Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bao cấp. Afficher tous les articles

vendredi 3 novembre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (3)

 

Bộ phim “Chuyến xe bão táp” ra đời năm 1977 của đạo diễn Trần Vũ kể về thế sự qua một chuyến xe khách.

Chiến tranh đã chấm dứt rồi, tưởng cuộc sống mới “ta nắm tay nhau xây lại đời ta”, tất cả sẽ sung sướng, đầy yêu thương, ai ngờ con người đối xử với nhau còn khốn nạn hơn cả lúc súng ống bom đạn đùng đoàng. Xem mà giận, mà thương. Hồi cuối thập niên 70 xem bộ phim này cảm giác thế nào, giờ vẫn nguyên như thế.

Cặp Thanh Quý - Vũ Đình Thân và bậc tiền bối Trịnh Thịnh (khi ấy tuổi trung niên) nhập vai quá giỏi. Xem mà không nghĩ đó là phim. Phim tiếp theo có Quý - Thân là phim “Những người đã gặp” cũng rất tuyệt vời, xuất hiện thêm cả Phương Thanh nữa.

mardi 31 octobre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (2)

Cứ nghĩ miền Bắc tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà còn thế, thì miền Nam bị giày xéo dưới “gót giày Mỹ ngụy” không thể nào khá nổi. Chắc đám phóng viên phương Tây kia đã “tô hồng” khung cảnh xe cộ, đường sá ở miền Nam, nhất là phố phường Sài Gòn.

Nhiều bức ảnh, ngay từ những năm 1957-1958 đường Sài Gòn đã nhan nhản xe taxi. Thập niên 60, ô tô chạy như mắc cửi. Cũng có xe đạp, xích lô, tuy nhiên xe máy Vespa, Honda mới là đội ngũ chiếm lĩnh mặt đường. Công chức, giáo viên, nhân viên sở này sở nọ đều ngự trên xe Vespa Super hoặc Vespa Sprint.

Thầy Võ Thanh Long dạy cùng trường với tôi chỉ xài rặt loại Vespa. Thầy kể từng mua chiếc Super từ hồi học đại học, mà gia đình ở miền Trung cũng chỉ “gia tư thường thường” chứ không phải hạng giàu có. Sinh viên học sinh ai cũng có xe đạp, nhiều đứa còn được cha mẹ mua cho xe máy đi học.

lundi 30 octobre 2023

Nguyễn Thông - Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (1)

 

Làm con dân xứ này luôn có những thứ để quan tâm, nặng cái đầu, mà nhiều chuyện nhiều điều rất vớ vẩn chả đâu vào đâu. Nào là tranh cãi về phim Đất rừng phương Nam, nào vụ bắt Ngọc Trinh, bênh Cơ Nghiệp, ì xèo việc bỏ phiếu tín nhiệm, chê sao lắm giáo sư tiến sĩ...

Hôm qua hôm xưa lại chuyện Thành Bưởi thành bòng. Bà bạn tôi cười bảo ung cái thủ. Tôi nói ai biểu bà quan tâm cho lắm vào, lại còn than thở.

Nhân vụ Thành Bưởi, nhớ chuyện đi lại những năm nào, chửa xa xôi gì. Thời bao cấp, ở miền Bắc trước và sau năm 1975, ở miền Nam sau 1975, khi nhắc lại, người ta chỉ thường nói tới những đói rét (không có ăn, không có mặc) mà thường quên chuyện đi lại. Thực ra, đó là một chương sử hãi hùng, khổ nạn. Con người bị hành hạ như con vật.

mardi 3 octobre 2023

Nickie Tran - Hòn ngọc

Bà dì họ tôi hồi đó hai đời chồng. Chồng trước có ba đứa con. Chồng sau năm đứa. May phước dượng sau dễ tánh hào sảng nên con ruột con vợ đều đem dìa nuôi chung. Mà dĩ nhiên nuôi chung thì càng đông càng... đói.

