vendredi 11 mars 2022

Đỗ Hòa - Tác động của cuộc chiến Ukraine


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ, và có xu hướng đa dạng hóa ra nhiều thị trường khác ngoài Nga.

So với Mỹ chẳng hạn, thì thị trường Nga là quá nhỏ đối với Việt Nam, nên có thể các quyết định ở cấp chính phủ không cần phải cân nhắc nhiều.

Nhưng ở cấp độ ngành hàng và doanh nghiệp, đối với một số sản phẩm, Nga là thị trường quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Tôi nghiên cứu sơ bộ thì thấy một số điểm sau đây:

1. Tác động chung.

- Các sản phẩm thuộc ngành hóa dầu (chẳng hạn, hóa chất, hạt nhựa...) sẽ bị tác động do nguồn cung từ Nga giảm, trong khi các nguồn khác chưa có thể thay thế kịp (OPEC, Venezuela, Iran).

- Hoạt động khai thác dầu của Nga tại Việt Nam. Có thể có những ảnh hưởng do phía Nga phải tập trung vào đối phó với lệnh cấm vận.

- Vũ khí và thiết bị quân sự của Nga. Có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của Mỹ và EU.

- Giao dịch tài chính với Nga. Có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh chặn SWIFT đối với một số ngân hàng Nga.

Trên đây là những hoạt động chịu tác động chung bởi chiến tranh, bởi lệnh trừng phạt.

2. Quan hệ thương mại Việt Nam-Nga.

- Ngành du lịch : Có thể có sự biến động đối với lượng khách Nga, và xu hướng chọn điểm đến.

- Các sản phẩm Việt Nam xuất sang Nga dưới đây có thể có biến động về mặt thị trường:

Cà phê: VN là nhà xuất khẩu lớn nhất, chiếm 15.45%.

Trà: VN là nhà xuất khẩu lớn thứ 4 nhưng tỉ trọng khá nhỏ, chỉ hơn 5%.

Hồ tiêu: VN là nhà xuất khẩu số 1 vào thị trường Nga, chiếm 39%.

Quế: VN là nhà xuất khẩu số 2 vào thị trường Nga với 28%

Cá phi lê: VN là nhà xuất khẩu số 1 vào thị trường Nga, chiếm 22%.

Hạt điều: VN là nhà xuất khẩu số 1 với 45% thị phần.

Cao su thiên nhiên: VN đứng thứ 4 với 6%.

Túi xách da: VN đứng thứ 4 với 4.45%

Giày dép các loại: VN đứng thứ 2 sau TQ với 12.7%

Đối với các sản phẩm trên, sẽ có trường hợp tác động là tích cực, và sẽ có trường hợp bị tác động tiêu cực.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đối với loại sản phẩm mà mình kinh doanh và theo dõi sát tình hình để nắm bắt cơ hội, hoặc ứng phó với rủi ro.

Hiện tại, khó mà dự đoán là khủng hoảng này bao giờ sẽ chấm dứt, kết cục sẽ ra sao. Bởi điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình diễn biến trên mặt trận.

Cá nhân tôi cho rằng tại thời điểm hiện tại chưa nhìn thấy lối thoát, dù hai bên có đàm phán với nhau. Vậy nên các doanh nghiệp có liên quan cần chuẩn bị chứ không nên ngồi chờ.

P.S. Trên đây là số liệu 2020 từ WTO

ĐỖ HÒA 11.03.2022

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.