Tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 07/07/2019. |
Đặc phái viên của La Croix tiết lộ những chuyện « Ở trung tâm cuộc nổi dậy không có thủ lãnh ở Hồng Kông », theo lời kể của J.H., một thiếu nữ đấu tranh giấu tên, giấu mặt trên báo.
Nhà
báo Pháp gặp người nhân viên xã hội 30 tuổi, làm việc cho một tổ chức
phi chính phủ Hồng Kông, ở gần Nghị viện trước cuộc biểu tình hôm
01/07/2019 nhân kỷ niệm 22 năm trao trả cho Trung Quốc. Cô phân phối
những chai nước suối và khăn mặt để đối phó với khí hậu nóng ẩm hết sức
khó chịu.
Tổ chức hết sức chặt chẽ nhưng đều ẩn danh
J.H. cho biết : «
Tôi có mặt ở đây ngay từ hôm 9/6, trong cuộc biểu tình đầu tiên với 1
triệu người chống dự luật dẫn độ, và buổi tối lúc hàng ngàn thanh niên
bao vây Nghị viện cũng thế. Trong số những người trẻ từ 16 đến 22 tuổi
ấy, tôi hầu như là già nhất ; và hệ thống tổ chức của các bạn trẻ không
hề giống như cuộc Cách mạng Dù hồi năm 2014 ».
Với chiếc điện thoại trên tay, cô mở nhiều ứng dụng tin nhắn và tham gia các diễn đàn. J.H. giải thích : «
Thật là choáng ngợp, rất nhiều nhóm đã được tổ chức một cách quy củ. Về
hậu cần, có những người lo nước uống, khẩu trang, kính lặn, nón bảo hộ,
người thì lo kiếm xe tải nhẹ, xe hơi…Về truyền thông, các bạn làm ra
những video với đội ngũ thiết kế, họa sĩ. Về y tế có các bác sĩ, y tá và
thuốc men ; còn hỗ trợ luật pháp thì đã có các luật sư tình nguyện ».
Người
biểu tình tham gia thế giới ngầm của các mạng lưới mã hóa như Telegram,
Wire hay Signal – vô danh và không có số điện thoại nên không thể truy
ra được. J.H. cho biết : « Những nhóm cảnh giới gởi đi các video
thông tin về sự hiện diện của cảnh sát trên toàn lãnh thổ đặc khu : vào
giờ nào, ở đâu, như ở trạm métro hay nhà ga nào đó có ba, bốn cảnh sát
chẳng hạn. Mỗi nhóm như vậy có từ 30.000 đến 50.000 thành viên, chưa kể
đến các nhóm cảnh giới của các khu phố ».
Biểu tình tại Tiêm Sa Chủy ngày 07/07/2019. Những cuộc tập hợp lớn như thế này được kêu gọi qua mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn. |
Cuộc nổi dậy không thủ lãnh và chiếc điện thoại
Tất
cả đều nằm trong chiếc điện thoại ! Đặc điểm của các cuộc biểu tình ở
Hồng Kông là ở dạng phản kháng mới mẻ, hầu như độc nhất trên thế giới
này ; mà những người trên 30 tuổi khó thể hiểu, còn phụ huynh lại càng
khó hơn. Thế hệ này không hoạt động như cha mẹ mình hay chính giới hiện
nay.
« Các bạn trẻ không muốn có thủ lãnh, không muốn bị lợi
dụng về chính trị, không có lý tưởng chính trị. Họ tranh đấu vì những gì
họ cho là đúng đắn. Rất đơn giản đồng thời cũng đáng ngại, vì các bạn
ấy sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, để đạt được mục đích ».
Cha mẹ của J.H. vốn rất bảo thủ, cho rằng có thế lực nước ngoài giựt dây, nhưng cô khẳng định : « Trên thực tế, chính chúng tôi chi phối những người khác ».
Chẳng hạn chiến dịch quyên góp để mua các trang quảng cáo trên một số
tờ báo quốc tế lớn trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. «
Đó là ý tưởng tuyệt vời, được một trong các nhóm đưa ra. Nhưng những
người trẻ vây quanh Nghị viện không đọc, cũng như không biết G20 là gì !
»
J.H. nhìn nhận có những bất đồng về cách đấu tranh ôn hòa hay bạo lực, nhưng không có chia rẽ trong phong trào. Cô nói : « Tôi không đồng ý với việc chiếm Nghị Vvện, nhưng tôi vẫn ủng hộ các bạn ».
