Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles

dimanche 11 décembre 2022

Jimmy Nguyen Nguyen - Ngôi sao bóng tròn

 

Xem trận đấu của Á Căn Đình với Hòa Lan thật tuyệt. Bóng tròn mang lại cho bà con bao nhiêu "cảm xúc" và dân bắt độ thì bao nhiêu... "cục tức". 

Mấy bạn bắt đội xứ Nam Mỹ ,đã chuẩn bị bỏ tiền vào túi khi Á Căn Đình dẫn trước 2-0. Một tỉ số chắc ăn như bắp. Tui bắt xứ Hòa Lan nên... vô giường đi ngủ. Ấy vậy mà đang nửa tỉnh nửa mê thì thấy Á Căn Đình gỡ một trái rồi hai trái. Tỉnh ngủ luôn. Cuối cùng khi đá phạt luân lưu thì Á Căn Đình thắng, và sẽ vào bán kết gặp mấy chàng xứ Croatia, mà họ mới loại Ba Tây hai giờ trước đó. Năm nay dân độ yêu mến các đội xứ Nam Mỹ thua nhiều. Chia buồn với các bạn bắt kèo trên (thường chỉ bắt 90 phút hai hiệp chính).

Đội Á Căn Đình xứng đáng vào vòng trong nhờ bản lãnh, và cũng nhờ một Messi quá hay. Xứ sở này có một Maradona huyền thoại rồi lại thêm một Messi nữa. Toàn mấy anh lùn mà đi bóng hay quá cỡ. Đội muốn vô địch thế giới thì phải có cá nhân nổi bật. Chính cá nhân mới quyết định sự thắng bại trong khoảng khắc. Xây dựng đội tuyển mà không có cá nhân xuất sắc thì lúc nào cũng ở mức trung bình mà thôi.

mercredi 2 novembre 2022

Huy Đức - Định hướng "xã hội chủ nghĩa" nào

Tôi không hề định kiến với "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng tôi muốn biết, nhà nước ta đang định hướng "kinh tế thị trường" theo loại xã hội chủ nghĩa nào.

Nếu chúng ta để xăng (hàng hóa) vận hành theo đúng kinh tế thị trường, giá có thể tăng thêm một lít vài nghìn đồng (và có thể giảm hơn), nhưng chắc chắn xã hội, nền kinh tế, không phải chi phí rất lớn cho việc "xếp hàng cả ngày". Chưa kể những tổn thất khi những ngành kinh tế khác không thể vận hành vì xăng thiếu.

Vài tuần trước, khi đọc bài phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, tôi cứ băn khoăn. Sau 30 năm kể từ Hiến pháp 1992, bộ trưởng của ta vẫn muốn làm tư lệnh, làm CEO hay muốn làm chính khách. Bộ trưởng là người làm chính sách cho cả một ngành vận hành hay bộ trưởng muốn đứng ra điều hành từng công việc từ địa phương, cơ sở.

mercredi 31 août 2022

Nguyễn Hoàng Ánh - Vĩnh biệt ông Gorbachev

 

Ông Gorbachev, người đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh và giải phóng nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, khỏi sự thống trị của Liên Xô, vừa qua đời đêm 30/08.

Không có ông, kinh tế bao cấp Việt Nam rất có thể vẫn còn ngự trị. Công việc chính của gia đình vẫn là hóng xem hôm nay Mậu dịch có bán hàng không để dậy từ 5 giờ sáng đi xếp hàng mong mua được 300 gram thịt/tháng hay vài ký gạo mốc, thậm chí là vài lạng muối. Nghĩ lại không hiểu sao sự phi lý ấy có thể tồn tại mãi.

Trên phương diện giáo dục, ông đã mở ra cơ hội tiếp xúc với học vấn từ Phương Tây cho hàng triệu người Việt.

Đỗ Hòa - Gorbachev, người khởi xướng phong trào perestroika đã qua đời

Dù bạn cho đó là một sáng kiến tốt hay tồi, là công hay tội, thì ông cũng là người đã tạo ra sự thay đổi to lớn đối với chính trị và xã hội thế giới, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Gorbachev nhận ra sự bất cập của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Các nhà máy sản xuất theo kế hoạch từ trung ương phân bổ xuống, không làm hơn không làm kém. Hàng hóa sau đó được trung ương phân phối xuống các địa phương theo quota, người dân được cấp tem phiếu để mua.

