1. Tin Kharkiv. Khu vực Izyum.
• Quân Nga tiếp tục rút khỏi khu vực ngoại vi Kharkiv và các chiến binh Ukraine đã khôi phục cột mốc chủ quyền quốc gia ở một đoạn biên giới – người đứng đầu Kharkiv OVA Oleg Sinegubov cho biết.
Bình loạn: Viva Ukraine!
Hôm qua chúng ta đã bình luận rồi, nếu quân Nga cứ tiếp tục như thế này ở khu vực Kharkiv, cũng đồng nghĩa với việc chắc là bỏ luôn đường rút của cụm 22 BTG ở Izyum.
• Tin tức hôm qua cho biết ngày 14/05 cụm quân Nga xung quanh Izyum thì tổ chức bắn pháo về phía tây thành phố để ngăn chặn làn sóng tấn công của quân Ukraine, còn ngày 15/05 thì quân Ukraine đã bắt đầu tấn công mạnh về phía thành phố này. Ghi nhận không quân Ukraine hoạt động mạnh trên vùng trời thành phố, đặc biệt là ở phía bắc và đông Izyum.
• Cũng tin hôm qua, lực lượng Nga ở Tây nam Izyum tức là đâu đó quãng Sulyhivka, vẫn chưa hồi phục và bổ sung xong do đó đến hôm nay thì chưa có hoạt động gì được.
Bình loạn: Đoạn này mới thực sự khó hiểu với tư lệnh Phan Quang vì hắn vẫn kiên trì với kế hoạch rút cụm quân này sang Donbas, nhưng rõ ràng là Bộ chỉ huy Nga không chịu nghe ý kiến, mà vẫn giữ cụm này ở đây không biết để làm gì. Trong cuộc chiến tranh này đã nhiều lần xảy ra những cú “ngoạn mục” từ phía Nga mà gần đây nhất là họ làm chúng ta choáng vì cú vượt sông “đi vào lòng đất” đến đôi lần ở cùng một chỗ. Bây giờ lại một đoàn quân nữa gần như chắc chắn sẽ bị cắt đường lui, mà họ vẫn cứ giữ ở đó…
Có thể có những suy đoán sau đây (1) Họ tự tin là sẽ giữ được hành lang phía đông Vovchansk do đó sẽ bảo vệ được đường sắt Valuyki – Kupyansk và cả đường bộ song song với nó – vì hiện nay họ vẫn đang giữ và dùng nó để vận chuyển hậu cần cho Izyum (2) Cụm quân 22 BTG ở nam Izyum có thể rút sang Donbas lúc nào cũng được nên cũng chưa phải vấn đề đáng ngại.
Thật ra ở chỗ này chúng ta có một điểm bị sai – thực tế Kharkiv và Donbas liền với nhau chỉ có một đoạn cách con sông Oskil. Còn ở trên từ Kupyansk đến biên giới và từ Kam'yanka nam thành phố Izyum trở sang bên phía đông là liền với Donbas. Vì thế quân Nga ở tây nam Izyum xét về thực chất, họ dồn về Donbas lúc nào cũng được.
Có vẻ như, Bộ chỉ huy Nga vẫn cố đấm ăn xôi đến cùng, cho đến khi nào cảm thấy lực bất tòng tâm không thể tiếp tục được nữa.
2. Khu vực Donbas.
• Quân đội Nga được biết là sẽ quay về với nhiệm vụ thu gọn hơn nữa, trước mắt là làm chủ được tuyến phòng thủ hay cụm cứ điểm Rubizhne – Severodonetsk – Lysychansk.
Bình loạn: Đầu tiên tui xin các bác để ý bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine: “Tại các hướng Severodonetsk và Novopavlovsk, địch không tích cực tấn công mà cố gắng dùng hỏa lực sát thương các đơn vị của quân ta.”
