1. Avdiivka – sai lầm của giới chóp bu quân sự Nga
Hôm trước trong bài của mình tôi đã có so sánh Avdiivka với Bakhmut, sơ sơ thôi chứ không thể cặn kẽ được. Sau đó, có một câu hỏi nảy sinh: Chúng ta cần đi sâu hơn chút nữa về vị trí chiến lược của hai thị trấn này, từ đó mới đưa tiếp ra được sự so sánh về tính quan trọng về chiến lược giữa chúng.
Ngoài việc do quân Ukraine chiếm giữ thị trấn Avdiivka trong suốt 8 năm cho đến chiến tranh, và khi bước vào cuộc chiến này nó là vị trí tiền tiêu cho những cú bắn phá, pháo kích vào thành phố Donetsk do vậy nó được xây dựng thành một pháo đài vững chắc… Thì thị trấn còn là một trung tâm hậu cần quan trọng.
Kiểm soát Avdiivka có nghĩa là kiểm soát cả hai con đường cao tốc M-04 – E-50 và H-20 chạy sâu vào vùng đất do Ukraine chiếm giữ, cũng như tuyến đường sắt đi qua thị trấn này. Tuyến đường sắt này kết nối với lãnh thổ Nga và làm chủ được nó, người Nga sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc vận chuyển nguồn cung cấp cho các cuộc tấn công tiềm tàng về hướng Kramatorsk.
Trong khi đó, Bakhmut kém quan trọng hơn nhiều so với Avdiivka. Câu này tôi viết không dưới ba (3) lần khi bình luận về trận đánh Bakhmut: “Chiếm xong Bakhmut thì sau đó quân Nga đi đâu được nữa?” – Không đi đâu cả, vì xung quanh nó là những dãy đồi có quân Ukraine ở trên. Do vậy dù có chiếm được Bakhmut thì không ngay lập tức cho phép quân Nga tấn công Lyman từ phía nam hoặc Kramatorsk từ phía đông.
Vì vậy – sau khi quân Nga – chính xác là lực lượng Wagner của Prigozhin chiếm được Bakhmut thì chúng dừng lại ở đó, và rơi vào tình trạng gần như giam lỏng. Ngược lại với địa hình của Avdiivka, thì các dãy đồi lại đóng vai trò bảo vệ thị trấn từ chính những hướng quân Nga buộc phải đi qua để tấn công, và nếu vượt qua được những thành trì đó thì số phận thị trấn này coi như đã an bài.
Chúng ta đã thấy rõ với Bộ chỉ huy Nga, nhiệm vụ chiếm Avdiivka đã là sống còn và thực tế thì hy vọng chiếm được nó với bọn chúng là CÓ CĂN CỨ: chỉ cần vượt qua được những dãy đồi – thực tế là khá thấp vì so với nền bằng phẳng chung, chúng chỉ cao cỡ vài chục mét. Với người Nga, trở ngại đó không thành vấn đề.
Giả định rằng nếu hồi mùa xuân Bộ chỉ huy Nga không chọn Bakhmut mà dùng toàn bộ lực lượng có được lúc đó để tấn công Avdiivka, mà hồi đó không quân và pháo binh Nga còn mạnh lắm – thì Avdiivka đã bị chiếm rồii. Và từ đó phát triển chiến quả về phía Kramatorsk cũng dễ mà đi về phía tây, hoặc xuống tây nam về phía Vuhledar cũng dễ. Không rõ tại sao hồi đó chúng không làm như vậy – câu trả lời sẽ là một ẩn số và có thể chúng ta chỉ biết được sau chiến tranh.
Vào chiều Chủ nhật ngày 29 tháng 10 năm 2023, đã có thêm những thông tin về việc các nhà phân tích quân sự phương Tây cho biết lực lượng Nga đã chịu tổn thất lớn nhất trong vòng cả năm qua trong The Battle of Avdiivka.
Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cũng công bố trong hôm qua, theo đó họ ước tính Nga đã cử toàn bộ 8 lữ đoàn tham gia trận đánh và trung bình mất tới 740 quân mỗi ngày.
Báo cáo này cũng nêu rõ rằng “thách thức chính trị - quân sự cốt lõi của Nga vẫn giống như các trường hợp khác trong hầu hết cuộc chiến: các nhà lãnh đạo chính trị yêu cầu chiếm thêm lãnh thổ nhưng quân đội không thể tạo ra hành động tấn công ở cấp độ hoạt động hiệu quả.”
