Tập Cận Bình muốn đứng trên hai người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. |
Bài đăng : Thứ năm 21 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 21 Tháng Tám 2014
Lễ kỷ niệm 110 năm sinh nhật Đặng Tiểu Bình diễn ra vào ngày
mai được tổ chức rất tưng bừng : một bộ tiểu sử chính thức dày cộm được
xuất bản, và một bộ phim truyền hình dài đến 48 tập chiếu vào giờ vàng
được dành riêng để nói về ông Đặng.
Bộ phim dài lê thê này chỉ vẽ lại tám năm trong cuộc sống của Đặng Tiểu Bình cho đến năm 1984, tức là trước khi xảy ra vụ đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, nhưng đủ sớm để cho thấy đà tiến của các cải cách đã giúp cất cánh về kinh tế.
Tuy vậy trên báo chí nhà nước, các bài báo lại cho người ta cảm giác là đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng được ca tụng không kém ông Đặng. Một bản tin của Tân Hoa Xã chạy tựa : « Để lại làm bừng sáng đất nước, chủ tịch Tập giương cao ngọn đuốc nhận được từ ông Đặng ».
Bản thân Tập Cận Bình cũng không tiếc lời ca ngợi « đồng chí Đặng Tiểu Bình » trong một bài diễn văn đọc hôm qua, khẳng định « sự đóng góp của ông Đặng đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại ».
Joseph Cheng, nhà Trung Hoa học của City University ở Hồng Kông nhấn mạnh : « Rõ ràng Tập Cận Bình muốn được coi là truyền nhân của Đặng, thay vì chỉ đơn giản là người kế tục Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào » - những người tiền nhiệm không nổi tiếng bằng và « không được xem là những nhà lãnh đạo tầm cỡ ».
Tham gia đảng Cộng sản ngay từ đầu, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền sau khi trừ khử được phái thân Mao và các cuộc bạo động của Cách mạng văn hóa (1966 – 1976) đã kết thúc. Vào cuối thập niên 70, con người nổi tiếng với vóc dáng thấp lùn và tính kiên trì, đã tung ra các cải cách rộng lớn mang màu sắc tự do, mở cửa ra quốc tế, tự do hóa lực lượng sản xuất…khởi đầu cho ba thập kỷ tăng trưởng như vũ bão.
Vốn đã phải chịu đựng những biến thái của chủ nghĩa mao-ít, Đặng Tiểu Bình kịch liệt phản đối mọi hình thức sùng bái cá nhân. Nhưng mô hình của Đặng - trộn lẫn độc tài chính trị với thực dụng kinh tế, giữa quyền hành độc đảng và chủ nghĩa tư bản buông thả - vẫn là chủ trương của chính quyền cộng sản, và khẩu hiệu « Làm giàu là vinh quang » của ông ta vẫn thường xuyên được nêu ra.
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, « chủ yếu muốn viện dẫn tinh thần của Đặng, khi đưa ra các cải cách (kinh tế) nhưng vẫn bảo thủ về mặt chính trị ». John Delury, chuyên gia của trường đại học Hàn Quốc Yonsei nhận xét như trên.
« Giấc mơ Trung Hoa » của Tập Cận Bình nhắm vào « đi sâu về cơ bản các cải cách », nhưng ông ta cũng tung ra chiến dịch chống tham nhũng, mà theo các nhà phân tích là nhằm giúp Tập bóp nghẹt mọi đối lập chính trị. Việc đàn áp các tiếng nói ly khai, từ các blogger, các phong trào công dân cho đến báo chí được tăng cường.
Bóng ma Mao Trạch Đông
Chuyên gia Delury nói với AFP: « Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, được coi là một lãnh đạo mạnh mẽ, một nhà cải cách, có khả năng thanh lọc hàng ngũ đồng thời duy trì sự trung thành với Đảng ».
Sự tương đồng trong các hình ảnh tuyên truyền là rất ấn tượng : Đặng nổi tiếng với thái độ thực tế và cách nói thẳng, tương tự, Tập cố gắng chứng tỏ là một lãnh đạo « gần gũi với quần chúng » khi xuất hiện trong tiệm bán bánh bao bình dân hay tại các làng quê.
Hơn nữa, Tập Cận Bình còn có thể tự cho là có liên hệ trực tiếp với Đặng Tiểu Bình, vì người cha, Tập Trọng Huân là một người trợ thủ trung thành của Đặng, phụ trách giám sát cải cách ở Quảng Đông, thí điểm mở cửa kinh tế của Trung Quốc.
John Delury giải thích : « Đặng tiến hành một trò chơi nguy hiểm : ông ta muốn diệt trừ chủ nghĩa mao-ít nhưng vẫn để nguyên hình ảnh của Mao. Và chắc chắn rằng bản thân Đặng Tiểu Bình không muốn là một Mao Trạch Đông mới. Ông ta không muốn dẹp bỏ những truyền thuyết được tô vẽ xung quanh Mao, vì sợ gây ảnh hưởng xấu đến lịch sử và quyền uy của đảng Cộng sản ».
Đặng Tiểu Bình chỉ đơn thuần chấp nhận cách đánh giá chính thức, theo đó Mao đúng đến 70% và sai 30%. Trong khi Tập Cận Bình cũng đánh giá về Mao « tương tự như Đặng » - theo khẳng định của Nhân dân Nhật báo vào tháng trước, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Đối với Joseph Cheng, chủ tịch Tập « có tham vọng được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo tầm cỡ (của lịch sử đương đại), theo kiểu từ nay người ta sẽ nói đến bộ ba Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và…Tập Cận Bình ».