Ở đây có thể có vài lý do, nhưng có hai yếu tố lớn nhất là quân Ukraine trong ngày hôm qua đã cho nổ tung các cầu đường sắt do quân Nga chiếm giữ ở Rubizhne nối với Severodonetsk. Trên một diễn biến khác, có một số lượng cầu đường sắt khác chưa xác định cụ thể nối từ tỉnh Rostov của Nga sang thành phố Luhansk cũng bị phá hủy. Đây là tuyến đường tiếp tế quan trọng của quân Nga về mặt hậu cần, nên nếu thiếu nó thì kế hoạch của Nga sẽ rất khó khăn.
Tại sao lại là Severodonetsk – Lysychansk? Thành phố Rubizhne và Severodonetsk hợp với nhau tạo thành thế ỷ dốc, thành phố này bị chiếm thì thành phố kia sẽ ứng cứu. Nhưng riêng Lysychansk ở bên kia sông sát sườn cả hai thành phố, đưa toàn bộ lực lượng Nga nếu có chiếm được một trong hai hoặc cả hai thành phố nói trên vào tầm pháo kích.
Đó chính là lý do mà quân Nga bắt buộc phải vượt sông Seversky Donets bằng mọi giá để chiếm Lysychansk, nếu không thì việc chiếm Rubizhne và Severodonetsk là vô nghĩa.
Tại sao họ cứ phải vượt sông đúng cái chỗ đó, xin dẫn về đây ý kiến của bác Lê Hồng Anh :
“Tóm lược là thế này: chỉ có đoạn sông đó vượt qua thì mới đến đường lộ bên kia để hành quân tiếp, mà khúc sông đó cấu tạo bờ là đất bột (xe dễ lầy và không thể lai dắt), chỉ vài ba chỗ tương đối chắc nên không làm cầu phao chỗ khác được. Ukraine thì biết rõ nên cứ định vị mấy chỗ đó mà dập. Xe tăng Nga không lội ngầm đáy sông được vì bột bùn rất dày, chìm luôn như chơi, cầu phao chìm thì không có... Tướng tá ở trên thúc nên quân phải chịu chết thôi!”
Thực tế này chúng ta đã nói chán ra bao nhiêu lần, từ trước khi diễn ra The Battle of Donbas rằng những hình ảnh trận đánh xe tăng diễn ra ở Prokhorovka năm 1943 chỉ có ở trong quá khứ và trong phim thôi, chứ ở Donbas của năm 2022 thì không đơn giản vậy đâu. Xe tăng không thể phi xuống ruộng, và chỉ có thể chạy được ở trên đường.
Một lần nữa câu chuyện về học thuyết quân sự lại nổi lên: tiến hành chiến tranh trong thế kỷ 21 từ bây giờ trở đi với Nga, với nhiều nước khác nữa… sẽ như thế nào? Lý thuyết tiền pháo hậu xa rồi bộ binh tràn lên, còn cố giữ được nữa hay không, những chiếc xe tăng nặng nề liệu có còn hữu dụng?
Yếu tố thứ hai sau yếu tố cầu đường sắt, là sự mệt mỏi. Các báo cáo liên tục về tình trạng lãn binh, chống lệnh… của lính Nga ngày càng nhiều. Việc thiếu hậu cần cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình sa sút về tinh thần của quân lính. Cuối cùng là việc xuất hiện của một số loại vũ khí mới của phương tây trên chiến trường cũng sẽ gây tác động không nhỏ đến tâm trạng của lính Nga. Điều này chúng ta sẽ nói ở phần sau.
Đến đây chúng ta có thể quay lại với những đoán mò ba lăng nhăng của tui từ hôm 09/04. Trước hôm đó tui huyên thuyên rằng, Hồng quân sẽ… bỏ chạy – vì có bác bảo không tin, nói như thế là lạc quan tếu. Tui cũng lại đoán là quân Nga sẽ đánh mạnh từ 5 ngày đến 1 tuần – cú này sai bét. Mãi ngày 19/04 Nga mới bắt đầu tấn công được tính chính thức The Battle of Donbas, nhưng phải đến ngày 09/05 họ mới thực sự đánh mạnh. Về chiến quả, từ 19/04 đến nay Nga thực sự làm chủ được Kreminna, Popasna và gần đây Rubizhne được cho là đã bị quân Nga chiếm.