Mặc dù đồng ý với những ước tính đó, Tổng thống Ukraine Zelenskyy cũng thừa nhận cái giá mà lực lượng Ukraine phải trả cũng rất cao. Cao đến mức ông lo ngại nó có thể làm xói mòn sự hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
• Đến câu hỏi tiếp theo: Đánh giá chung về khả năng Nga bao vây được Avdiivka là như thế nào?
Tình thế cũng không thể nói là không nguy hiểm. Xin quý vị quá bộ xem bản đồ 3D tôi đánh số 1, trong đó dấu mũi tên chỉ khu công nghiệp có nhà máy luyện cốc, còn dấu V màu đó là đống xỉ than, nơi được coi là “Nga đã thủ tiêu thành công điểm cao của quân Ukraine.” Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng không hiểu sao việc vượt qua đường sắt để sang khu công nghiệp với người Nga đến nay vẫn chưa thực hiện nổi.
Như trong bài trước tôi đã trình bày, phía đó là phía cao, mà Kamyanka là một vị trí đang do Nga chiếm, từ đó đến khu công nghiệp khoảng non 4 ki-lô-mét theo đường chim bay. Từ đó về lý thuyết, quân Nga lao xuống dốc đồi là đến được thị trấn Avdiivka hoàn toàn bằng phẳng (bản đồ tôi đánh số 2).
Trong bài cách đây 2 bài, tôi có thống kê các điểm cao do hai bên chiếm giữ và có viết, ở đông bắc rất gần Kamyanka có 2 điểm cao thuộc vùng xám, nhưng hôm nay theo anh Zvizdеts Маngustu thì điểm cao 230 phía đông do Nga làm chủ, điểm cao 238 phía tây vẫn do người Ukraine làm chủ. Do vậy việc tiến chiếm thị trấn từ phía đó với quân Nga, phải đi qua điểm cao 238 trước đã.
Để bao vây được Avdiivka, quân Nga phải làm gì? Như chúng ta đã biết từ trước đây, quân Nga phải chiếm được hai làng Stepove ở phía bắc và Sjeverne ở phía nam mà hôm trước tôi đo theo đường chim bay thì hai làng này cách nhau 7,5 ki-lô-mét; và hôm đó tôi cũng nói về đồi và điểm cao, chứ chưa nói về sông ngòi. Hóa ra ở đây trông như lưu vực của một con sông nhỏ, xin quý vị xem bản đồ tôi đánh số 3.
Trong phân tích của mình, đồng chí Denys Davydov đưa ra ý kiến khác so với hình dung của tôi. Anh phi công này chỉ cho chúng ta thấy Nga tấn công từ Krasnohorivka vào khu công nghiệp, trực chỉ nhà máy luyện cốc để tiến về “Đại lộ công nghiệp” (Industrialny Prospek) nối vào con đường O-0542; phía Nam quân Nga vẫn phải đi qua Sjeverne nhằm mục tiêu Lastochkyne.
Nếu như vậy mũi hướng bắc chúng phải đi khoảng 6 ki-lô-mét và mũi hướng nam, khoảng 4 ki-lô-mét. Như vậy chúng đã chọn con đường ngắn nhất để đi. Trong trường hợp quân Nga chiếm quyền kiểm soát nhà máy than cốc, khi đó chúng sẽ không cần tấn công vỗ mặt Berdychi và Stepove nữa. Trong trường hợp đó, Orlivka sẽ bị cắt rời khỏi toàn bộ khu vực phòng thủ Avdiivka) và thị trấn coi như bị bao vây.
Trên bản đồ số 3 này thì chúng ta thấy ngoài các điểm cao ở ngoài thị trấn như hôm trước tôi báo cáo, còn có những nhánh sông ngòi nhỏ cũng được tạo bởi đặc điểm địa hình đó. Như vậy quân Nga sẽ rất khó cơ động, mà chỉ tiến quân lên đồi bằng chân là chính với tốc độ chậm và lính Nga sẽ làm mồi cho pháo binh Ukraine – nhưng bây giờ hóa ra tình thế đã khác, chúng không đi đường đó nữa mà sẽ chọn đường ít ao hồ hơn. Chúng ta sẽ lại chứng kiến một trận đánh bảo vệ thành phố nữa của người Ukraine và họ sẽ tiến hành chúng như thế nào?
