói, là nắm thóc mùa giáp hạt. Là bao nhiêu trường học bệnh viện. Nơi nghĩa trang tọa lạc, rồng chầu hổ phục, phong thủy hữu tình. 105 hộ dân phải nhường chỗ cho người nằm xuống.

Mai Quốc Ấn - Một chuyện tang ma



"Nghĩa trang quốc gia sẽ được xây dựng khang trang rộng rãi, là nơi an nghỉ, khu tưởng niệm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước sau khi từ trần."

Dự án 1.400 tỉ đồng để xây nghĩa trang Quốc gia là một dự án rất hay!

Ngô Nguyệt Hữu - Nhớ Phùng Quán!



"Biệt phủ' của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái.

Phùng Quán tiên sinh là một nhân vật thấm đẫm thân phận, những nhân vật của ông cũng vậy.

Người dựng kỳ đài Độc lập, quyên góp tiền cho những ngày đầu tiếp quản Thủ đô. Những năm về già Phùng Quán đạp xe ghé thăm, đãi Phùng Quán món chả cóc băm trộn rắn nước. Quê nghèo nhà khó, đổi của trẻ con.

Dẫn Phùng Quán ra ngõ sau, chỉ cái hố đầy lá tre, bảo “Sau này mình nằm đây, đỡ mất công bà con xóm giềng”.

lundi 5 février 2018

Tâm Chánh - "Đảng của những kẻ thích làm vương làm tướng"



Đền Và ở Ba Vì, theo tương truyền là nơi Sơn Tinh mở tiệc ăn mừng sau khi chiến thắng Thủy Tinh.
Cận kề kỷ niệm thành lập đảng, người ta thông tin qui hoạch ở Ba Vì một nghĩa trang cho lãnh đạo, nghe nói phải tiêu tốn 1.400 tỉ.

Ba Vì được biết là một non thiêng.

Huỳnh Ngọc Chênh - Lãnh đạo cao cấp và người có công trạng



Mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để "dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân,  là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước, còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Nguyễn Thông - Đặc quyền quan cách mạng



Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.

Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Nguyễn Công Khế - Một thế giới bên kia không phân biệt giai cấp



Nghĩa trang Trường Sơn với trên 10.000 mộ, là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị (Wikipedia).
Tôi nghĩ là Hà Nội không nên tiến hành xây dựng một nghĩa trang dành cho cán bộ cao cấp tới 1.400 tỉ. 

Làm như vậy là có sự phân biệt giữa những người làm quan chức lớn và quan chức nhỏ, giữa quan chức với người dân thường khi nằm xuống. 

Nguyễn Văn Thọ - Đừng tự đào mồ chôn mình với 1.400 tỉ



Kính gửi đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng,
Đồng kính gửi ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam


Tôi nghe tin có dự án 1.400 tỉ (hơn 60 triệu USD) xây khu nghĩa trang riêng biệt dành cho các cán bộ cao cấp với số tiền khủng ấy, mà không đành lòng im lặng.