Bộ phim dài lê thê này chỉ vẽ lại tám năm trong cuộc sống của Đặng Tiểu Bình cho đến năm 1984, tức là trước khi xảy ra vụ đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, nhưng đủ sớm để cho thấy đà tiến của các cải cách đã giúp cất cánh về kinh tế.
Tuy vậy trên báo chí nhà nước, các bài báo lại cho người ta cảm giác là đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng được ca tụng không kém ông Đặng. Một bản tin của Tân Hoa Xã chạy tựa : « Để lại làm bừng sáng đất nước, chủ tịch Tập giương cao ngọn đuốc nhận được từ ông Đặng ».
Bản thân Tập Cận Bình cũng không tiếc lời ca ngợi « đồng chí Đặng Tiểu Bình » trong một bài diễn văn đọc hôm qua, khẳng định « sự đóng góp của ông Đặng đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại ».
Joseph Cheng, nhà Trung Hoa học của City University ở Hồng Kông nhấn mạnh : « Rõ ràng Tập Cận Bình muốn được coi là truyền nhân của Đặng, thay vì chỉ đơn giản là người kế tục Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào » - những người tiền nhiệm không nổi tiếng bằng và « không được xem là những nhà lãnh đạo tầm cỡ ».
Tham gia đảng Cộng sản ngay từ đầu, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền sau khi trừ khử được phái thân Mao và các cuộc bạo động của Cách mạng văn hóa (1966 – 1976) đã kết thúc. Vào cuối thập niên 70, con người nổi tiếng với vóc dáng thấp lùn và tính kiên trì, đã tung ra các cải cách rộng lớn mang màu sắc tự do, mở cửa ra quốc tế, tự do hóa lực lượng sản xuất…khởi đầu cho ba thập kỷ tăng trưởng như vũ bão.
Vốn đã phải chịu đựng những biến thái của chủ nghĩa mao-ít, Đặng Tiểu Bình kịch liệt phản đối mọi hình thức sùng bái cá nhân. Nhưng mô hình của Đặng - trộn lẫn độc tài chính trị với thực dụng kinh tế, giữa quyền hành độc đảng và chủ nghĩa tư bản buông thả - vẫn là chủ trương của chính quyền cộng sản, và khẩu hiệu « Làm giàu là vinh quang » của ông ta vẫn thường xuyên được nêu ra.
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, « chủ yếu muốn viện dẫn tinh thần của Đặng, khi đưa ra các cải cách (kinh tế) nhưng vẫn bảo thủ về mặt chính trị ». John Delury, chuyên gia của trường đại học Hàn Quốc Yonsei nhận xét như trên.
« Giấc mơ Trung Hoa » của Tập Cận Bình nhắm vào « đi sâu về cơ bản các cải cách », nhưng ông ta cũng tung ra chiến dịch chống tham nhũng, mà theo các nhà phân tích là nhằm giúp Tập bóp nghẹt mọi đối lập chính trị. Việc đàn áp các tiếng nói ly khai, từ các blogger, các phong trào công dân cho đến báo chí được tăng cường.
Bóng ma Mao Trạch Đông
Chuyên gia Delury nói với AFP: « Đặng Tiểu Bình, qua đời năm 1997, được coi là một lãnh đạo mạnh mẽ, một nhà cải cách, có khả năng thanh lọc hàng ngũ đồng thời duy trì sự trung thành với Đảng ».
Sự tương đồng trong các hình ảnh tuyên truyền là rất ấn tượng : Đặng nổi tiếng với thái độ thực tế và cách nói thẳng, tương tự, Tập cố gắng chứng tỏ là một lãnh đạo « gần gũi với quần chúng » khi xuất hiện trong tiệm bán bánh bao bình dân hay tại các làng quê.
Hơn nữa, Tập Cận Bình còn có thể tự cho là có liên hệ trực tiếp với Đặng Tiểu Bình, vì người cha, Tập Trọng Huân là một người trợ thủ trung thành của Đặng, phụ trách giám sát cải cách ở Quảng Đông, thí điểm mở cửa kinh tế của Trung Quốc.
John Delury giải thích : « Đặng tiến hành một trò chơi nguy hiểm : ông ta muốn diệt trừ chủ nghĩa mao-ít nhưng vẫn để nguyên hình ảnh của Mao. Và chắc chắn rằng bản thân Đặng Tiểu Bình không muốn là một Mao Trạch Đông mới. Ông ta không muốn dẹp bỏ những truyền thuyết được tô vẽ xung quanh Mao, vì sợ gây ảnh hưởng xấu đến lịch sử và quyền uy của đảng Cộng sản ».
Đặng Tiểu Bình chỉ đơn thuần chấp nhận cách đánh giá chính thức, theo đó Mao đúng đến 70% và sai 30%. Trong khi Tập Cận Bình cũng đánh giá về Mao « tương tự như Đặng » - theo khẳng định của Nhân dân Nhật báo vào tháng trước, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Đối với Joseph Cheng, chủ tịch Tập « có tham vọng được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo tầm cỡ (của lịch sử đương đại), theo kiểu từ nay người ta sẽ nói đến bộ ba Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và…Tập Cận Bình ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.