Còn việc lực lượng Ukraine phản công ở Kharkiv thì tui cùng bác Lê Hồng Anh phải mấy ngày sau đó mới đưa ra được dự báo là họ sẽ đánh ở Bắc Kharkiv để áp sát địa giới hành chính của tỉnh này với Luhansk. Tư lệnh Quang thì bổ sung thêm ý tưởng vây và diệt cụm quân Nga ở tây nam Izyum – việc này thì vẫn chưa rõ ràng.
Vậy quân Nga đã bỏ chạy chưa? Xin khẳng định: bỏ chạy rồi, như bác KVC viết và hôm qua chúng ta đã điểm tin là cả một Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn đã chống lệnh, hôm kia 300 cháu bỏ trốn, và quân Nga ở bắc Kharkiv rút về bên kia biên giới. Đó không phải bỏ chạy thì là cái gì. Rồi còn là bỏ chạy nhiều nữa.
Trên tờ Newsweek có bài báo về một chỉ huy Nga tự bắn vào chân để khỏi phải ra trận, lính của anh ta gọi điện cho ai đó và chuyện đó “được” lọt vào tai cơ quan tình báo Ukraine.
• Các lực lượng Nga dường như đã cạn kiệt lực lượng dự bị sẵn sàng chiến đấu, buộc Bộ tư lệnh quân đội Nga phải hợp nhất các binh sĩ từ nhiều thành phần khác nhau, bao gồm lực lượng của các công ty quân sự tư nhân và dân quân để hình thành các đơn vị quân đội chính quy và thủy quân lục chiến. Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng khoảng 2.500 lính dự bị của Nga đang huấn luyện ở các căn cứ tại Belgorod, Voronezh và Rostov để bổ sung cho các chiến dịch tấn công của Nga ở Ukraine. Số lượng quân dự bị đó khó có thể tạo ra đủ lực lượng để bổ sung cho các đơn vị Nga được cho là đã mất tới 20% nhân sự chiến đấu trực tiếp ở một số khu vực.
Bình loạn: Đoạn này xin miễn bình loạn.
3. Vụ Kherson “trưng cầu dân ý.”
Bình loạn: Lại một chuyện nhảm nhí rởm đời nữa, đúng như kiểu làm lấy được, làm xong hôm trước có khi hôm sau người ta chiếm lại cũng thôi kệ.
Nhưng…
• “Các quan chức Ukraine báo cáo rằng các lực lượng Nga đã bắt đầu đào chiến hào và xây dựng các công sự bê tông ở các khu vực không xác định của Mykolaiv và tỉnh Kherson gần Melitopol và ở phía tây tỉnhZaporizhia.”
Bình loạn: Chuyện này buồn cười à nha… Một quân đội thứ hai thế giới, đã đi chiếm đất phục vụ một ý tưởng vừa điên cuồng, vừa lạc hậu của chỉ duy nhất một ông chủ, nay lại còn phải đi đào công sự với chiến hào để cố thủ. Xin hỏi các cháu lính, các cháu định cố thủ ở đó đến bao giờ, nơi đất khách quê người? Đúng là bằng lý trí không thể hiểu nổi người Nga, chuyên làm những việc… “phi thường.”
Tại sao chúng ta lại tự cho mình quyền phán xét một ý tưởng là kỳ quặc? Bởi vì quân Nga từ trước đến nay đã phải đối phó với chiến tranh du kích, kể cả ở Kherson chúng ta còn nhớ hôm 09/05 du kích người ta treo một hình nộm lính Nga ở công viên trung tâm đó còn gì. Với chiến tranh du kích thì phòng tuyến nào chống được?
