Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles

lundi 26 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 từ khi rời Đá Chữ Thập ngày 13/8 quay lại bãi Tư Chính đến ngày 26/08/2019. Ảnh GS Ryan Martinson.

(Viet-Studies 25/08/2019) Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Bước ngoặt và “khủng hoảng kép”

Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn.

Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách. 

jeudi 22 août 2019

Mỹ tố cáo Bắc Kinh leo thang ở bãi Tư Chính, ngăn Việt Nam khai thác dầu

Ảnh minh họa: Một nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa.

Hoa Kỳ hôm nay 22/08/2019 tuyên bố quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, tố cáo « một sự leo thang » trong nỗ lực cưỡng bức trên Biển Đông. Cũng trong hôm nay, thêm một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Reuters trích một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bình luận việc Trung Quốc đã lại đưa một tàu khảo sát của Nhà nước cùng với các tàu hộ vệ vũ trang quay lại vùng biển của Việt Nam hôm 13/8, là « hoạt động leo thang của Bắc Kinh, nhằm hăm dọa các nước yêu sách chủ quyền, không cho các nước này khai thác dầu khí tại Biển Đông ». 

AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus : « Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về sự xâm nhập liên tục của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam ». Bà tuyên bố : « Những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã có một loạt những hành động hung hăng để ngăn trở các hoạt động kinh tế đã ổn định từ lâu » của các quốc gia ASEAN. Mục đích « nhằm hăm dọa để họ phải từ chối hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài, và chỉ làm việc với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc ».

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược (Đợt 5)


LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 5, tổng cộng 15 tổ chức, 556 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

mercredi 21 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược



LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 4, tổng cộng 10 tổ chức, 499 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

mardi 20 août 2019

Nhà Trắng tố cáo "chiến thuật đe dọa" của Bắc Kinh trên Biển Đông


Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 12/08/2019.
Washington hôm nay 20/08/2019 tố cáo Bắc Kinh vận dụng « chiến thuật hăm dọa » trên Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích. Về vụ bãi Tư Chính, phía Bắc Kinh trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua 19/08/2019 khẳng định tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.

Tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, khi trả lời câu hỏi của báo chí về vụ tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8, đã khẳng định tàu này « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

lundi 19 août 2019

Bùi Chí Vinh – Hịch Sát Thát



Đêm ngủ không được vì vận nước, sáng ra viết xong bài hịch mới nhất chống ngoại xâm... 

Gt qua mi tranh lun v bãi Tư Chính
Chúng ta không c
n các hc gi đánh võ mm
Ch
úng ta không cn đám thương thuyết vi bn Tàu trong phòng máy lnh
Bi
n Vit Nam phi là ca người Vit Nam 

Cha ông chúng ta đã đ máu t ngàn xưa mi có được giang san
M
i có đt nước t i Nam Quan đến mũi Cà Mau hình cong như ch S
M
i có thm lc đa hôm nay mt cách rõ ràng
Nh
ng hòn đo tri lên bng xương th

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

vendredi 16 août 2019

Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông

Ảnh minh họa: Một chiến đấu cơ F/A-18 chuẩn bị cất cánh từ hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan tại Biển Đông, ngày 30/09/2017.

Những đám mây đen tiếp tục đè nặng lên chân trời Biển Đông, do những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại các địa điểm khai thác dầu khí. Cùng với việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông gần đây, nhiều nhà quan sát đã phải thốt lên câu dự báo thời tiết vốn dành cho người đi biển : « Ráng đỏ vào lúc bình minh, cần cảnh giác ! »

Tháng trước, trong hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, một số đại biểu đã gây chú ý khi nhấn mạnh vì sao cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, cần phải lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm khu vực khai thác dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chuyên gia Bonnie Glaser, giám đốc chương trình China Power, tuyên bố : « Nếu không đáp trả đối với các vụ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), thì điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể vi phạm luật quốc tế mà không hề bị trừng phạt ».

Đỗ Thái Bình - Nhận diện các tàu hải cảnh đang xâm phạm vùng biển Việt Nam



Hai tàu hải cảnh được cho là tân tiến đang cùng tàu Hải Địa-08 xâm phạm chủ quyền nước ta có số hiệu là 37111 và 35111. Tàu 37111 thuộc Chi đội Sơn Đông, còn 35111 thuộc chi đội Phúc Kiến.