Hồi trước khi Saigon bị phỏng, nhà dì có lò mổ, sạp thịt. Mần ăn không giàu nứt đố đổ vách nhưng cũng chẳng nghèo. Sau khi Mr. Bean phát động phong trào tiêu diệt cái đuôi con rắn gì đó thì lò mổ sạp thịt sung mẹ hết vào công « Quỷ ».

Thời này chỉ có 7X đổ về trước mới nhớ chứ thời sau chắc chẳng biết gì. Thịt, gạo, đường, sữa, mắm, muối, muốn mua xin mời xếp hàng ở hợp tác xã. Thế là bà dì liều mình đi Tây Ninh buôn thịt lậu. Đi được ít lâu có lần mấy ông cậu khiêng dì về nhà bằng...cáng. Lý do: Bị bắn xuyên bắp đùi.

jeudi 28 septembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Câu chuyện bánh trung thu

 

Cứ khoảng từ đầu tháng 8 âm lịch cho tới Trung Thu, tôi lại nhận được khá nhiều bánh trung thu của các học viên tặng với lời nhắn là: “Bánh nhà làm không có chất bảo quản, thầy ăn liền đừng để lâu nhé!”

Thật lòng là tôi rất cảm kích tình cảm của các bạn dành cho tôi và bản thân cũng thích ăn bánh trung thu, nhưng vì đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân nên tôi không dám ăn bánh trung thu thả ga như trước nữa.

Bây giờ cầm miếng bánh trung thu lên, trước khi bỏ vào miệng là tôi lại phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Đôi khi phải tự nhủ lòng rằng ăn bánh trung thu chỉ cần 1/4 cái bánh là đủ, coi như là ăn “có hương có hoa” vậy thôi. Chứ nếu như cách đây vài năm, tôi có thể một mình ăn hết một cái bánh trung thu với bình trà nóng.

lundi 25 septembre 2023

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023): “Danh tiếng chỉ là số mệnh”

 

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật.

Nhạc sĩ Quốc Dũng là một trong những nhân tài đặc biệt của thế hệ vàng nhạc trẻ miền Nam Việt Nam. Cùng lứa với ông là Bảo Chấn, Đức Huy, Nam Lộc… cũng sắp bước qua thập niên 70 của đời người. Nếu còn sống, thì Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang cũng đã 77, 76 tuổi.

Nhiều năm nay, những người yêu mến di sản văn hóa miền Nam đã đón nhận quá nhiều tin buồn, nên tin về sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng như thêm một tiếng chuông điểm lặng lẽ vào khoảng không gian phải đến, trong sự nuối tiếc khó tả.

vendredi 22 septembre 2023

Hiệu Minh - Cột điện tâm sự

 

Xin giới thiệu, tôi là chiếc cột điện vô tri vô giác. Người đời vẫn đi qua hàng ngày, không ai để ý. Trừ lúc thả bộ trên hè phố, mải nhìn các em mặc váy ngắn đi xe máy ngược chiều, va bươu trán mới phát hiện trên đời này có…cột điện.

Về nhà, bật công tắc, đèn sáng lên, điều hòa mát lạnh, tivi xem khắp thế giới, chat rồi email với bạn năm châu, ít ai nhớ ra, một phần công lao đó thuộc về tôi.

Thảnh thơi thời bao cấp

mercredi 6 septembre 2023

Nguyễn Mỹ Khanh - Chuyện cảnh giác

 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vừa khai quật kho hình xưa và gửi tui mấy tấm hình chụp ở nhà anh khoảng 1987-1988. Khi đó tôi 18-19 tuổi, đang học năm 1 Đại học Tổng hợp- Khoa Văn hệ ghi danh mà sao trong hình nhìn già quá trời.

Anh bạn trong hình người Anh, khi đó 24 tuổi, là phóng viên mới toanh của một tờ báo khá bự ở London (Tui quên mất là báo nào). Tấm hình làm tui nhớ một chuyện vui.