4. Tại sao giai đoạn đầu của The Battle of Donbas quân Nga vẫn có những chiến quả nhất định?
Thực ra, không chỉ giai đoạn đầu của The Battle of Donbas mà trong cả cuộc chiến này, quân Ukraine rút chạy là chính. Vì sao vậy? Vì hỏa lực pháo binh của Ukraine thua xa của Nga, về hai tiêu chí: số lượng và chất lượng.
Về số lượng, trong bài ngày 09/04 tui đã dẫn con số là Nga có khoảng 6.000 đơn vị pháo binh cho cả pháo xe kéo, tự hành và dàn pháo phản lực; con số này có thể tăng đạt tới 7.500 đơn vị. Nga bước vào cuộc chiến tranh với Ukraine vào cuối tháng Hai năm 2022 được cho là đã sử dụng 4.700 đơn vị pháo binh. (Đơn vị ở đây xin hiểu là khẩu, cỗ, giàn… chứ không phải phiên hiệu một tổ chức tác chiến)
Điều đáng nói là, khi bước vào chiến tranh thì Nga chủ yếu sử dụng hai loại chính: pháo tự hành và dàn pháo phản lực. Còn các loại pháo xe kéo, do lúc đầu Nga không tính cho một cuộc chiến tranh tổng lực kéo dài vả lại địa hình và hạ tầng của Ukraine quá khó khăn để triển khai. Về phương thức tác chiến, pháo tự hành bắn phát một và pháo xe kéo (lựu pháo, pháo nòng dài) là tương đương nhau, nhưng thực tiễn chiến trường đã cho thấy Nga vấp phải một số khó khăn không lường trước.
Thứ nhất, thiếu pháo xe kéo, chúng ta cần thêm: đặc thù của chiến trường Ukraine làm lượng xe tải bị tổn thương lớn, dẫn đến khó khăn trong triển khai pháo xe kéo.
Thứ hai, do thiếu pháo xe kéo, nên phải lạm dụng pháo tự hành và giàn pháo phản lực.
Thứ ba, do trông mong vào pháo tự hành mà quân đội Nga được nhận xét là “ngày càng phụ thuộc vào pháo binh hạng nặng” – lại gặp những vấn đề như không đảm bảo kỹ thuật: xe hỏng nhiều không được sửa chữa kịp thời, gặp mùa Rasputisha sa lầy hàng loạt… Đó là lý do chúng ta thấy có rất nhiều cỗ pháo tự hành 152 mm bị bỏ lại ở Ukraine là như thế.
Về giàn pháo phản lực, Nga vốn rất nổi tiếng với câu chuyện của “Cachiusa” nhưng cách đặt vấn đề bây giờ đã khác cho pháo binh hiện đại: độ tản mát của đạn phản lực không dẫn đường, không điều khiển gấp 6 lần, về thuốc nổ tốn gấp hơn 3 lần. Trong khi đó chiến tranh hiện đại dù là giàn pháo phản lực người ta cố gắng cho bắn chậm lại để điều khiển chính xác hơn – hình như đó là trường hợp của M270-B1, nhờ bác nào bổ sung giúp.
Vậy tại sao lại nói nhiều đến pháo xe kéo? Theo các chuyên gia quân sự, cách tiếp cận hiện nay đã khác đối với pháo bắn phát một so với pháo phóng loạt – xuất phát điểm đầu tiên từ ưu điểm truyền thống của nó: pháo xe kéo và pháo lựu – nòng dài nói chung do bắn phát một, có thể duy trì được một tần suất bắn liên tục trong một thời gian dài nhất là trong điều kiện chiến tranh hiện đại đòi hỏi yêu cầu mới với lực lượng pháo binh là bắn kiểu… phẫu thuật, không cần bắn nhanh bắn nhiều.
Với cơ cấu nạp đạn tự động, điều khiển đạn thông minh… tốc độ 8 quả đạn/phút đã là quá đủ. Ngược lại chính giàn pháo phản lực lại phải chỉnh chậm lại và áp dụng các phương pháp dẫn đường thông minh đến mục tiêu.
