Công an
đứng gác tại hiện trường một vụ tấn công bằng dao trên đường phố ở Trường Sa tỉnh
Hồ Nam,
Trung Quốc ngày
14/03/2014.
|
Sau vụ thảm sát
ở Côn Minh, bầu không khí động loạn không chỉ áp chế xã hội mà cả với thể chế
chính trị ở Trung Quốc.
Những dấu hiệu ngày càng rõ nét về suy thoái kinh tế càng gợi cảm cho một cuộc
khủng hoảng tương lai của đất nước “vĩ đại” này.
“Voi cưỡi xe đạp” – một hình ảnh mà
giới quan sát phương Tây dành tặng cho Trung Quốc, xem ra đang mang tính linh ứng. Một lần
nữa chúng ta cần phác ra những kịch bản biến động kinh tế – chính trị với độ
dài trước mắt đến năm 2015 cho quốc gia vẫn đang say sưa với chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy”.
* Kịch
bản 1: Kinh tế ổn định, chính trị biến động nhẹ
Đây là kịch bản tối ưu mà những người
luôn tự tôn với tư tưởng Đại Hán không thể kỳ vọng nhiều hơn cho một tương lai
đầy bất trắc.
Ứng với kịch bản này, nền kinh tế duy
trì được sự ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 10%, GDP tiếp tục duy trì mức
tăng trưởng 9-9,5%, thị trường bất động sản không bị vỡ bong bóng, phần lớn các
chính quyền địa phương thu xếp trả được nợ cho ngân hàng. Sự ổn định của nền
kinh tế Trung Quốc
cũng được hỗ trợ bởi khả năng nền kinh tế Mỹ và thế giới không bị rơi vào suy
thoái kép, ít nhất trong năm 2014.
Hiện tại, điều kiện kinh tế thế giới
đang khá thuận lợi cho kinh tế Trung
Quốc, và đây chính là một trong những hỗ trợ lớn lao để Trung Quốc còn tạm giữ được
thăng bằng trên thế đu dây giữa tăng trưởng nóng quá khứ và nợ xấu hiện tại.
Tuy nhiên một thực tế không thể phủ
nhận là khoảng chênh lệch giàu – nghèo và hố phân cách xã hội vẫn hầu như chưa
được cải thiện, nếu không muốn nói là vẫn tiếp tục xu thế giãn rộng hơn. Do đó
về mặt xã hội, vẫn tiếp tục xảy ra những cuộc khiếu kiện đất đai, đình công,
biểu tình quy mô nhỏ như tình trạng hiện nay. Những mâu thuẫn tại các khu tự
trị Nội Mông, Tây Tạng và đặc biệt từ Tân Cương vẫn tiềm ẩn và không loại trừ
phát sinh xung đột với quy mô nhỏ và trung bình.
Với những điều kiện kinh tế – xã hội
trên, không khí chính trị tiếp tục duy trì ở mức độ bất ổn nhẹ (như hiện nay).Trước
mắt, Tập Cận Bình vẫn củng cố được quyền lực và thực hiện chiến dịch “diệt cả
hổ lẫn ruồi” cùng kế hoạch cải cách trung hạn. Tuy nhiên, không loại trừ những
cải cách này sẽ vấp phải sự phản ứng thù địch từ các nhóm lợi ích dày đặc trong
giới quan chứccao cấp Trung Quốc,
dẫn đến những âm mưu phản nghịch ngấm ngầm.
Đây cũng là
trường hợp mà một giáo sư kinh tế chính trị học của Đại học Havard – Dani
Rodrik – cho rằng “Kinh tế tốt không phải luôn là chính trị tốt” (Good
economics need not always mean good).
* Kịch
bản 2: Kinh tế suy thoái, chính trị biến động tương đối mạnh
Kịch bản này đang có một số dấu hiệu
xảy ra khi trong hai năm 2012 và 2013, nền kinh tế Trung Quốc không còn duy trì
được sự ổn định khi mức tăng GDP
giảm xuống còn 6-7%. Trên thực tế theo giới phân tích độc lập, mức tăng GDP của Trung Quốc chỉ là 3-4%.
