Bài đăng : Thứ năm 03 Tháng Tư 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 03 Tháng Tư 2014
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde hôm 02/04/2014 cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể gây ra những tác động rộng rãi đối với nền kinh tế thế giới nếu không khéo lèo lái.
Tuyên bố với báo chí hôm qua tại Washington, Tổng giám đốc Quỹ
Tiền tệ Quốc tế nói rằng : « Tình hình tại Ukraina, nếu không điều hành
tốt, có thể gây ra những tác động rộng hơn lên nền kinh tế thế giới (…).
Tôi hy vọng nhưng căng thẳng về địa chính trị sớm chấm dứt, để chương
trình hỗ trợ cho Ukraina của IMF có thể hoạt động ».
Ukraina vốn đã được IMF bật đèn xanh cho một kế hoạch hỗ trợ, có thể lên đến 18 tỉ đô la trong vòng hai năm, với điều kiện chính quyền Kiev phải áp dụng những biện pháp khắc khổ.
Không chỉ gặp bế tắc về tài chính, Ukraina còn đang trong tình trạng căng thẳng cao độ với nước láng giềng Nga đã chiếm mất một vùng đất của nước này là Crimée. Để đáp trả việc Nga sáp nhập Crimée, phương Tây đã trừng phạt nhiều người thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và đe dọa sẽ ra tay mạnh hơn đối với nền kinh tế Nga nếu Matxcơva leo thang.
Bà Christine Lagarde cũng nhận xét, các biện pháp trừng phạt đã có tác động lập tức lên kinh tế Nga. Theo ước tính của Matxcơva, số lượng vốn đầu tư rút ra khỏi nước Nga trong quý I năm nay lên đến 60 tỉ đô la. Ngân hàng Trung ương Nga đành phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có việc bán ra số ngoại tệ kỷ lục để hỗ trợ cho đồng rúp khỏi bị mất giá nặng nề.
Theo bà Lagarde, nhìn chung cuộc khủng hoảng Ukraina nằm trong tình hình căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, đe dọa đến viễn tưởng kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ công bố các dự báo mới về tăng trưởng nhân cuộc họp toàn thể tại Washington. Tổng giám đốc IMF cũng lo ngại nạn giảm phát tại các nước giàu, đặc biệt tại khu vực đồng euro, có thể làm giảm mức cầu và các hoạt động kinh tế.
Để tránh được mối đe dọa này, bà Christine Lagarde cho rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) cần phải linh hoạt hóa chính sách tiền tệ, nhất là vận dụng các biện pháp như mua lại trái phiếu, giảm nhẹ điều kiện tín dụng…
Từ đầu tháng Ba, IMF đã kêu gọi BCE hạ lãi suất chỉ đạo và bơm tiền mặt bằng cách mua lại các trái phiếu. Tuy nhiên một trong những viên chức của định chế tài chính Châu Âu là Vitor Constancio hôm thứ Ba 1/4 tuyên bố không tin vào kịch bản giảm phát trong khu vực đồng euro.
Trong bài diễn văn, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng khẳng định nguy cơ dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi các quốc gia mới trỗi dậy, do Hoa Kỳ thay đổi chính sách tiền tệ.
Ukraina vốn đã được IMF bật đèn xanh cho một kế hoạch hỗ trợ, có thể lên đến 18 tỉ đô la trong vòng hai năm, với điều kiện chính quyền Kiev phải áp dụng những biện pháp khắc khổ.
Không chỉ gặp bế tắc về tài chính, Ukraina còn đang trong tình trạng căng thẳng cao độ với nước láng giềng Nga đã chiếm mất một vùng đất của nước này là Crimée. Để đáp trả việc Nga sáp nhập Crimée, phương Tây đã trừng phạt nhiều người thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và đe dọa sẽ ra tay mạnh hơn đối với nền kinh tế Nga nếu Matxcơva leo thang.
Bà Christine Lagarde cũng nhận xét, các biện pháp trừng phạt đã có tác động lập tức lên kinh tế Nga. Theo ước tính của Matxcơva, số lượng vốn đầu tư rút ra khỏi nước Nga trong quý I năm nay lên đến 60 tỉ đô la. Ngân hàng Trung ương Nga đành phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó có việc bán ra số ngoại tệ kỷ lục để hỗ trợ cho đồng rúp khỏi bị mất giá nặng nề.
Theo bà Lagarde, nhìn chung cuộc khủng hoảng Ukraina nằm trong tình hình căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, đe dọa đến viễn tưởng kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ công bố các dự báo mới về tăng trưởng nhân cuộc họp toàn thể tại Washington. Tổng giám đốc IMF cũng lo ngại nạn giảm phát tại các nước giàu, đặc biệt tại khu vực đồng euro, có thể làm giảm mức cầu và các hoạt động kinh tế.
Để tránh được mối đe dọa này, bà Christine Lagarde cho rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) cần phải linh hoạt hóa chính sách tiền tệ, nhất là vận dụng các biện pháp như mua lại trái phiếu, giảm nhẹ điều kiện tín dụng…
Từ đầu tháng Ba, IMF đã kêu gọi BCE hạ lãi suất chỉ đạo và bơm tiền mặt bằng cách mua lại các trái phiếu. Tuy nhiên một trong những viên chức của định chế tài chính Châu Âu là Vitor Constancio hôm thứ Ba 1/4 tuyên bố không tin vào kịch bản giảm phát trong khu vực đồng euro.
Trong bài diễn văn, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng khẳng định nguy cơ dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi các quốc gia mới trỗi dậy, do Hoa Kỳ thay đổi chính sách tiền tệ.
lại khủng hoảng kinh tế., khủng hoảng triền miên
RépondreSupprimertin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te,tin the gioi