Như vậy ở đây có hai cách tiếp cận khác nhau về cơ bản. Với Nga, lực lượng tên lửa đất đối đất, hải đối lục (đất) vẫn được tính là pháo binh và có độ chính xác là… 40% theo Tây bôi xấu, còn với pháo binh truyền thống thì bắn bừa bãi với số lượng lý thuyết quy định của nước này là… không hạn chế, bắn nát nhà nó thì thôi – tức là tên lửa theo tiêu chuẩn pháo binh. Với phần còn lại của thế giới, thì cố gắng chính xác hóa, vi tính hóa, GPS hóa, nôm na là thông minh hóa pháo binh truyền thống để bắn phát nào, trúng phát ấy theo kiểu tên lửa của họ là bắn được vào ô cửa sổ – tức là pháo binh theo tiêu chuẩn tên lửa.
Vậy pháo binh Nga có điểm gì hơn pháo binh Ukraine?
Về số lượng, pháo binh Ukraine khi bước vào chiến tranh chỉ có 1.800 đơn vị các loại.
Về chất lượng, hầu hết là pháo của Liên Xô cũ tồi hơn pháo của Nga đang có nhiều. Đó là lý do mà pháo của Ukraine hầu hết thua pháo Nga về tầm bắn, làm cho quân Ukraine phải rút lui trong phần lớn các trận đánh giữ đất, giữ làng.
Điểm khác biệt cơ bản của câu chuyện, là cách thức sử dụng. Người ta cứ ca ngợi Javelin như là một bài tâm lý chiến cho lính xe tăng Nga thế thôi, chứ xem cách họ sử dụng pháo cũ mèm mà đánh xe tăng trúng phoóc, rất tài. Từ khi có các loại pháo mới chúng ta thấy ngay tình hình đã đổi khác: Nga thiệt hại hơn hẳn và sẽ còn khó khăn nhiều nữa.
Ở đây có một điểm là Nga chuẩn bị đi đến điểm giới hạn – vì lạm dụng pháo phản lực phóng loạt sẽ dẫn đến quá tải hệ thống sản xuất đạn dược, còn pháo tự hành thì không phải lúc nào cũng dùng được với hạ tầng và địa hình vùng Donbas. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới việc Nga sẽ phải cố gắng tăng lượng pháo xe kéo tới gần tiền tuyến, mà đây là lực lượng rất dễ bị tổn thương trước phương thức tác chiến drone + pháo tầm xa của Ukraine.
Mà quân Nga thì vốn dĩ phụ thuộc: máy bay làm chủ bầu trời (đã chính thức vứt đi) xe tăng đi trước càn quét (sợ Javelin lắm!) và pháo binh bắn nát trận địa đối phương. Đến khi quỵ nốt yếu tố thứ ba này, thì chính thức sẽ là thua.
Thế trận sẽ đổi chiều là thế.
Bổ sung từ Trần Duy Long : Độ chính xác và tầm bắn lớn là ưu thế vượt trội của M777.
Riêng ngày hôm qua, Ukraine phá hủy được 22 hệ thống pháo của Nga.
5. Chính trường Nga lại có những đồn đoán.
Nổi lên một nhân vật tưởng chừng như đã thất sủng, “đồng chí” Sergey Naryshkin giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Nhân vật này thời điểm chớm chiến tranh đã có thái độ không được lòng Putox và được cho là “mắt xích yếu nhất của vòng Putin”. Đến thời điểm này, có khi những điểm yếu hóa ra lại là điểm mạnh.
Chỉ có một điều cần nói với nhau: cái gì rồi cũng đến lúc của nó. Cuộc chiến dù chưa đến hồi kết, cũng phải cố cho nó kết, nếu không kết được khối thằng chết, kể cả Putox. Vì thế cũng chưa chắc đã có kịch bản kéo dài chiến tranh cho mấy tháng nữa đâu.
PHÚC LAI 15.05.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.