Hôm đó là ngày đầu tiên tụi tui gặp nhau nhưng nhanh chóng kết thân vì tám khá hợp. Do hôm sau anh lên đường qua Thái Lan nên xin tôi địa chỉ nhà, hẹn khi quay lại Saigon sẽ tới nhà tìm tôi.

jeudi 6 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (1)

Trong những thứ “vật bất ly thân” của một thời, chiếc đồng hồ đeo tay được coi là món sang trọng và trị giá nhất. Mấy thứ còn lại gồm kính, bút, đèn pin.

Ông em rể tôi có thói quen chỉn chu cẩn thận, trước lúc xuất hành đi đâu, hoặc trước khi từ chỗ nào đó trở về, lại nhắc toáng lên “nhớ kiểm tra đèn pin kính bút đồng hồ xem để quên cái gì không”. Vài năm trở lại đây thì lão ý đã bắt kịp thời đại, không nhắc đèn pin kính bút nữa mà đảo mắt ngó nghiêng rồi hô nhớ đừng quên điện thoại và cục sạc nhá.

Bây giờ chả mấy ai khoe đồng hồ dù có những cái xịn giá lên tới mấy trăm nghìn đô Mỹ, quy ra tiền xứ ta phải vài chục tỉ bạc. Hẩm hiu bởi nó đã hết thời, trừ một vài thương hiệu cực xịn, người ta sắm hoặc đeo do thừa tiền, cốt để khoe của, trưởng giả học làm sang.

samedi 10 juin 2023

Huy Đức - Quy hoạch đưa đất nước quay lại thời “quan liêu bao cấp”

 

Trong buổi tọa đàm “Giải bài toán thiếu điện” [do CLB Café Số tổ chức chiều 9-6-2023] ông Hà Đăng Sơn (một chuyên gia) có ý phê bình những người phê bình “Quy hoạch điện VII”. Ông mô tả công việc của những người làm quy hoạch là rất phức tạp và đòi hỏi trí tuệ. Tuy nhiên, ông Sơn than là Quy hoạch “quá cứng nhắc, 5 năm mới được điều chỉnh, trong khi thực tế thay đổi chóng mặt”. 

Cùng trên bàn chủ tọa, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, cho rằng, “Thực tế thay đổi sao không viết lại quy hoạch. Sao lại tự mình vẽ ra (quy hoạch) rồi buộc mình”. Theo ông Cung, “phải để thị trường ban hành”. Ông Cung cho rằng, “Phải thay đổi cách thức làm chính sách, phải để các nhà đầu tư đưa ra quyết định, đừng bàn nữa, đừng chỉ thị nữa”.

TS Nguyễn Đình Cung giải thích, “Thiếu điện là cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư. Thay vì ngồi xét duyệt hồ sơ [mua điện từ 85 dự án năng lượng tái tạo không kịp giá fit] thì chỉ cần dùng giá là mua được”. Nguyên Long, một nữ nhà báo rất thuộc bài và dẫn chương trình khá duyên dáng, cắt lời, “Nhưng điện là hàng hóa đặc biệt”. TS Nguyễn Đình Cung dơ hai tay lắc đầu. Có cảm giác như ông rất tuyệt vọng khi đã cố giảng giải về “thị trường” mà những người xung quanh ông vẫn tư duy “hành chánh”.

dimanche 21 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (5)

 

Tốt nghiệp đại học tháng 12.1976, tháng 4.1977 tôi khăn gói quả mướp xuống tàu biển Thống Nhất ở bến Chùa Vẽ, Hải Phòng vào Nam, hành nghề dạy học.

Mấy tháng chờ việc ở quê nhà, thày bu tôi thương thằng con gần 4 năm đói dài đói rạc nên bồi dưỡng chút thức ăn có chất đạm bù lại. Tôi 4 tháng được ăn cơm trắng, rau cỏ vườn nhà, cá mú vùng quê lúc ấy cũng khá rẻ, nên trông đã ra cái hồn người, đã có tí da tí thịt. Khi biết tôi phải vào Nam, thày tôi động viên, bảo miền Nam lúa gạo tôm cá nhiều, vào trong ấy chắc đỡ hơn ngoài bắc mình, con ạ.