Ta nhận biết điều đó từ cách đánh số hiệu 5 chữ số của tàu. Hai chữ số đầu chỉ tỉnh, số sau chỉ cỡ tàu và sê-ri. Đó là : 12 Thiên Tân, 13 Hà Bắc, 21 Liêu Ninh, 31 Thượng Hải, 32 Giang Tô, 33 Chiết Giang, 35 Phúc Kiến, 37 Sơn Đông, 44 Quảng Đông, 45 Quảng Tây, 46 Hải Nam.

Số thứ ba là lượng chiếm nước của tàu : dưới 500 tấn là số 0; 500 tấn trở lên là 1 Hai số cuối chỉ số sê-ri của tàu, các con số bắt đầu từ 01. Có số 1 vì lượng chiếm nước của hai tàu này là hơn 2.000 tấn. Riêng việc đã trang bị loại tàu này cho Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam rồi lại còn điều cả tàu từ vùng Hoa Đông xuống phía Nam, chứng tỏ Trung Quốc đặt vị trí Biển Đông ra sao trong cuộc chiến hiện nay ! 

jeudi 15 août 2019

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.

mercredi 14 août 2019

Bùi Chí Vinh - Tối hậu thư từ bãi Tư Chính



Như đã tiên đoán trước, bọn Trung cộng xâm lược đã quay lại bãi Tư Chính. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Một lần nữa, thi sĩ và nhân dân phải ra tối hậu thư... 

Vn đ không phi là giàn khoan Hi Dương 8 quay li bãi Tư Chính
Ng
ười Vit Nam không quen thói thp thò
T
bãi Tư Chính nói v điu công chính
L
à tt c nhng gì dán nhãn Tàu phi b nhp kho 

Ti bay không có quyn gì đi tước đot t do
C
a mt dân tc hơn 20 năm ni chiến
T
i bay không có quyn le chiếc lưỡi bò
D
ưới s toa rp ca lũ tay sai đê ti

Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang



(VietStudies 15/08/2019) Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương Địa Chất 8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu Hải Dương Địa Chất 8về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

Phạm Đình Trọng - Cuộc viếng thăm của công an



Sáng nay, 13.8.2019, ba công an đến nhà tôi. Chỉ có một mặc sắc phục công an là thượng úy Thành. Hai người mặc đồ dân sự tự giới là cán bộ văn hóa của chính quyền nơi tôi sinh sống, nhưng tôi biết chắc họ đều là công an cả. 

Chuyện trò, hỏi thăm quanh co một hồi rồi ông công an mặc dân sự tự giới thiệu tên Lâm nhắc đi nhắc lại khuyên tôi như năn nỉ: Bác có tuổi rồi, đừng đi biểu tình nữa. Bác ở nhà giữ sức khỏe.

Tôi biết họ thừa biết số điện thoại của tôi nhưng Lâm vẫn xin tôi số phôn và hẹn sẽ có sáng đến mời tôi di uống cà phê.

mardi 13 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính


(Reuters 13/08/2019) Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay 13/08/2019 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, không đầy một tuần sau khi rời đi đến Đá Chữ Thập. Reuters dẫn nguồn tin từ Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu cho biết như trên.

Chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng Bảy với nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, và dường như đã tiến hành khảo sát địa chấn tại vùng biển Việt Nam.

Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi EEZ Việt Nam ngày 7/8, nhưng nay quay lại với ít nhất hai tàu hải cảnh. Theo một trang Twitter chuyên về Biển Đông, tàu hải cảnh 35111 đã được thay thế bằng hải cảnh 45111, ở gần lô 06.01.

vendredi 9 août 2019

Dương Danh Huy - Biển Đông: 'Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế'



Tác giả cảm ơn Thái Văn Cầu, Nguyễn Lương Hải Khôi, Phan Văn Song, Dự Văn Toán và Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho nội dung bài viết.

"Tránh sao khỏi tai họa về sau"

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.

Việc báo chí nhấn mạnh tên "Bãi Tư Chính" đã không thể hiện hết mức độ của sự xâm lấn mới này. Thật ra, mỏ Lan Đỏ nằm trong bồn Nam Côn Sơn, gần bờ hơn Bãi Tư Chính, cạnh mỏ Lan Tây, vốn là nguồn cung cấp 30% khí đốt của Việt Nam từ năm 2003. Và thật ra sáu trong tám lô bị đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm, các lô 130, 131, 132, 154, 155 và 156 đều nằm phía bắc Bãi Tư Chính, với lô 130 chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 80 hải lý và đảo Phú Quý khoảng 37 hải lý.

jeudi 8 août 2019

Tạ Duy Anh - Trung Quốc có thực sự đáng sợ ?



Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hòa hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc, nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ? 

