Bài đăng : Thứ năm 31 Tháng Bẩy 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 31 Tháng Bẩy 2014
Một cuộc
« điều tra công khai » được mở ra hôm nay 31/07/2014 về cái chết của
nhà đối lập Nga Alexandre Litvinenko. Chủ đề tranh cãi giữa Luân Đôn và
Matxcơva lại nổi lên trong lúc Nga đang phải chịu đựng các biện pháp
trừng phạt mới vì vai trò trong của nước này trong cuộc khủng hoảng
Ukraina.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May tuần trước đã loan báo, cuộc
điều tra về cái chết của cựu điệp viên Nga, bị đầu độc bằng chất
polonium năm 2006 tại Luân Đôn, chủ yếu nhằm « tìm kiếm kẻ chịu trách nhiệm về vụ này ».
Sau khi chính thức cho ngưng cuộc điều tra tư pháp (inquest) hiện nay, thẩm phán phụ trách vụ này là Robert Owen sáng nay phải tuyên bố việc mở điều tra mới trước Tòa án Hoàng gia Luân Đôn. Cuộc điều tra công khai này sẽ kéo dài đến cuối năm 2015.
Thông báo này diễn ra ngay sau việc Hoa Kỳ và châu Âu công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga do can thiệp vào Ukraina. Nhóm các nước G7 cũng đe dọa sẽ trừng phạt nếu Nga « từ chối chọn lựa xuống thang » tại Ukraina. Tuy nhiên Anh khẳng định « hoàn toàn không có liên quan gì » giữa việc mở điều tra và hồ sơ Ukraina.
Vợ góa của cựu điệp viên Nga, bà Marina Litvinenko cho biết cảm thấy « nhẹ nhõm và vui mừng », coi đây là thông điệp gởi đến kẻ ám sát chồng bà « cho dù uy lực như thế nào đi nữa, rốt cuộc sự thật cũng sẽ được tìm ra ».
Alexandre Litvinenko, 43 tuổi, điệp viên của FSB (tình báo Nga) tị nạn tại Anh, vào tháng 11/2006 đã uống một tách trà cùng với Andrei Lougovoi, một điệp viên Nga và doanh nhân Dimitri Kovtoun trong một khách sạn ở Luân Đôn. Sau đó ông qua đời vì chất độc polonium.
Cho đến nay, chính phủ Anh vẫn từ chối cho mở « điều tra công khai » - mà ngược lại với tên gọi, sẽ giúp nghiên cứu trong vòng hạn chế các tài liệu nhạy cảm. Năm ngoái, thẩm phán phụ trách đã tỏ ý tiếc vì không thể xem xét vai trò của Nhà nước Nga, và yêu cầu mở điều tra công khai nhưng không thành công. Sau đó bà Marina Litvinenko đã kiện lên Tòa án Tối cao, và tòa này hồi tháng Hai cho rằng Bộ Nội vụ Anh phải xem xét lại quyết định của mình.
Vụ án Litvinenko gây bất đồng giữa Luân Đôn và Matxcơva, vì Nga từ chối cho dẫn độ Andrei Lougovoi, mà các nhà điều tra Anh coi là nghi phạm chính trong vụ đầu độc. Anh quốc cũng phát lệnh truy nã quốc tế đối với một nghi can khác là Dimitri Kovtoun nhưng không đạt được mục đích. Quan hệ Anh-Nga được cải thiện trở lại từ sau chuyến viếng thăm Matxcơva của Thủ tướng David Cameron năm 2011.
Sau khi chính thức cho ngưng cuộc điều tra tư pháp (inquest) hiện nay, thẩm phán phụ trách vụ này là Robert Owen sáng nay phải tuyên bố việc mở điều tra mới trước Tòa án Hoàng gia Luân Đôn. Cuộc điều tra công khai này sẽ kéo dài đến cuối năm 2015.
Thông báo này diễn ra ngay sau việc Hoa Kỳ và châu Âu công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga do can thiệp vào Ukraina. Nhóm các nước G7 cũng đe dọa sẽ trừng phạt nếu Nga « từ chối chọn lựa xuống thang » tại Ukraina. Tuy nhiên Anh khẳng định « hoàn toàn không có liên quan gì » giữa việc mở điều tra và hồ sơ Ukraina.
Vợ góa của cựu điệp viên Nga, bà Marina Litvinenko cho biết cảm thấy « nhẹ nhõm và vui mừng », coi đây là thông điệp gởi đến kẻ ám sát chồng bà « cho dù uy lực như thế nào đi nữa, rốt cuộc sự thật cũng sẽ được tìm ra ».
Alexandre Litvinenko, 43 tuổi, điệp viên của FSB (tình báo Nga) tị nạn tại Anh, vào tháng 11/2006 đã uống một tách trà cùng với Andrei Lougovoi, một điệp viên Nga và doanh nhân Dimitri Kovtoun trong một khách sạn ở Luân Đôn. Sau đó ông qua đời vì chất độc polonium.
Cho đến nay, chính phủ Anh vẫn từ chối cho mở « điều tra công khai » - mà ngược lại với tên gọi, sẽ giúp nghiên cứu trong vòng hạn chế các tài liệu nhạy cảm. Năm ngoái, thẩm phán phụ trách đã tỏ ý tiếc vì không thể xem xét vai trò của Nhà nước Nga, và yêu cầu mở điều tra công khai nhưng không thành công. Sau đó bà Marina Litvinenko đã kiện lên Tòa án Tối cao, và tòa này hồi tháng Hai cho rằng Bộ Nội vụ Anh phải xem xét lại quyết định của mình.
Vụ án Litvinenko gây bất đồng giữa Luân Đôn và Matxcơva, vì Nga từ chối cho dẫn độ Andrei Lougovoi, mà các nhà điều tra Anh coi là nghi phạm chính trong vụ đầu độc. Anh quốc cũng phát lệnh truy nã quốc tế đối với một nghi can khác là Dimitri Kovtoun nhưng không đạt được mục đích. Quan hệ Anh-Nga được cải thiện trở lại từ sau chuyến viếng thăm Matxcơva của Thủ tướng David Cameron năm 2011.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.