Affichage des articles dont le libellé est Bằng chứng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bằng chứng. Afficher tous les articles

jeudi 9 juillet 2020

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động vụ án Cầu Voi : Viện trưởng VKSND tỉnh Long An xác định giờ chết là 10 giờ tối



Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).

Hiện trường vụ án được xác định xảy ra khoảng 21 giờ.

Và giờ chế của cả hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: "Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24 giờ, thời gian chết khoảng 10 giờ".

samedi 27 juin 2020

Trần Đăng Khoa - Hồ Duy Hải có bằng chứng hoàn toàn vô tội



Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội thành lập, sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. 

Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta, thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng, để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội. 

Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện. Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải đã nhận tội và còn mong được chết sớm. Ông Đương bảo ông không a dua, không nói theo đám đông

jeudi 25 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động: Bưu điện Cầu Voi có… 4 con dao !



Hôm qua, tôi đã tìm được 3 bản nhận dạng của các anh dân phòng - những người cuối cùng nhìn thấy "con dao" trước khi nó bị đốt bỏ.

Vụ án này, nếu con dao này được xác định là con dao gây án thì ngoài hung thủ, ba anh dân phòng là những người được thấy con dao. Ngoài ra, anh Mi Sol - bạn Hồng, cũng có mô tả một con dao ở nhà bếp bưu điện.

Tuy nhiên, 3 con dao mà 3 anh dân phòng vẽ lại, khác hoàn toàn với con dao mà anh Mi Sol nhận dạng. 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Không thể câm nín mãi trước bất công và phi lý



Từ bữa Tòa án Nhân dân Tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. 

Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục. 

Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa. 

mardi 16 juin 2020

Nguyễn Thông - Ối giời, chánh án



Tôi không bênh nghi can Hồ Duy Hải trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.



Kẻ giết người thì pháp luật phải trừng trị, phải đền tội, dù là Hải hay kẻ nào chăng nữa. Tuy nhiên, phải điều tra thật chính xác, xét đúng người đúng tội.

Chính vì thế, ta có thể hoàn toàn thất vọng với phát biểu của ông Nguyễn HòaBình trong cuộc họp Quốc hội sáng nay 15.6. Ở cương vị chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông đã nói như một đứa trẻ trâu:

mercredi 27 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không hề khai nhận



Đây là chữ do thư ký phiên tòa ghi chép tại phiên sơ thẩm. Hồ Duy Hải không hề khai nhận, nhưng qua miệng 17 vị thẩm phán tối cao, thì họ nói Hải nhận hết.

Phiên tòa hỏi đáp nhiều, thư ký viết phải thật nhanh nên chữ không đẹp - nhưng tất cả ai biết chữ đều đọc được nội dung.

Có lẽ, chỉ có 17 anh tối cao và đám dư luận viên kêu gào "Mặc dù không có chứng cứ nhưng Hải nhận tội".

mercredi 20 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Vai trò của chứng cứ trong thực thi công lý



Luật sư và mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Ảnh NLĐ

(MTG 20/05/2020) Chứng cứ đóng vai trò trung tâm trong các vụ án. Chứng cứ quyết định tính chất phạm tội của nghi can.


Công lý (justice) là một khái niệm gắn liền với xã hội. Đây là một khái niệm rất rộng, liên kết với nhiều khái niệm phức tạp như luân lý, đạo đức, tôn giáo, luật pháp, công bằng, công dân…

Là khái niệm gắn liền với xã hội, công lý cũng gắn với các tính chất công khai, minh bạch, trung thực, công bình… Nghĩa là công lý không thuộc về một cá nhân hay một nhóm người, mà phải thuộc về toàn xã hội. Việc bảo vệ và thực thi công lý có thể được giao cho những nhà chuyên môn được bổ nhiệm chính danh, nhưng việc đó phải được công khai trong sự hiểu biết và chấp nhận của xã hội.

Trương Châu Hữu Danh - Hồ sơ Hồ Duy Hải thiếu bút lục chứng minh



Bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, 17 vị thẩm phán cho rằng 20h30 bưu điện đóng cửa, 

Hải đưa tiền để Vân đi mua trái cây và gây án trong thời gian Vân ra ngoài.