Ông đề nghị cải tổ, điều chỉnh nó theo hướng kinh tế thị trường. Theo đó, ngoài nghĩa vụ đáp ứng các kế hoạch của nhà nước, các nhà máy được sản xuất để cung cấp cho thị trường bằng công suất dư thừa của mình.

lundi 1 août 2022

Võ Hồng Phúc - Thời của cái loa phố

 

Năm 1960 các đơn vị hành chính thuộc thành phố trong nội thành Hà Nội gọi khác bây giờ.

Trong nội thành chia thành các khu phố, gọi tắt là khu, dưới khu chia thành các khối. Các khối không phải là một cấp hành chính. Mọi việc hành chính đều giải quyết trên khu. Năm 1960 có 8 khu, trong đó có khu Hàng Cỏ, khu Hai Bà. Sau đó mới sáp nhập lại còn 4 khu.

Bọn trẻ chúng tôi hồi năm 1960 thường đố nhau: Hà Nội có khu nào bẩn nhất, khu nào nuôi nhiều trâu bò nhất. Bên kia không đoán được, chúng tôi vỗ tay cười: dễ thế mà không đoán ra! Sau năm 1980, thực hiện Hiến pháp 1980 mới chia thành quận, thành phường. Phường trở thành một cấp hành chính. Bộ máy hành chính ở phương lớn dần lên như ngày nay.

mercredi 27 juillet 2022

Song Hà - Loa phường

 
 

Chuyện kể rằng, hồi xưa có nhạc sĩ bị bệnh rối loạn tiền đình, hay đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Đi khám bệnh viện 108, bác sĩ dặn về nhà nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh những chỗ đông người ồn ào.

Nhưng rồi mò về khu tập thể của mình, chưa kịp dặn dò con cháu chúng mày từ nay be bé cái mồm hộ bố cái, thì 6 cái loa phường bỗng nhiên nó bật một phát như sét đánh ngang tai.

Đầu tiên là những tiếng rồ rồ, ồ ồ... mà các chuyên gia âm thanh gọi là chạm mát, vang lên với tần số 22.000 Hz.

Đặng Sơn - Đô thị Pavlov

 

“Tôi nhớ hơn 40 năm trước, đối diện nhà tôi có một trụ điện, trên đó có gắn hai cái loa công suất lớn.

Hàng ngày từ 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều là loa bật tiếng, phát nhạc cách mạng, đọc tin sản xuất lúa, rầy nâu, chính sách, thông báo đi họp, mít-tinh…

Rầu nhất là những kỳ bầu cử quốc hội hay hội đồng nhân dân. Chiếc loa phường phát huy công suất hết cỡ, thời gian phát thanh nhiều lúc cả ngày, liên tục đọc ngày đi bầu, tiểu sử ứng viên…

Đoàn Bảo Châu - Khôi phục loa phường là khôi phục sự áp đặt ấu trĩ, thô thiển lên con người

 

Tôi phản đối việc khôi phục loa phường bởi những lý do sau:

1. Thời đại thông tin, tivi, internet tràn lan. Mỗi cái điện thoại chính là một cái đài phát thanh, thu thanh, một cái tivi, một “văn phòng” để tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin. Vậy tại sao lại cần một hệ thống loa phường như mấy chục năm trước?

Thông tin của UBND phường có gì đặc biệt mà người dân nhất định phải nghe? Thông tin ấy khác gì với thông tin đã đưa lên đài, báo, ti-vi hàng ngày?

Chu Mộng Long - Hoan hô anh Trần Sĩ Thanh, có loa phường mới tiến nhanh thiên đường

 

Nghe tin anh Trần Sĩ Thanh khôi phục loa phường cho trái tim đất nước, tôi mừng vui khôn xiết. Cả tuổi thơ của tôi đã ùa về, về với thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Thú thực, tôi từng nghiện loa. Ở quê tôi không phải "loa phường" mà là "loa hợp tác xã". Loa hợp tác xã phủ đến thôn đến làng.

Làng tôi ở thưa thớt, cho nên, việc cắm cái loa cũng phải ở vị trí ưu tiên. Thường là cắm tại nhà cán bộ lãnh đạo. Nhà tôi cách cái loa đến cả cây số, nên tôi cứ ao ước giá như mình là con lãnh đạo để được gần loa, nghe loa suốt ngày. Nghe giọng thân thương, du dương trầm bỗng của chị phát thanh: "Đây là đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bùi Chí Vinh - Loa phường hành


Làm mt bài hành v loa phường

Chưa làm mà đã thy thê lương

Thy trên ct đin giăng tơ nhn

Móng vut chm lên chĩa xung đường

jeudi 24 mars 2022

Kim Văn Chinh - Cần gì phải bom rơi đạn nổ ?