Thêm một phép so sánh nữa – năm ngoái chúng ta đã chứng kiến trận đánh bảo vệ Azovstal rất bi hùng, nhưng các điều kiện ở Mariupol năm ngoái không thể so sánh với những điều kiện ở Avdiivka năm nay. Hồi đó quân Nga cô lập các đơn vị của Ukraine và bao vây họ. Chúng tổ chức những đợt tấn công gần như liên tục và có thể lựa chọn hướng và khu vực để tấn công và tấn công theo ý mình. Đồng thời nhà máy Azovstal đã bị không quân và pháo binh Nga biến thành đống đổ nát.
Ở Avdiivka, quân Nga chỉ có thể lao vào nhà máy luyện cốc theo một hướng từ phía điểm cao 230 mà điều này thì được bộ chỉ huy Ukraina biết rõ. Không quân Nga muốn bay thì buộc phải tính đến lực lượng phòng không của Lực lượng vũ trang Ukraine hoạt động trong khu vực này và pháo binh Nga thì phải tính đến khả năng phản pháo của Ukraine.
Nôm na là, quân Nga ở bên sườn đồi bên kia thung lũng, quân Ukraine ở bên này và tất cả nhìn rõ như lòng bàn tay. Bên nào có khả năng tổ chức phi pháo tốt hơn, thì bên ấy thắng. Đường từ điểm cao 230 xuống khu công nghiệp bây giờ như con đường độc đạo, sẽ là địa ngục với quân Nga.
Con đường đột phá vào hậu phương của toàn bộ khu vực phòng thủ Avdiivka của Lực lượng vũ trang Ukraine thông qua Nhà máy hóa chất và luyện cốc Avdiivka, qua đó tiếp cận tuyến Orlivka – Lastochkyne) là quá “hấp dẫn” đối với Bộ chỉ huy Nga. Tuy nhiên để thực hiện được mong muốn này trên thực tế lại là một chuyện rất khác. Mấy hôm trước chúng ta còn thấy Nga tấn công theo hướng đông bắc để lao vào Stepove – như vậy có thể an toàn hơn chăng?
• Nhận xét về mưu đồ của Bộ chỉ huy Nga và tình thế Avdiivka nói chung
Bình loạn :
Nếu quân Nga thực sự chọn khu công nghiệp là hướng chính, thì mưu đồ đã rõ: Kết thúc nhanh Avdiivka và rộng hơn, chính là âm mưu kết thúc chiến tranh của Putox. Cho đến trước trận đánh này, tôi có cảm giác rằng Putox vẫn tiếp tục bị cấp dưới, cụ thể là cặp bài trùng Shói-gù và Gerasimov lừa bịp.
Chẳng hạn, Shoigu đã từng đăng đàn nói theo Medvedev, khi tay nát rượu kia bảo Nga có thể sản xuất được 150 xe tăng một tháng, còn Shoigu thì bảo cả sản xuất, cả phục hồi thì được 200 xe tăng một tháng. Thực tế thì sao? Có một số nguồn tin cho biết Nga chỉ thực hiện được 20 % tuyên bố đó – sản xuất mới và phục hồi được 20 + 20 xe tăng là nhiều. Tôi thì cho rằng phục hồi được nhiều hơn chứ, nhưng cũng chỉ là những nỗ lực vô vọng mà thôi.
Nhưng chúng làm cho Putox tin điều đó, và tên độc tài vẫn nghĩ rằng có thể kiếm được một chiến thắng để kết thúc chiến tranh. Hắn còn tin rằng lực lượng vũ trang Ukraine sau khi phản công ở miền nam đã hết sức lực, và không còn khả năng đột phá phòng tuyến Surovikin ở bất cứ chỗ nào nữa. Mối lo bây giờ chỉ còn là ATACMS và F-16. Chiến thắng đã đến rất gần.
Ấy thế mà chúng ta lại dám cho rằng, kế hoạch “kết thúc chiến tranh” của Putox đã thất bại, trong khi nhiều nguồn tin khác cho rằng chúng đang dồn về xung quanh Avdiivka không phải 8 lữ đoàn mà là 12 lữ đoàn?
Đơn giản thôi, vì mỗi ngày số xe tăng của chúng bị diệt lại ít đi, điều tương tự xảy ra với xe bọc thép. Còn pháo binh thì được Kim Văn Uỷn cho vẫn nhiều và vẫn bị diệt đều. Tấn công mà tất cả rõ ràng về ý đồ, lại không có ưu thế về xe tăng, máy bay, pháo binh… thì tấn công thắng làm sao được?