Sau đó Vân về, thì bị sát hại ngay lập tức. Nghĩa là, thời gian gây án sẽ từ 20h30 + thời gian Vân đi mua trái cây + thời gian sát hại Vân. 

mercredi 13 mai 2020

Nguyễn Thông - Đề nghị trả lời



Hội đồng Thẩm phán (17 người) là do Chủ tịch nước bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Mọi việc làm của họ đều liên quan tới Chủ tịch nước và Quốc hội, nơi đã "chọn mặt gửi...", đưa họ ra.

Đề nghị Hội đồng Thẩm phán, Quốc hội và Chủ tịch nước làm rõ vấn đề : Tại sao con dao và cái thớt, là tang chứng vật chứng mà hung thủ sử dụng trong vụ án Hồ Duy Hải lại biến mất ?

Đứa nào phi tang? Phi tang để làm gì? Cơ quan điều tra làm việc này hay ai, cơ quan nào?... 

samedi 2 mai 2020

Trần Gia Phụng - Chuyện cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975



(DLB 01/05/2020) - Tin tức báo chí của cộng sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng khi tấn công Dinh Độc Lập ở thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, chiến xa cộng sản (CS) đã ủi sập cánh cổng Dinh Độc Lập. Chẳng những thế, bộ Lịch sử Việt Nam do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam (cộng sản) tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017, cũng viết như thế.

Bộ thông sử nầy rất đồ sộ, gồm 15 tập, tổng cộng trên 9,000 trang, do 30 giáo sư, tiến sĩ Sử học CSVN biên soạn. Trong 15 tập nầy, tập thứ 13, do phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Nhật chủ biên, chương VI, trang 535 viết nguyên văn như sau:

“Thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập - dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu đội hình tiến công của Quân đoàn 2, húc đổ cánh cổng sắt của dinh Độc Lập...”

dimanche 19 janvier 2020

Đà Nẵng tiếp nhận tư liệu quý về Hoàng Sa lưu trữ ở Nhật Bản




Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.

(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.

Ngày 18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.

Không được quên Hoàng Sa




Ngư dân Tiêu Viết Phẩn với mẻ cá ngừ vừa đánh bắt được ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI

(Tuổi Trẻ 18/01/2020) Trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó. Hôm nay (18-1), bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa.

Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân sự kiện đặc biệt này, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng nói "trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó".

vendredi 20 avril 2018

Mỹ tố cáo Syria và Nga xóa dấu vết vũ khí hóa học ở Douma

Tại bệnh viện ở Ghouta, Syria sau vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học. Ảnh chụp ngày 08/04/2018.

Mười hai ngày sau vụ tấn công hóa học vào thường dân ở Douma, ngoại ô Damas, các thanh tra viên quốc tế vẫn chưa thể tiến hành điều tra. Nhóm tiền trạm của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học Liên Hiệp Quốc (OIAC) ngày 19/04/2018 vừa đến Douma đã bị một loạt đạn nhắm vào, đành phải quay lại thủ đô Syria. Hoa Kỳ tố cáo chế độ Damas và đồng minh Nga cố tình trì hoãn việc điều tra để xóa dấu vết.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường thuật :

mercredi 15 novembre 2017

Quân đội Nga dùng hình ảnh trò chơi video làm bằng chứng tố cáo Mỹ

Hình ảnh trích từ trò chơi video AC-130 Gunship Simulator.

Quân đội Nga hôm qua 14/11/2017 đã công bố những hình ảnh được cho là « bằng chứng không thể chối cãi » của việc Hoa Kỳ « bảo vệ » tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS). Tuy nhiên mạng xã hội nhanh chóng phát giác đó là những ảnh chụp lại màn hình một trò chơi video.
Trên các tài khoản chính thức Twitter và Facebook, và một thông cáo mà AFP nhận được, bộ Quốc phòng Nga đăng các không ảnh đen trắng, nói rằng được chụp ngày 9/11 tại biên giới Irak-Syria. Cơ quan này khẳng định đây là những « bằng chứng không thể chối cãi » cho thấy Hoa Kỳ « vừa làm ra vẻ đấu tranh chống khủng bố trước cộng đồng quốc tế, vừa bảo vệ cho các đơn vị Daech ».