Trên trang của nhà khoa học Nguyễn Bá Anh, một người làm việc lâu năm ở Nga, vừa dẫn những thông tin từ Nga về Tuần dương hạm "Moskva" bị đắm.
Gã xin chia sẻ những thông tin rất nóng này để chúng ta cùng tham khảo.
1. Vì sao tàu tuần dương nằm ở gần cảng Odessa và Rumani?
Cách đây một năm, một trạm radar mới mảng pha định vị tầm quét khoảng 500 km đã được lắp cho tàu tuần dương.
Khi xảy ra chiến tranh, bầu trời Ukraina bị phong tỏa, tất cả các sân bay ở Nikolaev và Odessa đã bị đánh hỏng. Và chúng tôi (quân đội Nga) không thể hiểu máy bay của Ukraina bay từ đâu để tấn công lại chúng tôi? Do đó, tuần dương hạm “Moskva” với trạm radar mạnh đã được điều về gần cảng Odessa kề với Rumani thuộc NATO.Tuần dương hạm đã phát hiện ra rằng máy bay của Ukraina đã bay sang sân bay của Rumani, từ đó cất cánh ra biển, lượn một vòng từ phía Odessa và bay vào bờ, rồi bay tiếp về Dnhepropetrovsk và Zaporoje để tấn công quân đội Liên bang Nga.
NATO đã tính toán tất cả để tiêu diệt tuần dương hạm này cùng hệ thống radar của nó.
2. Tuần dương hạm Moskva bị tiêu diệt thế nào?
Ban đầu các máy bay không người lái tấn công phá hỏng radar và ăng ten của tuần dương hạm. Tàu hạ được một trong các UAV, nhưng bị mù mất một nửa! Sau đó phía Ukraina từ trên bờ phóng 2 tên lửa có cánh "Neptune"! Tên lửa được vệ tinh của NATO Orion treo trên Rumani dẫn đường.
Vệ tinh này bật hệ thống gây nhiễu điện tử và thấy được Trạm sục sạo của hệ thống phòng không của con tàu. Các tên lửa lao thẳng vào tuần dương hạm với đầu tự dẫn đã được tắt, để tàu không tìm thấy tia tự dẫn của chúng, “Orion” của NATO đã truyền các tọa độ chính xác của con tàu lên các tên lửa. Kết quả là 2 tên lửa đã đánh trúng, gây nổ vũ khí, đạn dược trên tàu và con tàu bắt đầu bị đắm.
Ngoài nhiệm vụ chính có mục đích tiêu diệt các Cụm tàu chiến tấn công và Cụm tàu sân bay tấn công, Tuần dương hạm “Moskva” còn có khả năng phòng không tầm xa lớn với hệ thống S-300F “Fort” phức tạp, phát hiện được mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 300 km.
Soái hạm được giao nhiệm vụ trực chiến trong phạm vi 100-120km cách Odessa với mục đích kiểm soát bầu trời trong bán kính 250-300 km. Con tàu nhờ thế đảm bảo phủ sóng radar một nửa phía Nam Mondova, bầu trời từ Izmail đến Odessa và một phần lãnh thổ Rumani (gồm cả cảng Kostanta).
Tuần dương hạm đã ngăn cản đáng kể việc bốc các phương tiện không quân (trực thăng và máy bay chiến đấu) từ lãnh thổ Rumani sang Ukraina.
Toàn bộ tình báo không quân của NATO đã quan sát kỹ tuần dương hạm này. Tiêu diệt soái hạm này đã được lên kế hoạch như một nhiệm vụ chiến thuật. Do đó việc vận chuyển tên lửa chống hạm đến Odessa đã được tiến hành trong điều kiện tối mật, được che đậy bằng hệ thống gây nhiễu điện tử.
3. Tên lửa loại nào đã bắn trúng tuần dương hạm?
Tên lửa chống hạm NSM đã được chọn làm “sát thủ” diệt soái hạm, chứ không phải “Neptune” như bộ máy tuyên truyền của Ukraina đang loan tin. Tên lửa chống hạm này là NSM (Naval Strike Missile) thế hệ thứ 5, một sản phẩm hợp tác của Na Uy và Mỹ, có tầm bắn 185 km.
Loại tên lửa chống hạm này được chọn do yêu cầu phải đảm bảo kết quả đánh trúng 100%, vì tên lửa có khả năng tự bay đến đích theo quỹ đạo được lập trình trước, khi tiếp cận mục tiêu ở độ cao 3-5 mét so mặt biển nhờ hệ thống dẫn đường hiệu chỉnh theo GPS. Khi tiếp cận mục tiêu NSM cơ động và tự tạo ra các nhiễu điện tử. Tên lửa dùng hệ thống tự dẫn với một đầu teplovisor (cảm biến nhiệt) độ nhậy cao, tự xác định điểm yếu nhất trên con tàu mục tiêu. Bệ phóng của tên lửa được đặt trên các container cố định, đã bí mật được chuyển đến Ukraina.
Như vậy, sau khi tuần dương hạm bị bắn trúng, rồi sau đó bị chìm, thì NATO lại mở được hành lang trên không để di chuyển các phương tiện máy bay đến các sân bay ở các vùng Chernovits, Zakavkaz và Ivano-Frankov.
4. Trạm radar nào còn khống chế bầu trời Ukraina?
Hạm đội Biển Đen, sau khi mất tuần dương hạm “Moskva” thì không còn một con tàu nào có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa nữa.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tệ như vậy. Tại Crưm còn có một trạm radar 3 băng tần là "Sky-M" có thể theo dõi đồng thời mọi mục tiêu trên không trong bán kính 600 km. Trạm radar này kiểm soát bầu trời đến thành phố Chernovtsa.
Tin giờ chót: Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã điều Tuần dương hạm “Slava” đến thay thế vị trí của kỳ hạm “Moskva” vừa hy sinh!"
Lời của gã:
Nếu thông tin trên là chính xác thì những lý do phía quân đội Nga giải thích tàu bị cháy do sự cố của tàu chứ không phải do tên lửa của Ukraina bắn cháy, là láo toét.
LƯU TRỌNG VĂN 19.04.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.