1- Mới đây, trong một tuyên bố, quân đội Ukraine nêu rõ: “Các đơn vị vũ trang tại Mariupol đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao... Bộ chỉ huy quân đội cấp cao đã ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị đóng tại Azovstal phải bảo toàn tính mạng cho các thành viên”.
Nói rõ thêm về vấn đề này, Tổng thống Ukraine, ngài Volodymyr Zelensky giải thích:
“Nhờ hành động của Lực lượng vũ trang Ukraine, tình báo, cũng như nhóm đàm phán, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Liên Hiệp Quốc, chúng tôi hy vọng có thể cứu được tính mạng những người của chúng tôi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ukraine cần những anh hùng Ukraine còn sống. Đây là nguyên tắc của chúng tôi. Tôi nghĩ mọi người sẽ hiểu những lời này. Để đưa quân đội của chúng ta trở về nhà, công việc vẫn tiếp tục, đòi hỏi sự khéo léo và thời gian”.
Sự thật, nó là như thế. Nhưng một tài khoản cũng có “số má” trên mạng xã hội, bác ấy đã buông một lời bình luận rất thiếu tử tế, rằng: “Trước, ra lệnh tử thủ – Hai tháng sau, ra lệnh đầu hàng. Rõ là, nhổ ra rồi lại liếm”.
2- Bác ấy, hiện đang sống ở Việt Nam, lại là sĩ quan của quân đôi của “bên thắng cuộc”. Mình chỉ xin đưa ra hai sự kiện tiêu biểu, nhờ bác ấy đọc và nếu còn có chút trung thực, nếu còn có chút liêm sỉ, xin vào mà bình luận giùm:
- Sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Chính những người Cộng sản đã ra Tuyên bố ngừng bắn trong dịp Tết cổ truyền này, để dân chúng khắp miền Nam được yên vui đón Tết. Vậy mà, chỉ mấy ngày sau, ai đã trở mặt, để đồng loạt nổ súng tấn công trên khắp miền Nam Việt Nam và gây ra bao tang tóc, cùng tổn thất khủng khiếp cho cả hai phía?
Bình luận về sự kiện này, liệu bác có cả gan dám dùng cụm từ “nhổ ra rồi lại liếm”, để chụp lên đầu của cái Đảng "kính yêu" mà mình đang cúc cung phục vụ?
- Hôm nay, là “Sinh nhật” của ông Hồ.
Xin dẫn câu chuyện mới được đăng trên trang Facebook của bác Lưu Trọng Văn. Trước, để hầu bà con – Sau, nhờ bác kia vào đây mà bình luận một cách thật trung thực:
Trước khi cụ Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Frédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Gã xin trích nhõn câu hỏi này của F. Mitterand, cùng câu trả nhời của cụ Bảo Đại:
Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghĩ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?
Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng cụ ấy ốm.
Cụ nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”.
Tôi hỏi : “Tại sao?”.
Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín nhiệm”.
Tôi tưởng cụ đùa.
Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”.
Trong ngày, tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc. Cho đến chiều, cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “Sau khi đã suy nghĩ kỹ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không có quyền đào nhiệm”.
Tôi nói : “Vậy thì, xin cụ hãy tiếp tục”.
Mới từ sáng đến chiều lập trường của Hồ Chí Minh đã quay ngoắt 180 độ.
Bình luận về sự kiện này, liệu bác có cả gan dám dùng cụm từ “nhổ ra rồi lại liếm”, để chụp lên đầu “thần tượng” của mình?
3- Cuối cùng, xin bác ấy vào đây và tự đăng lại sự kiện: Sau 81 ngày đêm "kiên cường" và hy sinh bằng mọi giá, để chiếm giữ ngôi Thành cổ Quảng trị, cuối cùng, quân Cộng sản đã phải tháo chạy như thế nào ra khỏi đó?
4- Người xưa dạy: "Đo ba lần, hãy cắt - Nghĩ/ nghĩa ba lần hãy nói" và trước khi nói, hãy tự sờ tay lên gáy của mình.
NGUYỄN TIẾN DÂN 19.05.2022 (Tựa bài do Thụy My đặt, những chữ màu đỏ do tác giả nhấn mạnh)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.