Các bài học của năm 2014 đã được rút ra, và những thủ đoạn của chính
quyền để bôi xấu phong trào không có tác dụng. Đối với cô gái, không có
thất bại và cũng chưa đạt được chiến thắng. « Chưa hết đâu, chính
quyền sẽ còn đàn áp. Đây là lúc để nghỉ ngơi đôi chút, không nên lao lực
thái quá để rồi ngã quỵ, vì cuộc chiến đấu còn lâu dài ».
Nhà đàm phán Iran, ông Abbas Araqchi (phải) tại Vienna ngày 28/06/2019. |
Nguyên tử : Iran khiêu khích có tính toán
Về một hồ sơ lớn là Iran, Le Monde phân tích « Những khiêu khích rất biết tự kiểm soát của Teheran », khi loan báo việc làm giàu uranium vượt ngưỡng 3,67% cho phép trong hiệp định nguyên tử Iran (JCPOA).
Ông Benjamin Hautecouverture, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) nhận định : « Thông báo trên đây không cho thấy Iran sẽ tái lập chương trình nguyên tử quân sự, mà trước hết là một động thái chính trị ». François Nicoullaud, cựu đại sứ Pháp tại Iran coi đây là một « lời cầu cứu, trước hết là với châu Âu ». Đó là chính sách từ từ tiến tới, một sự khiêu khích có kiểm soát.
Ông Nicoullaud giải thích : «
Việc vượt mức trần 300 kg uranium được làm giàu ở mức thấp vẫn chưa
nguy hiểm về mặt quân sự. Ngưỡng này được ấn định trong JCPOA vì theo
tính toán thì Teheran phải mất ít nhất một năm mới có được 25 kg uranium
làm giàu 90%, cần thiết để sản xuất vũ khí nguyên tử ». Nếu theo
tốc độ trước hiệp định, thì Iran chỉ cần có vài tuần. Trước đó, Iran sở
hữu 10.000 kg uranium làm giàu ở mức thấp và 19.000 máy ly tâm, nhưng
nay chỉ còn 5.060 máy.
Vượt ngưỡng 3,67% tuy đáng ngại, nhưng
việc làm giàu uranium vẫn rất lâu và khó khăn. Mức đe dọa là khi lên đến
20%, lúc đó có thể nhanh chóng đạt tới tỉ lệ 80 hoặc 90%. Và nguy hiểm
nhất là khi Teheran không còn chấp nhận các thanh tra của Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA). Cơ quan này đã đặt hàng trăm camera giám
sát tại Iran, hàng ngày vẫn nghiên cứu hàng trăm ngàn tấm hình, bằng
phân nửa số hình ảnh của cả thế giới. AIEA sẽ họp khẩn ngày mai 10/7 tại
Vienna.
Về lâu về dài, nếu Iran xé bỏ hiệp ước thì sẽ lại bị
quốc tế trừng phạt mà không cần nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc.
Phương Tây, mà tích cực đấu tranh nhất là Pháp, đã đạt được điều này khi
thương lượng JCPOA, tránh việc Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết
để can thiệp. Tuy nhiên nếu Iran chỉ lấn từ từ, thì hiệp định lại không
dự kiến những biện pháp trả đũa tương ứng.
Sir Kim Darroch (phải) được cố vấn tổng thống Mỹ Steve Bannon tiếp đón tại Nhà Trắng, 27/01/2017. |
Anh : Cuộc chiến tương tàn trong đảng bảo thủ
Còn tại châu Âu, Le Figaro và Les Echos có cùng nhận định : « Phía sau những rò rỉ ngoại giao về ông Trump, là cuộc chiến tương tàn trong đảng bảo thủ Anh ».
Ông
Kim Darroch, đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc đang trong tâm bão, khi
những nhận xét không hay của ông về chính quyền Donald Trump bị tiết lộ.
Xì-căng-đan này nổ ra vào thời điểm Luân Đôn bị yếu đi trên trường quốc
tế do Brexit, cũng mang lại hậu quả xấu cho ngoại trưởng Jeremy Hunt,
đang trên đường đua giành chức thủ tướng với ông Boris Johnson.
Thông tin do một nhà báo ủng hộ Brexit tung ra trên tờ Mail on Sunday
chừng như cũng mang dấu ấn của phe Johnson, đang muốn hất cẳng ông Kim
Darroch. Một khi trở thành người kế nhiệm bà Theresa May, có nhiều khả
năng Boris Johnson sẽ bổ nhiệm Nigel Farage, nhân vật cực đoan rất được
lòng ông Trump, vào chiếc ghế của ông Darroch.
Một quán cà phê ở trung tâm thủ đô Athens, 08/07/2019. |
Hy Lạp, đất nước bắt đầu bình thường hóa
Cũng về châu Âu, xã luận của Le Monde khen ngợi « Hy Lạp, một đất nước bình thường ».