Thử xem hải quân Trung Quốc mạnh tới cỡ nào? Chúng ta biết chắc chắn một điều là tầu sân bay hiện tại của họ chỉ có tác dụng tốt nhất là làm bia tập bắn cho Su35 (Đây là lời ông Lý Quang Diệu, chứ không phải của tôi). Còn các loại vũ khí khác như tầu chiến, tầu khu trục, tầu hộ vệ, tầu tấn công, đặc biệt là tầu ngầm…thì chưa dụng binh lớn bao giờ, chưa viễn chinh bao giờ. 

Nguyễn Ngọc Chu - Đừng mắc mưu Bắc Kinh thêm một lần nữa



Trung Quốc cộng sản bạo ngược và nham hiểm hơn Trung Quốc phong kiến. Đừng mắc mưu Bắc Kinh thêm một lần nữa!


1. Nhiệt liệt hoan nghênh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tuy số lượng ít hơn, vẫn kiên trì đeo bám tàu Hải Dương 8 và đối đầu với lực lượng hải cảnh Trung Quốc trong suốt hơn một tháng qua ở vùng biển bãi Tư Chính. 

Sự không lùi bước của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã khẳng định hai điều cốt lõi: Bãi Tư Chính là của Việt Nam, và Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 

2. Nhưng cũng phải nhìn thẳng vào ba sự thật sau đây.

Một là, từ 03/7/2019 – 06/8/2019 tàu Hải Dương 8 đã thăm dò địa chất và thu được các dữ liệu địa chất trên một vùng biển rất rộng lớn của Việt Nam, mà Việt Nam không có phương tiện để chống phá hiệu quả. 

Biển Đông : Việt Nam xác nhận tàu Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính


Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay, 08/08/2019, xác nhận chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8, xâm nhập vào khu vực bãi Tư Chính suốt một tháng qua, đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ chiều hôm qua.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm nay cho biết : « Chiều thứ Tư 7/8, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 đã ngưng các hoạt động khảo sát, rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam ». Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm là các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn tiếp tục theo dõi vị trí các tàu Trung Quốc trong khu vực.

Chuyên gia Greg Poling đặt câu hỏi, liệu tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã rời hẳn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hay chỉ tạm nghỉ để tiếp liệu ở Đá Chữ Thập rồi sẽ quay lại ? Theo ông, hãy còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên cần nhớ rằng cuộc đối đầu ít được nói đến hơn, nhưng lại quan trọng hơn là ở phía nam, nơi các tàu hải cảnh tiếp tục quấy nhiễu giàn khoan Rosneft.

mercredi 7 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã rút khỏi bãi Tư Chính



Hải Dương Địa Chất 8 quay lại Đá Chữ Thập hôm nay 07/08/2019, theo ghi nhận của GS Ryan Martinson.

(Reuters 07/08/2019) Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, gây ra vụ đối đầu suốt cả tháng qua với các tàu Việt Nam, đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một think tank tại Washington hôm nay 07/08/2019 loan báo như trên.

Ông Devin Thorne, chuyên gia của Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) dẫn các dữ liệu của công ty phân tích hàng hải Windward nói với Reuters : « Các dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc hiện nay đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng vẫn còn ít nhất hai tàu hải cảnh hộ vệ ở lại trong khu vực ». 

Chuyên gia này cho biết thêm : « Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã theo đuổi chiếc Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và nay và chừng như nay đã ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ». 

mardi 6 août 2019

Bãi Tư Chính : Cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên ở Hà Nội bị giải tán



Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ngày 06/08/2019 phản đối xâm lược và yêu cầu chính phủ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.

(Reuters 06/08/2019) Công an Việt Nam đã giải tán một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, phản đối việc Bắc Kinh đưa tàu thăm dò đến một lô dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một nhân chứng cho Reuters biết như trên.

 

Các tàu Việt Nam và Trung Quốc đang đối đầu từ nhiều tuần qua gần một lô dầu. Đây là cuộc xung đột mới nhất tại vùng biển có thể trở thành điểm nóng của thế giới, trong lúc Hoa Kỳ thách thức các yêu sách trên biển của Trung Quốc.

 

Các cuộc biểu tình khá hiếm hoi tại Việt Nam, và công an đã giải tán cuộc xuống đường của khoảng 10 người thuộc nhóm « No-U » chỉ trong vài phút. Ông Lê Hoàng, một thành viên trong nhóm nói với Reuters : « Chúng tôi biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc để bày tỏ sự phẫn nộ của chúng tôi trước thế giới ».