Cầm tờ "công vụ lệnh" (quyết định phân công công tác), tôi ra trụ sở ngân hàng nhà nước gần bến Bính đổi tiền được 90 đồng tiền miền Nam, ra tiếp bến Chùa Vẽ xếp hàng mua được cái vé tàu khách Thống Nhất hạng 90 đồng (có 3 hạng: 60, 90, 120, loại 60 bao giờ cũng hết trước). Nhờ trình công vụ lệnh nên được ưu tiên, chứ có nhiều người xếp hàng mấy ngày vẫn không mua nổi, nhỡ chuyến thì phải chờ hơn chục ngày sau mới xếp hàng tiếp.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (4)

Khoai lang ăn nhiều bị nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo.

Ăn khoai rãi cũng có nguyên do, bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

vendredi 19 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (3)

 

Nhiều khi cơm độn cũng chả đủ cho nhà đông miệng ăn, nhiều gia đình phải dùng đến cách độn gián tiếp là ăn thật nhiều rau củ. Độn vào bữa ăn chứ không phải chỉ riêng nồi cơm.

Nhà tôi sau khi đã vào hợp tác xã cũng thiếu gạo như những nhà xã viên khác, cơm chỉ hai lưng bát mỗi người nên rau thành món độn. Có những bữa, rửa rau muống cả rổ sề, chỉ luộc chấm mắm cáy thôi, thế mà cũng ăn hết.

Mùa nào thức ấy, canh rau cải, rau tập tàng (tập tàng là tên chỉ nhóm rau gồm những loại rau dại như rau sam, rau dền, rau muối… nấu chung với nhau), mướp, rau ngót, ngọn khoai lang, ngọn bí, đọt bầu, mùng tơi… chiếm lĩnh mâm cơm, cứ xanh ngăn ngắt. May mà ăn rau nhiều không chán, lại sẵn nữa, không thì chết đói. Thày tôi động viên “cơm không rau, ốm đau không thuốc”.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (1)

 

Cách đây mấy hôm, trên phây cô nhà văn Phan Thúy Hà (tác giả những cuốn sách lừng danh như Gia đình, Đừng kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, Qua khỏi dốc là nhà...) kể chuyện một anh bộ đội sau khi đánh nhau ở miền Nam, hết chiến tranh trở về quê nhà Nghệ Tĩnh, anh không ngờ người quê mình đang tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đói đến thế. Có chi tiết buồn thảm kinh lắm, tôi không tiện biên ra đây.

Chợt nghĩ, mình chính là chứng nhân lịch sử của thời đen tối đói kém ấy, sao không ghi lại để góp vào cái bảo tàng đói kém mà thể chế này đã tạo nên, dù họ cố tình lờ đi.

Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết "ăn độn" là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, đâm ra thắc mắc độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn…

mercredi 17 mai 2023

Huy Đức - Chuyện không chỉ của ông bộ trưởng

 

Hôm qua, tại Tokyo, người Nhật tổ chức rất trang trọng buổi ra mắt bản tiếng Nhật cuốn tự truyện của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc, “Chuyện Của Chúng Tôi”.

Một vài lần, ở các sảnh khách sạn, tôi từng chứng kiến nhiều quan chức ngoại giao và nhà đầu tư Nhật cúi thấp người chào ông, dù ông đã hưu trí hơn mười năm.

Ông Võ Hồng Phúc là người được giao làm việc với Nhật từ khi chiến tranh chưa chấm dứt.

dimanche 23 avril 2023

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (5)

 

Chỉ có điều, thời buổi nhìn lên, thấy người ta có nhà xây, nền xi măng, sân gạch thì ai cũng ao ước. Nói đâu xa, nhà thày bu tôi cũng vậy.

Năm 1976, sau bao năm dành dụm, chắt bóp từng đồng, tích tiểu thành đại, nhặt nhạnh từng viên gạch viên ngói, từng cây gỗ, thày bu tôi cũng hoàn thành được “dự án của cả đời” là căn nhà 2 gian tường xây mái ngói nền xi măng.