2. Nga sợ ATACMS đến mức nào?
Vào ngày 25 tháng 10, các đơn vị phòng không Nga, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, đã đánh chặn và bắn hạ thành công hai quả ATACMS. Cơ mà cái bọn này chẳng cung cấp thông tin chi tiết về việc hệ thống phòng không được sử dụng để đánh chặn hoặc các địa điểm mà mục tiêu bị đánh chặn.
Trả lời phỏng vấn của TASS, trung tướng Aytech Bizhev, cựu Phó Tổng tư lệnh Lực lượng Không quân Nga, hiện phụ trách Hệ thống phòng không chung của các quốc gia thành viên CIS đã tuyên bố rằng hệ thống phòng không tiên tiến của Nga S- 400 đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại tên lửa tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp.
Bizhev cho biết: “Việc phá hủy hai tên lửa ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất đã được Bộ Quốc phòng Liên bang Nga báo cáo. Chúng đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không S-400.”
Lão này nói thêm, toàn bộ hệ thống phòng không của Nga, từ Pantsir-S1 đến S-400 đều đánh chặn ngon tên lửa ATACMS. Truyền thông Nga sau đó tung ra ảnh một “tàn tích” được cho là của ATACMS, nhưng sau đó cộng đồng mạng cười giễu bảo đây là một phần của nó được cắt ra trong quá trình bay.
Bizhev thì biện luận rằng tốc độ bay của tên lửa ATACMS không vượt quá 1.400 mét/giây khiến chúng dễ bị tất cả các hệ thống phòng không của Nga đánh chặn.
Bình loạn :
Cũng như HIMARS ấy mà, năm ngoái bảo là đánh chặn được nhưng rồi toàn đem kho hậu cần với doanh trại ra để chặn. Năm nay đã chặn thành công ATACMS bằng máy bay trực thăng.
3. Solovey là ai và lão ta đóng vai trò gì trong việc Putox “đột ngột lăn quay ra chết”?
Valery Solovey là một nhà khoa học chính trị, nhà sử học người Nga và là cựu trưởng phòng Quan hệ công chúng tại Học viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Mátxcơva (MGIMO).
Lão này thường xuyên đưa tin về sức khỏe của Putox trong một thời gian dài, bao gồm cả những diễn biến về bệnh ung thư của tên độc tài và khoảng thời gian được điều trị định kỳ do các bác sĩ (chủ yếu đến từ Israel), những người đã cung cấp dịch vụ điều trị y tế cực kỳ tốn kém theo định kỳ. Ngoài ra, Solovey còn nói về những vấn đề đời tư, chẳng hạn về con trai hợp pháp của Putox với Kabayeva, người cũng đã được các bác sĩ Israel chữa khỏi bệnh ung thư.
Từ góc độ này, chúng ta có thể thấy được Solovey là người – nếu đưa tin về Putox thì sẽ được coi là RẤT ĐÁNG TIN CẬY. Lão ta là người khẳng định Putox chết vào ngày 26/10/2023, thi thể được cho nằm trong tủ lạnh tại dinh thự Valdai của mình. Sự kiện chính được cho là diễn ra lúc 8:40 tối.
Trước đó, việc Putox nằm liệt giường đã được Solovey công khai cách 1 đến 2 tuần và đưa ra dự đoán rằng Putox sẽ sống được đến tháng 10 là tối đa vì Putox đã mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Vài ngày trước sự kiện “chết lăn quay” và cũng sau khi đi Trung Quốc về mấy hôm, Putox đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại khá om xòm với Benjamin Netanyahu. Các nguồn tin kể rằng Netanyahu đã tức giận yêu cầu những đồng minh thân cận của Putox bao gồm cả Iran ngừng “đổ thêm dầu vào lò lửa” xung đột Israel - HAMAS. Đây cũng là cuộc trò chuyện cuối cùng của Putox với một lãnh đạo nước ngoài.
Valery Solovey tin rằng Điện Kremlin sẽ tuân thủ quy trình tương tự như với Zhirinovskiy, sẽ thông báo chính thức về cái chết của Putox sau 1 đến 2 tháng. Lúc này Chính phủ Nga cần thời gian để quyết định ai sẽ là Sa hoàng tiếp theo của đất nước.
Bình loạn :
Mọi chuyện nhìn có vẻ rất logic, như những lãnh đạo của nước Nga… đã từng chết. Tôi thì lại nhìn câu chuyện dưới một góc độ khác. Putox được cho là đang rất thất vọng – đầu tiên là về chuyến đi Trung Quốc. Hắn yêu cầu họ Tập cung cấp vũ khí.
