Affichage des articles dont le libellé est Úc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Úc. Afficher tous les articles

lundi 7 février 2022

Biển Đông : Úc đòi hỏi đồng minh cứng rắn hơn, không để Trung Quốc tự do bành trướng


Đăng ngày:

Trả lời phỏng vấn của tờ The Sydney Morning Herald, ông Dutton nói : « Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo đó, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thua trong thập niên tới. Tôi cho rằng chúng ta nên trung thực về vấn đề này ».

Bình luận trên đây được đưa ra trước khi hội nghị Bộ Tứ được tổ chức vào tháng Hai này tại Úc, với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoại trưởng Peter Dutton không nói cụ thể Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có những hành động gì để răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng khẳng định Úc sẽ có tàu ngầm nguyên tử vào năm 2038 theo thỏa thuận AUKUS.

mardi 16 novembre 2021

Lưu Trọng Văn - Tiếng hát càng cao…

 

Anthony Trần - chàng trai gốc Việt 22 tuổi vừa được bầu làm thị trưởng một thành phố ở Úc. Trần phát biểu tại lễ nhậm chức:

"Tôi hy vọng vai trò thị trưởng của tôi sẽ tạo ra một tiền lệ để người trẻ, đến từ các cộng đồng văn hóa đa dạng, được tiếp thêm can đảm và khả năng bước vào một thế giới mà từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi một nhóm dân số cụ thể.

Tôi cũng hy vọng tiếp tục truyền cảm hứng cho người trẻ thực hiện ước mơ của mình”.

dimanche 14 novembre 2021

Dưới đáy Biển Đông, nơi diễn ra chiến tranh lạnh giữa Bắc Kinh và Washington (2)

 

Chân thành xin lỗi vì kỳ trước sơ ý đăng thiếu hai đoạn đầu, đã chỉnh lại (thêm phần chữ màu đỏ) và mời các bạn xem lại kỳ 1 tại đây.

(Vincent Jauvert, L’Obs 11/11/2021)

Răn đe nguyên tử tối hậu

Trong trận đấu của thế kỷ 21 này, tàu ngầm đóng một vai trò khác, mang tính quyết định hơn nữa : Răn đe nguyên tử tối hậu. Một cường quốc sẽ bất khả xâm phạm nếu có được khả năng « tấn công nguyên tử lần hai » - như các chuyên gia nói. Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi đã bị phủ đầu bằng vũ khí nguyên tử, vẫn có khả năng giáng trả khiến kẻ thù tan chảy.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhà tù lớn, nhà tù nhỏ trong mùa dịch

 

Ở Sydney tôi có một câu chuyện hi hữu trong mùa dịch, về một người tị nạn gốc Nam Tư.

Anh ta là một phạm nhân, bị tuyên phạt tù 3 năm 8 tháng tù, vì trồng cần sa. Chẳng hiểu sao sau vài tuần ở tù, anh ta trốn thoát nhà tù, và chuyển về một vùng gần biển rất giàu có ở Sydney, sống cuộc đời như là một người thợ tạp vụ.

Khách hàng của anh ta là những gia đình giàu có. Anh sống êm đềm như thế cả 29 năm, không làm phiền ai, không ăn tiền trợ cấp của Nhà nước.

vendredi 12 novembre 2021

Dưới đáy Biển Đông, nơi diễn ra chiến tranh lạnh giữa Bắc Kinh và Washington (1)

 

(Vincent Jauvert, L’Obs 11/11/2021) Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc và Hoa Kỳ lao vào một cuộc đua dữ dội về vũ khí dưới đáy biển. Đó là khía cạnh ít được biết đến nhất của địa chính trị ngày nay, và điểm nhấn là Đài Loan.

Thứ Bảy 02/10, ở đâu đó trên Biển Đông. Một con quái vật nặng 9.000 tấn bỗng trỗi lên từ đáy biển. Đó là một « Sói biển », « Seawolf » theo thuật ngữ của Hải quân Mỹ, một trong những tàu săn ngầm lớn nhất của Hoa Kỳ. Siêu nhanh và im lặng, tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực mang tên « USS Connecticut » khởi đầu sự nghiệp dưới những lớp băng Bắc Cực, nơi theo dõi các tàu ngầm xô-viết thời Liên Xô cũ. Giờ đây chiếc tàu với 110 thủy thủ đoàn và 40 ngư lôi tại Biển Đông, vùng biển nóng gần Thái Bình Dương, truy lùng kẻ thù mới số 1 của Hoa Kỳ : tàu ngầm Trung Quốc.