Thị trường bất động sản tuy vẫn chưa
xuất hiện nhiều dấu hiệu vỡ bong bóng, nhưng nghịch lý là mặt bằng giá treo cao
song nợ xấu của các chính quyền địa phương đối với ngân hàng cũng tăng lên. Một
báo cáo vào cuối năm 2013 của chính Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phải thừa nhận số
nợ xấu của chính quyền địa phương không phải là 1.500 tỷ USD như công bố vào
năm 2011, mà đã lên đến 3.000 tỷ USD.
Cùng với hiện tượng tư bản nước ngoài
rút vốn khỏi thị trường tài chính, vận động đi ngang của thị trường chứng khoán
mà không thể “cất cánh” như kỳ vọng, và nguy cơ vỡ nợ trái phiếu lẫn phá sản
cận kề đối với một số tập đoàn và ngân hàng, Có khả năng bắt đầu từ năm 2015,
nền kinh tế Trung Quốc
sẽ chính thức dặt chân vào giai đoạn suy thoái, dẫn tới suy thoái nặng nề trong
một số năm sau đó cùng tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Ứng với những điều kiện kinh tế trên,
làn sóng bất mãn xã hội vốn tích tụ nhiều năm nay có thể tăng lên, thậm chí
tăng đáng kể. Có khả năng xuất hiện nhiều hơn số lượng các cuộc khiếu kiện đất
đai, đình công, cùng biểu tình đòi quyền dân chủ. Nếu các hoạt động mang tính
phản ứng xã hội này có mối liên hệ và cộng hưởng vào một thời điểm nào đó thì
có thể dẫn đến những cuộc biểu tình phức hợp, tạo thành phong trào phản kháng
mạnh mẽ đa thành phần với quy mô lớn, dẫn đến xáo trộn khá mạnh về không khí
chính trị và cũng có thể dẫn đến xung đột với hình thức bạo động, bạo loạn với
các cơ quan chính quyền và cảnh sát.
Nếu khả năng trên xảy ra, không có
nhiều hy vọng để Bắc Kinh sẽ kiềm chế được hoạt động đòi tự trị, dân sinh và
dân chủ tại các khu vực Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Hoạt động phản kháng
này sẽ trở nên phức tạp hơn hẳn và có thể dẫn đến sự xung đột (bạo động, bạo loạn)
ở quy mô lớn tại các khu vực này.
Kịch bản trên vẫn có thể xảy ra đối với
Trung Quốc ngay
cả trong điều kiện nền kinh tế thế giới không bị rơi vào suy thoái kép.
Đây là kịch bản đang có xác suất xảy ra
cao nhất đối với Trung Quốc
trong những năm tới.Tuổi thọ tối đa của đảng cầm quyền Trung Quốc ứng với kịch bản này
sẽ chấm dứt vào những năm 2022-2023.
* Kịch
bản 3: Kinh tế suy thoái, chính trị biến động mạnh
Trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế
thế giới rơi vào suy thoái kép và kinh tế Trung Quốc cũng chịu hệ lụy tương ứng.Thị trường
xuất khẩu của Trung Quốc
sẽ bị hạn hẹp đáng kể. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc cũng giảm mạnh, kéo
theo tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Khi đó, GDP Trung Quốc có thể giảm xuống
còn 4-5% và lạm phát tăng vọt từ15-20%. Tình hình này gần như chắc chắn sẽ làm
cho bong bóng bất động sản bùng vỡ, giá bất động sản giảm rất mạnh (trên 50%
hoặc hơn) với thanh khoản kém. Mặt khác, chính quyền địa phương gần như mất khả
năng thanh toán nợ cho ngân hàng, dẫn đến phản ứng dây chuyền về việc phá sản
của một số ngân hàng lớn và làm chao đảo hệ thống tài chính quốc dân.