Nhiều nguồn tin cho rằng Putox xin họ Tập đưa xe tăng và máy bay chiến đấu, chẳng hạn máy bay cường kích hỗ trợ mặt đất tầm gần Nanchang Q-5, Trung Quốc mới cho loại biên năm 2017 và có đến 1.300 chiếc trong kho. Hoặc nếu ngon hơn cả là bán cho các mẫu UAV tiên tiến với vũ khí kèm theo, từ WZ-1 đến WZ-8, WZ-10… hay GJ-1, GJ-2… cái nào cũng tốt cả. Nhưng theo tin tức công khai thì họ Tập đã bảo Putox: “Định nghĩa về tình bạn không giới hạn của Trung Quốc và Nga, có khác nhau.”
Lại có nhiều nguồn tin cho biết, thằng cháu Kim Văn Uỷn trả lại được cho ông chú Putox 350.000 quả đạn pháo các loại – so với nhu cầu của Nga thì chẳng bõ dính răng.
ATACMS là một chuyện – nhưng những diễn biến của Avdiivka đang từ hy vọng lớn đến thất vọng lớn – dồn sức từng đó mà đánh đến lúc Putox “giả vờ chết” là hơn 2 tuần, vẫn chưa thắng, thì khả năng thua là rất cao. Ngoài nguyên nhân chính trị là để kết thúc chiến tranh còn bầu cử, thì cố đánh trận Avdiivka còn có một lý do nữa là phải kết thúc nó trước mùa đông tuyết rơi. Vì mùa đông lạnh sẽ làm cho nhu cầu hậu cần của chiến tranh tăng từ 50% đến gấp đôi, trong khi năng lực vận tải sẽ chỉ còn từ 2/3 đến một nửa. Vì vậy Nga sẽ phải cố sống cố chết để tấn công ở đây.
Một sự kiện nữa – bọn Kadyrovites vốn được biên chế vào Vệ binh quốc gia Nga, đột ngột được giao vũ khí nặng – vốn là việc tối kỵ vì nó như con dao kề vào sườn đế quốc Nga. Bọn này từ hồi Lyman năm ngoái đã nổi tiếng trong vai trò bắn vào lưng bộ đội Nga không cho chạy, và bây giờ thì chúng hành động tương tự ở Avdiivka.
Một việc làm cực kỳ nguy hiểm cho quốc gia – đứng từ góc độ tư tưởng đế quốc Nga là trang bị vũ khí hạng nặng cho bọn chuyên nghề tạo phản, nhưng lại có vẻ đảm bảo cho Putox. Phải chăng đang có âm mưu đảo chính từ quân đội, do vậy một mặt hắn giả vờ chết – mà phải giả vờ như thật và một mặt, củng cố lực lượng của mình? Tất cả được đặt trong bối cảnh thất bại chắc chắn ở trên chiến trường.
4. Liệu có chuyện lật Putox không?
Lịch sử Nga rất nhiều chuyện lật nhau, gần như không có lão nào được hạ cánh yên lành và điều đó như đã thành thông lệ, thường là loại bỏ bằng cách nào đó thậm chí giết chết. Năm 1918, Sa hoàng Nicholas II bị Lênin và Trotsky xử tử. Lênin sau đó bị đột quỵ một cách bí ẩn khi còn khá trẻ. Còn số phận Trotsky thì là kết quả hành động của Stalin. Đến lượt Stalin, rất có thể bị xử lý bởi Beria. Còn Beria thì bị Khrushchev tổ chức xử tử một cách khá ám muội sau một cú đảo chính nhẹ, rồi bị đốt xác bằng xăng ở trong một cái sân. Brezhnev tuy thoát khỏi cuộc hành quyết trong gang tấc nhưng sau đó bị quản thúc tại gia.
Sau Brezhnev, có mấy lãnh đạo Liên Xô chết khá… đột ngột một cách đáng ngờ như Andropov và Chernenko, sau đó mới đến Gorbachev là người đầu tiên thoát khỏi lời nguyền nhưng vẫn bị thất thế rồi gần như bị lật đổ hoặc tự lật đổ, nói thế nào cũng có phần đúng. Riêng Yeltsin những năm cuối đời đã tìm được cái phao Putox.