(Bài từ The Guardian)

Nga đang trở lại thời Liên Xô!

Người Nga phải xếp hàng dài chờ mua hàng, khi các lệnh trừng phạt của Phương Tây có hiệu lực.

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ mua đường, hoặc tệ hơn là vẫn đang giành nhau trong siêu thị, người Nga đang cảm thấy ảnh hưởng của sự thiếu hụt do lệnh trừng phạt chưa từng có.

samedi 25 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (3)

 

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM

1) Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh

Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được áp dụng trên cả nước. Hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng.

Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.

dimanche 5 décembre 2021

Nguyễn Thông - Hạn sử dụng (1)

 

Nhân chuyện Bộ Y tế và mấy ông bà “giết người không dao” khẳng định vaccin hết hạn sử dụng vẫn dùng tốt, vẫn hiệu quả, không bị ảnh hưởng đến chất lượng, tôi thấy phải có mấy dòng.

Chả biết từ năm nào, những người nhà tôi khi đi mua đồ ăn thức uống đều dặn nhau nhớ coi “đát” (date), coi cái hạn sử dụng của nó tới ngày tháng năm được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nhưng có lẽ đó là thói quen mới sau mốc lịch sử 1975, bởi trước đó chính tôi và những người cùng thời ở miền Bắc chả bao giờ lưu ý về điều này.

Miền Bắc những năm dài thiếu thốn, thứ gì cũng thiếu, thì quan tâm đến hạn sử dụng làm gì. Mà có lẽ không có loại sản phẩm nào ghi “đát”, bởi hình như nhà sản xuất không quan tâm, hoặc thấy không cần thiết.

samedi 30 octobre 2021

Trần Phi Tuấn - Quán nhậu bán mồi, không bán bia

 

Cho bán mồi không cho bán rượu bia. Có vẻ như cái thời những năm 1990 đã quay lại!

Thời đó, mới dò dẫm “kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường" cho nên cái gì cũng “dò đá qua sông”, thí điểm, thử nghiệm, vì sợ bung ra, không kiểm soát nổi. Nền kinh tế trên đỉnh cao chỉ huy đã ăn sâu mấy chục năm, dễ gì thay đổi.

Cho nên, quyền trao cho Chủ tịch tỉnh, thành phố về việc cấp phép thành lập doanh nghiệp. Mà ngài chủ tịch thì trăm công ngàn việc, muốn chắc ăn thì hỏi các ban ngành, sở, quận huyện. Đến lượt chủ tịch quận lại hỏi các ban bệ của mình, và ông chủ tịch phường. Phường lại hỏi tổ dân phố, rồi ban bệ của mình.

mercredi 20 octobre 2021

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (3)

 

Cụ Trần Văn Khê còn không dám nói về phở, thì tôi càng không. Phân tích cái hay, cái tuyệt, cái ngon, cái hấp dẫn của phở đã có các nhà… văn, như các cụ Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, ai muốn biết cứ tìm đọc.

Phải công nhận, thời xưa, cái thời mà ta gọi là tiền chiến ấy, các bác văn nghệ sĩ rành ăn chơi nhất hạng. Cũng phải thôi, nghề nghiệp văn chương cho họ đồng ra đồng vào dễ hơn những hạng dân thường khác. Vả lại ngoài tiền thì họ lại sẵn máu nghệ sĩ, “trăm nghìn đổ một trận cười như không” nên các cụ nhà ta thông thạo các ngón ăn chơi là phải rồi.

Tôi ít được ăn phở bởi nhà nghèo, bản thân cũng nghèo. Giờ bần thần điểm lại, từ lúc biết ăn dặm tới khi 40 tuổi, gom tất tần tật cũng chỉ vài chục bát. Phần lớn phở vỉa hè dạng bình dân, bình quân mỗi năm đạt gần một bát. Về sau đi làm báo, đời sống khá hơn, dám mạnh mồm “xì xụp” hơn. Nói chung là không rành về phở nên chỉ kể lại những chuyện “phở ngoài phở”.

dimanche 17 octobre 2021

Ngô Trường An - Nói thế cho nhanh!

 

Thằng cháu chạy xe container xuất/nhập hàng cho công ty ở Đà Nẵng. Khi thì chạy  ra Hà Nội, Hải Phòng. Lúc thì chạy vô Sài Gòn, Tây Nguyên. Hôm qua ngồi nhậu nó hỏi mình:

- Con đi nhiều nơi và biết chắc chắn rằng, người dân miền Bắc họ thích ăn thịt chó nhiều hơn các vùng miền khác. Cậu có biết tại sao họ lại thích thịt chó hơn các loại thịt kia không?