Những điều kiện kinh tế trên cũng là
ngòi nổ cho các hoạt động phản ứng và phản kháng xã hội. Khiếu kiện đất đai,
đình công và các biểu tình đòi quyền dân sinh, dân chủ sẽ trở thành các phong
trào diễn ra liên tục, quy mô tăng dần, lan rộng tại nhiều tỉnh và thành phố,
hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột mạnh với chính quyền. Không loại trừ sự kết
hợp và cộng hưởng giữa các hoạt động phản kháng xã hội có thể dẫn tới yêu sách
thay đổi thể chế chính trị, mà về thực chất có thể xem là “cách mạng hoa nhài”
như đã từng xảy ra ở Bắc Phi và Trung
Đông vào những tháng đầu năm 2011.
Những điều kiện kinh tế – xã hội và
chính trị trên cũng là nhân tố kích thích các phong trào phản kháng rộng lớn ở
Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông.Tương ứng với điều kiện đặc thù về lịch sử của
các khu vực này, không loại trừ quá trình xung đột bình thường và tự phát có
thể dẫn tới những cuộc xung đột vũ trang có tổ chức và gây nguy hiểm cho sự tồn
tại của thể chế chính trị ở Trung
Quốc.
Tuổi thọ tối đa của đảng cầm quyền Trung Quốc ứng với kịch bản này
sẽ chấm dứt vào những năm 2019-2020.
Nhận định
Trong vài năm qua, khả năng tốt nhất
(kịch bản 1) đã gần như trôi qua. Một cuộc “cách mạng” về thể chế kinh tế của
Tập Cận Bình tại Hội nghị trung ương đảng vào tháng 11/2013 đã không thể làm
được những mục tiêu mà ông ta nhắm tới: mở rộng cơ chế sở hữu đất đai, xóa độc
quyền và cải cách hệ thống ngân hàng. Sau đó, vị tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch
nước này đành phải quay lại phương pháp truyền thống: sáng lập một ủy ban an
ninh quốc gia và tìm cách bóp nghẹt các hoạt động dân chủ và nhân quyền.
Chỉ còn khả năng cho hai kịch bản sau,
ứng với nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm và luôn tiềm ẩn một cơn nguy biến
về nợ xấu bất động sản và bong bóng tín dụng.
Dù chưa biết kịch bản 2 hay kịch bản 3
sẽ chiếm ưu thế, nhưng điều có thể chắc chắn là đảng cầm quyền ở Trung Quốc sẽ không thể hạ cánh
mềm trong tương lai không quá xa.
Tương lai đó có thể kéo dài sự tồn tại
của đảng cầm quyền Trung Quốc
từ 7-10 năm, như một kết quả khảo sát vào năm 2013 của một cơ quan nghiên cứu
Anh quốc.
Và tương lai không mấy sáng sủa như thế
cũng có thể tác động đến tình hình Việt Nam, nhưng lại theo một khía cạnh mà
đại đa số dân chúng và những người yêu chuộng dân chủ nhân quyền nước Việt đặc
biệt mong muốn: một Trung Quốc
đang chìm nghỉm sẽ khó có thể can thiệp sâu vào đời sống chính trị và nền kinh
tế của người dân Việt.
Thậm chí Bắc Kinh cũng không đủ tiền và
nhiệt tâm để cung cấp một “gói kích thích” đủ dày nào, ngay cả khi Hà Nội lâm
vào khủng hoảng chính trị trong ít năm tới…
P.C.D.
Tác giả gửi
trực tiếp cho BVN.
Ghi chú: Mời xem lại bài “Kịch bản nào vềnhững biến động trong lòng Trung Quốc?” đăng trên Bauxite VN ngày
26/7/2011 của cùng tác giả. Đây là bài viết đầu tiên của nhà báo Phạm Chí Dũng
ở “Lề trái”, trước khi anh bị bắt khẩn cấp với tội danh “âm mưu lật đổ chính
quyền” đúng một năm sau đó, vào tháng 7/2012.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.