Bỗng dưng còi cảnh báo vang rền : « USS Connecticut » vừa bị một vật nào đó tông mạnh vào. Vụ va chạm mãnh liệt đến nỗi 11 thủy thủ bị thương. Để đánh giá thiệt hại và chăm sóc các quân nhân, chỉ huy trưởng ra lệnh rút thật nhanh về đảo Guam, căn cứ Mỹ gần nhất nằm bên Thái Bình Dương và biển Philippines. Và giữ bí mật về tai nạn, cho đến khi chiếc tàu ngầm được đưa về một địa điểm an toàn. Bởi vì nếu lộ ra quá sớm, vụ này có thể trở nên trầm trọng – một sự tuyên chiến giữa Bắc Kinh và Washington.

vendredi 22 octobre 2021

Trung Quốc bị « luận tội » tại Tổ chức Thương mại Thế giới


Đăng ngày:

 

Nhật báo kinh tế Pháp ví von, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) phải chịu đựng cả một bản luận tội. Bắc Kinh nhận được trên 1.600 câu hỏi từ khoảng 40 nước thành viên WTO, và làn sóng giận dữ không chỉ từ các quốc gia phát triển. Ông Vương không thuyết phục được ai khi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết lúc gia nhập, không làm hại đến lợi ích của nước khác.

Bắt chẹt, trợ giá ngầm, lấy cớ virus để chận hàng nhập…

mardi 19 octobre 2021

AUKUS : Indonesia và Malaysia quan ngại về tàu ngầm nguyên tử


Đăng ngày:

Đề cập đến AUKUS, hiệp ước an ninh Mỹ-Anh-Úc được loan báo vào tháng trước, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nói rằng hai quốc gia Đông Nam Á đều có cùng lo ngại về hệ quả của thỏa thuận này.

Hãng tin AP dẫn lời ông Saifuddin trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Indonesia, Retno Marsudi, cho biết đôi bên đều quan ngại khi một nước láng giềng mua tàu ngầm nguyên tử.

jeudi 7 octobre 2021

Đài Loan tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế sau các vụ xâm nhập của Trung Quốc


Đăng ngày:

Chuyến thăm của phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp và cựu thủ tướng Úc Tony Abbott diễn ra sau khi Đài Loan đã phải chịu đựng suốt bốn ngày liên tiếp, kể từ thứ Sáu tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận diện phòng không với số lượng lên đến 148 chiếc, gây lo ngại cho Washington và các đồng minh.

Bà Thái Anh Văn ngỏ lời cảm ơn Pháp đã tỏ ra lo lắng trước tình hình eo biển Đài Loan, và ủng hộ Đài Bắc tham gia vào cộng đồng quốc tế. Thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp dẫn đầu phái đoàn, nêu ra « đóng góp quan trọng của Đài Loan trong lãnh vực quan trọng cho tiến bộ nhân loại », nhưng không nhắc đến căng thẳng quân sự với Bắc Kinh.

mardi 5 octobre 2021

Tàu ngầm : Úc phải thủ thế trước sự hiếp đáp của Trung Quốc


Đăng ngày:

Anh chồng phản bội chỉ dám thú nhận vào phút chót

Tác giả nhìn nhận trong việc hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp, Úc đã xử trí một cách vụng về, thậm chí thô bạo. Chính phủ của thủ tướng Scott Morrison cứ như một anh chồng ngoại tình, không dám nói với vợ rằng sẽ chia tay, cho đến lúc xách vali ra đến tận ngưỡng cửa mới thú thật. Dứt tình như vậy hết sức phũ phàng, và người vợ còn cảm thấy bị phản bội nặng nề hơn khi khám phá ra rằng người chồng đã chuẩn bị cú đòn này từ nhiều tháng qua, bỏ rơi mình để đi theo cô bạn thân !

samedi 2 octobre 2021

Hạt cát Tân Calédonie và cỗ máy AUKUS


Đăng ngày:

 

Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế giới đang diễn ra.

Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?

jeudi 30 septembre 2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

mercredi 29 septembre 2021

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

samedi 25 septembre 2021

Khủng hoảng tàu ngầm Úc-Pháp : Hậu trường một vụ đi đêm


Đăng ngày:

« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi


Nhật báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.

vendredi 24 septembre 2021

Lưu Trọng Văn - Việt Nam chẳng việc gì phải sợ hãi!

 

Ngay trong ngày 21.9, tổng thống Biden tại Diễn đàn Liên Hiệp Quốc tuyên bố nhằm vào Trung Quốc:

"Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối”.