Đã
nhiều lần Hy Lạp tiến sát vực thẳm một cách nguy hiểm. Cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật 7/7 đã đánh dấu cho sự chín muồi của đời sống chính
trị Hy Lạp, cùng với việc cải thiện tình hình kinh tế, và hội nhập vào
Liên hiệp Châu Âu. Trước đây là ngòi nổ khủng hoảng ở châu Âu, nay Hy
Lạp được bình thường hóa.
Chiến thắng vang dội của đảng trung hữu
Tân Dân Chủ do cựu bộ trưởng Kyriakos Mitsotakis, 51 tuổi lãnh đạo,
trước hết là một sự bảo đảm ổn định chính trị, vì với đa số áp đảo ở
Quốc Hội, tân thủ tướng không cần thương lượng lập chính phủ liên minh.
Đặc biệt là đảng tân phát-xít Rạng Đông Vàng, không đạt được tỉ lệ 3%
cần thiết, từ nay vắng bóng tại Quốc hội.
Ngoài sự quay lại với
lưỡng đảng, tương phản với sự tản mạn nhiều phe phái tại Quốc hội các
nước châu Âu, nơi các phong trào dân túy đang mạnh ; đáng chú ý là tính
ôn hòa trong chiến dịch tranh cử Hy Lạp. Ông Mitsotakis đã thành công
trong việc ngăn lại những tiếng nói cực đoan trong đảng. Tân thủ tướng
không có thời gian để mất : Hy Lạp vẫn còn bị giám sát, thất nghiệp lên
đến 18%, tăng trưởng phục hồi nhưng mới ở mức 1,3%.
Máy chơi game Nintendo Switch. |
Các nhà sản xuất trò chơi video sắp tháo chạy khỏi Trung Quốc
Về kinh tế, Les Echos cho hay « Các nhà sản xuất thiết bị chơi game chuẩn bị rời bỏ Trung Quốc ».
Theo Nikkei Asian Review,
có nguy cơ một cuộc tháo chạy sẽ diễn ra. Hai người khổng lồ trong lãnh
vực là Microsoft và Sony đang nghiêm chỉnh nghĩ đến việc đưa một phần
sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế Mỹ, theo chân đối thủ Nintendo
vốn đã chuyển một phần con gà đẻ trứng vàng của mình là Switch sang
Đông Nam Á từ giữa tháng Sáu.
Có đến 90% sản lượng của ba tập đoàn
này là từ các nhà máy ở Hoa lục, khiến họ phải nơm nớp lo sợ, khi nhiều
nhà phân tích nhận định tình trạng hòa hoãn hiện nay với Hoa Kỳ chỉ là
tạm thời. Nhiều tập đoàn sản xuất máy tính như Dell và HP cũng thế. Les
Echos cho rằng cuộc thương chiến Mỹ-Trung về lâu về dài có thể làm Trung
Quốc bị mất đi chỗ đứng hàng đầu trong lãnh vực điện tử hiện nay.
Trong bức ảnh của NASA, Bắc Triều Tiên là vùng tối đen nằm giữa Trung Quốc (trên) và Hàn Quốc (dưới, phải). |
Những vầng sáng ban đêm trên Trái Đất : Phồn vinh và độc tài
Cũng
trên lãnh vực kinh tế nhưng ở một góc nhìn thú vị hơn, Les Echos cho
biết có thể đo lường GDP, ước định biên giới…qua ánh sáng ban đêm nhìn
từ vệ tinh.
Một ví dụ cụ thể nhất là hai nước Triều Tiên. Từ trên
không gian nhìn xuống, Hàn Quốc là một vùng sáng rực rỡ, còn Bắc Triều
Tiên chìm trong bóng tối âm u, trừ một đốm sáng nhỏ chứng tỏ đó là thủ
đô Bình Nhưỡng. Rất logic : một người Bắc Triều Tiên tiêu thụ điện ít hơn
người Hàn Quốc 12 lần, và thu nhập cách biệt từ 20 đến 30 lần.
Nhưng
những vùng sáng ban đêm không chỉ là chỉ số phồn vinh, đôi khi còn là
chỉ dấu của…độc tài. Hai giảng viên Roland Hodler, đại học Thụy Sĩ Saint-Gall và Paul
Raschky, đại học Úc Monash, khi nghiên cứu 38.000 khu vực tại 126 nước
còn nhận thấy « những nơi nào ánh sáng ban đêm lung linh nhất chính là quê quán của nhà lãnh đạo đương nhiệm nước đó », đặc biệt là khi các định chế chính trị yếu kém và dân chúng ít học.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.