Chỉ có điều, vào những năm tháng đỉnh điểm thiếu thốn thời bao cấp, vữa xây cả căn nhà chủ yếu bằng vôi cát trộn, bởi mua được dăm bao xi măng thì dồn cho móng và mấy trụ cột. Dẫu sao cũng còn hơn nhà cậu Thê trước đó chỉ hết có 2 bao.

vendredi 21 avril 2023

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (4)

 

Vừa rồi nhà cháu biên cái thực tế rằng ở nhà đất sướng nhất khi trời nồm. Tường đất nền đất hút hết hơi ẩm, nước lặn sâu vào trong đất nên mình không bị cái cảm giác nhớp nháp khó chịu. Nhưng như thế không có nghĩa chẳng bị khổ bởi nồm.

Lứa chúng tôi, thời cả miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong cái không khí “tôi chạy trên miền Bắc/hớn hở giữa mùa xuân/rạo rực muôn màu sắc/náo nức muôn bàn chân” mà sau này mới biết nó chỉ là ảo, mình bị lừa, đã chịu khổ cực thiếu thốn trăm bề. Đói ăn quanh năm, nhưng đói không liên quan đến nồm, không phải do nồm, nên không bàn ở đây. Sự mặc dính tới nồm nhiều nhất, có những chuyện giờ nghĩ lại vẫn kinh.

Cả miền Bắc hồi nửa cuối thập niên 50 tới thập niên 70 chỉ có mỗi nhà máy dệt Nam Định do người Pháp để lại, sau vài năm thì thêm nhà máy dệt 8 tháng 3. Hai nhà máy gánh vác chuyện quần áo vải vóc cho 17 triệu người.

vendredi 7 avril 2023

Nguyễn Thông - Thành ngữ mới: Bơ thừa sữa cặn (1)

 

(Hôm qua, coi bài trên báo quân đội, thấy một vị giáo sư tiến sĩ chính trị Mác - Lênin dùng cụm từ "bơ thừa sữa cặn", nhà cháu sực nhớ từng viết về nó đã lâu rồi, có dễ chả chục năm).

Gọi là thành ngữ mới bởi nó được dùng khá nhiều và khá lâu, rất phổ biến, trong một thời gian dài. Tất nhiên tác giả của nó là những người cộng sản ở miền Bắc.

Nhớ hồi những năm 60 - 70 ở miền Bắc, khoai còn chả đủ ăn, lấy đâu ra bơ sữa. Tôi sinh năm 1955, một năm sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi người Pháp, thú thực mãi đến hơn 20 năm sau mới biết mặt mũi miếng bơ. Còn sữa, cũng chỉ nghe nói thì nhiều chứ chả mấy khi được uống. Với nông dân đặc sệt bùn đất như tôi, bơ sữa là cái gì đó rất cao sang, mà cũng chả mơ được ăn uống nó bởi vì hiểu phận mình chỉ có khoai sắn làm bạn.

dimanche 11 décembre 2022

Dạ Ngân - Thương sách

 

Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, mỗi đầu sách ra đời, ấn bản hàng vạn. Hồi ấy các nhà văn tỉnh bơ, mừng bản thân cuốn sách ấy chứ không mừng số lượng.

Dân nghèo thê thảm, nghịch lý thay, mỗi đầu sách là số lượng trong mơ vậy đó. Nước Mỹ thiên đường có lẽ cũng in chừng ấy với những cuốn sách vừa vừa.

Vì sao? Không ai nghĩ sách rơi vào hư vô. Không. Đường đi của mỗi cuốn sách rõ ràng nhờ hệ thống thư viện. Thư viện như mao mạch, tỉnh, huyện và các cơ quan văn hóa, cùng với người đọc ở hai nơi đông người đọc nhất là môi trường của ngành giáo dục và quân đội. Hàng vạn bản sách ra, nói theo ngày nay là “trong vòng một nốt nhạc!”