Còn Putox kỳ này thì hội đủ các yếu tố của nhân vật Beria, nghĩa là những gì Putox và đồng bọn đã làm là không thể tha thứ được. Vì vậy, đây chính là xuất phát điểm của hắn: Hắn ta tuyệt vọng vì không bao giờ muốn để mất quyền lực, hơn nữa cũng khao khát để lại một di sản tích cực trong lịch sử đất nước. Tiếc rằng cuộc chiến tranh của hắn ở Ukraine đã chôn vùi tất cả. Trong 50 năm nữa, hắn ta sẽ bị tất cả người Nga nguyền rủa vì những gì hắn ta đã làm. Từ sau cuộc chiến sẽ là một quá trình công bố rộng rãi các bằng chứng về tội ác của hắn, từ Chechnya đến Georgia và bây giờ là Ukraine.
5. Các khu vực khác của mặt trận
Ở Zaporizhia, quân Ukraine tấn công theo hướng mới về tây nam (bản đồ số 4), đồng thời chỗ vượt sông ở thượng nguồn cầu Antonovsky được mở rộng, quân Ukraine áp sát Oleshky theo 4 hướng. Để hình dung cuộc tấn công qua sông này, tôi muốn cùng quý vị nhìn lại sự kiện từ hôm 24/10, cách đây gần một tuần.
Gần khu định cư Beryslav ở tỉnh Kherson, một nhóm quân đặc nhiệm nhỏ (khoảng cấp trung đội) của Ukraine đã tiến hành một cuộc đột kích “vào và ra” mục tiêu là các vị trí của Nga bên sông Dnipro – địa danh đối diện bên kia sông là Kakhovka. Kết quả 71 binh lính Nga thiệt mạng và 36 khí tài quân sự bị thu giữ bao gồm 22 khẩu pháo cỡ lớn, 3 hệ thống pháo phản lực phóng loạt, 1 xe tăng, 1 xe bọc thép, 1 thuyền và 2 trạm chỉ huy tiền phương di động. Sau đó họ gọi các cuộc không kích sử dụng tên lửa hành trình phóng từ máy bay chiến đấu và bom dẫn đường để tiêu diệt kho vũ khí và đạn dược lớn của Nga phát hiện được.
Người đứng đầu trung tâm báo chí phối hợp chung của Lực lượng Phòng vệ miền Nam Ukraine cho biết: “Công việc chiến đấu của chúng tôi vẫn tiếp tục và nhằm mục đích chính xác là tiêu diệt kẻ thù càng xa càng tốt để chúng không thể gây thêm những tổn thất nặng nề bằng pháo kích”.
Trên mạng thì lan truyền một câu chuyện: Tám người Ukraina “tàn sát” 1.000 lính Nga – theo lời kể của một tên lính còn sống sót.
Tên lính Nga đã mô tả vụ “tàn sát” 1.000 đồng đội của mình và nói rằng chúng “không có cơ hội chống lại các lực lượng Ukraine được chuẩn bị tốt,” – theo một cuộc điện thoại được Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (GUR) chặn được và công bố. Trong cuộc gọi này người lính nói với mẹ anh ta rằng toàn bộ khu rừng “rải rác xác những người lính chết” khi quân Nga cố gắng chiếm ngôi làng Ivanivka ở tỉnh Kherson.
“Có một cuộc tàn sát đang diễn ra ở đó!” anh ta nói. “Hơn một ngàn người đã bị giết” rồi mô tả lực lượng Nga đã bị tổn thất nặng nề khi tiến công các vị trí kiên cố của Ukraine. Anh ta còn nói rằng khi một đơn vị gồm 20 người Nga tấn công một vị trí của Ukraine, chỉ có “hai hoặc ba người quay trở lại.” Trong một số trường hợp, chỉ một số ít binh sĩ Ukraine chúng ta chống đỡ được hàng trăm quân Nga tấn công.
“Hôm qua Sam lái máy bay (drone) và nói rằng chỉ có tám người đang ngồi trong chiến hào. Chỉ có tám tên khô-khôn! Và người của chúng con kéo đến đó có tới hàng trăm mà họ thậm chí còn không có khả năng chiếm được một thứ chết tiệt nào cả!” anh ta nói. "Khohol" (khô-khôn) là một từ tiếng Nga mang tính xúc phạm, sỉ nhục để gọi người Ukraine.
Anh ta nói rằng các tay súng bắn tỉa và xạ thủ súng máy Ukraine ở trong chiến hào và lô-cốt bằng bê-tông chắc chắn''.
(Theo bài của The Kyiv Post. Theo tôi biết thì chuyện này diễn ra từ tháng trước.)
PHÚC LAI 30.10.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.