Thì Hoàn Cầu thời báo (Global Times) trắng trợn đưa tin:

"Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai Y-20 tới đảo Subi và Vành Khăn (của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm) để vận chuyển quân lính và tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trong điều kiện phức tạp”.

mardi 21 septembre 2021

Liên Hiệp Quốc: Tuần lễ ngoại giao bận rộn của thủ tướng Úc


Đăng ngày:

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết thêm chi tiết :

« Đây sẽ là tuần lễ ngoại giao bận rộn nhất trong sự nghiệp của ông Scott Morrison, theo nhận xét của nhật báo The Australian, khi thủ tướng Úc vừa mới đến New York.

dimanche 19 septembre 2021

Thái Bình Dương : Liên minh Mỹ-Anh-Úc làm thay đổi tương quan trước Trung Quốc


Đăng ngày:


Chỉ vài từ được thốt ra một cách nhẹ nhàng trong cuộc họp video ở Nhà Trắng, là đủ để hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, và xóa lại bàn cờ địa chính trị ở vùng biển châu Á đang sôi sục. Cùng với hai thủ tướng Boris Johnson (Anh) và Scott Morrison (Úc), Joe Bie khởi động liên minh quân sự ba bên được đặt tên là AUKUS (Autralia-United Kingdom- United States) để chống lại tham vọng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp cho Canberra một đội tàu ngầm nguyên tử với công nghệ Mỹ-Anh. Quyết định này khiến hợp đồng đặt mua 12 tàu ngầm ký với Pháp năm 2019 bị hủy bỏ thô bạo.

vendredi 17 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Úc, « điển hình tiên tiến thoát Trung »

 

Trong một cuộc họp báo sáng nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo khai sinh Đối tác an ninh ba bên (AUKUS) với mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đây là một sự kiện mang tính lịch sử sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ở khu vực này trong thời gian tới.

Một sáng kiến lớn của thỏa thuận này là Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc xây dựng đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

vendredi 10 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn: Phong tỏa kiểu Việt Nam và kiểu Úc

 

Không nói ra thì có lẽ đa số các bạn đều biết có nhiều khác biệt về quy định phong tỏa giữa hai nơi. Tôi thấy cách phong tỏa và chống dịch ở Việt Nam là công an hóa, còn Sydney là dân sự hóa.

Nơi tôi ở, Sydney, là một thành phố chừng 5,3 triệu dân, rất đa dạng về sắc tộc và văn hóa. Có hơn 20 sắc tộc khắp nơi trên thế giới đang sinh sống ở Sydney. Tôi không rõ có bao nhiêu người Việt ở Sydney, nhưng điều tra dân số nhiều năm trước cho thấy người gốc Việt chiếm khoảng 1,8% dân số, suy ra có khoảng 95.000 người Việt ở Sydney. Sở dĩ tôi nói về sắc tộc là vì một thành phố đa văn hóa như vậy rất khó quản lý trong mùa dịch.

Sydney bị phong tỏa từ đầu tháng 7/2021. Thoạt đầu họ nói chỉ phong tỏa 2 tuần, nhưng sau đó số ca tiếp tục tăng, họ 'gia hạn' thêm 2 tuần, rồi lại gia hạn thêm 4 tuần, rồi ... không còn hứa hẹn nữa. Nhưng hôm qua thì Nội các chánh phủ tiểu bang New South Wales đã đồng ý bắt đầu dỡ phong tỏa từ ngày 13/9 (tức thứ Hai tuần tới) dù số ca vẫn còn tăng mà không giảm. Họ dỡ từ từ, chớ chưa quay lại bình thường như trước được.

lundi 6 septembre 2021

Đỗ Hùng - Đội tuyển Úc trên đất Việt, một đoạn vinh quang buồn

 

(Mai đội Việt Nam đá với Úc, mình thấy cái này hay hay bèn lược thuật lại. Ai quan tâm đọc chơi.)

“Người ta bảo chúng tôi rằng nơi đây an toàn và rằng chiến tranh chưa thực sự lan tới Sài Gòn, nhưng nó cũng không cách xa mấy. Ban đêm chúng tôi leo lên sân thượng và trông thấy những viên đạn chỉ đường xẹt qua giữa bầu trời, nghe tiếng súng đì đùng từ xa vọng lại.”

Ron Corry, một thủ môn của đội tuyển Úc, kể về trải nghiệm ở khách sạn Caravelle trong chuyến du đấu tại Sài Gòn vào năm 1967.

NGOẠI GIAO BÓNG ĐÁ

samedi 28 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Cố vấn y tế trong đại dịch

 

"Mặc dù bản chất của con người là đối thoại và tương tác với nhau, thân thiện với nhau, nhưng lúc này không phải là lúc thể hiện những hành vi đó ... Đừng nói chuyện với ai ... "

"Có lẽ sẽ đến lúc ở một số địa điểm chúng ta phải đeo khẩu trang nhiều năm ... Ở một số nơi có nguy cơ cao, có thể bạn sẽ phải xuất trình chứng chỉ vaccine để được vào".

Thế nhưng trước đó cũng chính người này nói rằng khẩu trang không phải là thứ bảo vệ chúng ta khỏi lây nhiễm.