- À, nếu con hỏi thì cậu trả lời theo suy nghĩ của riêng cậu, nhưng không biết thực tế có đúng như thế không nha. Vấn đề là vầy.

dimanche 22 août 2021

Nguyễn Thông - Thời cơ không muốn


Báo Thanh Niên (nơi tôi từng tòng sự 20 năm) sáng nay 22.8 ra thông báo sẽ tự đình bản báo in 3 tuần, tới sau ngày 15.9 mới xem xét khả năng quay trở lại.

Các bạn tôi ở đó đã cố hết sức rồi, cực chẳng đã mới phải chọn cách ấy. Nghĩ rất thương. In ra không được đem đi bán (phát hành), không có người mua, dẫu tiền núi cũng cạn. Tự chủ tài chính, tự hạch toán để nuôi mình, đã đứng vững được khá lâu, nay gặp cơn đại dịch mới ra nông nỗi này.

Đó là tin buồn cho bản báo, nhưng cũng nói lên thực trạng của báo chí trong đại dịch. Đây cũng là kết quả tất yếu của báo chí quốc doanh bao năm nay vừa phải ép mình thông tin theo định hướng, vừa không cạnh tranh nổi mạng xã hội, giờ thêm dịch như nhát búa đóng cái đinh cuối vào hòm sự nghiệp để tiễn đưa. Tôi nói báo chí nói chung chứ không phải riêng Thanh Niên.

jeudi 7 janvier 2021

Bông Lau - Chính quyền là cha mẹ


Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden chỉ trích chính quyền Donald Trump đã không có khả năng phân phối thuốc chủng ngừa Covid-19 cho 20 triệu công dân Mỹ vào cuối tháng 12 như đã tuyên bố.

Sự thiệt chính quyền Trump đã phân phối số lượng thuốc đến 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đủ cho 14 triệu người. Thấp hơn chỉ tiêu là 6 triệu người. Tuy nhiên chính quyền của các tiểu bang chỉ có khả năng chích ngừa cho dân chúng trong các tiểu bang là 4.2 triệu người toàn quốc. Số thuốc chủng ngừa chưa được sử dụng thì nằm ụ trong các nhà kho của tiểu bang.

Lý do người được chích ngừa ở các tiểu bang ít ỏi như vậy vì sự thiếu hụt nhân viên y tế đảm trách công tác chuyên biệt ấy. Nhứt là trong tình trạng bị lây nhiễm Covid-19 trầm trọng hiện nay. Đội ngũ y tá bác sĩ rất bận rộn không thể đảm trách thêm một chiến dịch chủng ngừa quy mô như vậy.

mardi 22 décembre 2020

Tuấn Khanh - Nhạt nhòa ký ức Giáng sinh


Vô tình nhìn thấy một tấm hình trên internet nhắc về mùa Giáng sinh cuối cùng, 1974, trước khi kết thúc những ngày tháng cuối cùng của một thể chế tại miền Nam.

Hình ảnh cũ bao giờ cũng có một giá trị thật đặc biệt với những người, đã đi qua thời gian đó.

Vài người bạn im lặng nhìn, và đột nhiên, mỗi người nhắc về một ký ức Giáng sinh nào đó của mình. Một anh nói, Giáng sinh kế tiếp của anh là ở vùng kinh tế mới. Một người khác thì nói Giáng sinh nhiều năm sau đó, là giấc mơ ra biển thành công.

samedi 18 juillet 2020

Người đàm phán, cú lăn xuống sàn mà không tỉnh và hai ước mơ không thành


Hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 14/7/2000 tại Nhà Trắng.

(Cafef.vn 13/07/2020) Căn nhà có cổng hẹp xây kiểu cũ trên một con phố khuất ở Hà Nội, dưới tán cây trước cửa có mấy chị bán rau quả đang úp nón ngủ trưa, là nhà của ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA).

Năm 2000, vị trí của ông Lương là ở ngay chính trung tâm mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ. Khi đó, giới doanh nhân Việt Nam có lẽ ít ai không biết tên ông. Có người còn hứa: "Mai kia ông chết, tôi sẽ lập bàn thờ".

Lời hứa không phải điều gì quá đáng, vì bản BTA mà ông Lương đàm phán và ký kết với nước Mỹ đã mở ra cho Việt Nam, từ thế bị vây tứ bề, cánh cửa hội nhập kinh tế thế giới - điều mà ngày nay chúng ta tưởng rằng hiển nhiên phải như vậy.