Bài đăng : Thứ bảy 09 Tháng Mười Một 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 09 Tháng Mười Một 2013
Hôm nay
09/11/2013 Việt Nam bắt đầu sơ tán khoảng 100.000 người dân cư ngụ trên
đường đi của siêu bão Haiyan (Hải Yến), mà Việt Nam gọi là bão số 14.
Cơn bão này sẽ ập vào Việt Nam vào ngày mai, sau khi càn quét miền trung
Philippines làm ít nhất 100 người chết.
Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết
cuộc sơ tán đã bắt đầu tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Các trường học đóng
cửa, những người dân sống trong những ngôi làng dọc theo bờ biển đã được
dời đến những địa điểm tạm cư.
Siêu bão Haiyan (Hải Yến) được coi là trận bão mạnh nhất trong năm 2013 và là một trong những cơn bão mãnh liệt nhất đổ bộ vào đất liền từ nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm bớt cường độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, trận bão này vẫn được xếp vào loại siêu bão, có khả năng « diễn biến phức tạp » - theo như nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp khẩn hôm qua.
Tại Đà Nẵng, chính quyền cố gắng hoàn tất việc di dời người dân đến nơi an toàn trước 7 giờ tối nay. Qua điện thoại viễn liên, luật sư Đỗ Pháp, một người dân Đà Nẵng cho RFI Việt ngữ biết tình hình hiện tại :
Luật sư Đỗ Pháp : Như mọi người đã biết, đây là một cơn bão theo dự báo là lớn nhất đối với thế giới và cũng là đối với Việt Nam, cho nên việc phòng chống cơn bão này là cực kỳ cấp thiết và căng thẳng. Đến giờ việc chuẩn bị cơ bản hoàn thành rồi, cả thành phố tập trung hết phương tiện.
Nhà nước thì cho loa phóng thanh rao tất cả các ngả đường, rồi đài truyền thanh, truyền hình phát liên tục, cứ cách một giờ lại phát tin về đường đi của bão. Còn dân thì lần đầu tiên tôi chứng kiến mọi người, mọi nhà đều lo hết. Người ta lo chuẩn bị từ sáng, đến giờ tương đối hoàn tất rồi.
Thứ nhất là chằng chống nhà cửa, thứ hai là người ta mua lương thực để tích trữ trong những ngày mưa bão. Thứ ba là việc phòng chống tập trung theo một hướng mới, vì bây giờ xác định là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng chứ không như trước đây là dự báo nữa.
Dân miền Trung nhất là Đà Nẵng thì cũng có kinh nghiệm về bão nhiều, mà biết đây là một cơn bão quá lớn, cường độ khủng khiếp và có thể nói đây là một cơn bão hủy diệt. Cho nên hiện nay cơ bản là đã chuẩn bị đối phó xong. Nhưng chưa biết mức tàn phá sẽ như thế nào, chuyện này thì không ai lường trước được hết.
Đây không phải là một cuộc tổng diễn tập nữa, mà toàn bộ nhân dân thành phố Đà Nẵng lao vô. Ngay như gia đình tôi trước đây cũng chủ quan nhưng bây giờ cả nhà, con cháu, anh em đều tập trung lo, ý thức rằng mình đang chống chọi lại với một cơn bão quá nguy hiểm. Bây giờ bên cạnh tâm trạng lo lắng, nhưng cũng mong ơn trên phù hộ cho mọi người, mọi nhà qua được cơn bão.
RFI : Thưa anh, những khu nào đã cho dân đi sơ tán ?
LS Đỗ Pháp : Những nơi ven biển như đường Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu rồi bên Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… những vùng ven biển đều đã sơ tán hết rồi, vì đó là những vùng trực tiếp bị ảnh hưởng. Và theo dự báo, nhà cấp ba, cấp bốn coi như bay hết – nhà bay mất thì dân không thể nào trú ngụ được.
Cho nên toàn bộ khu vực bên kia – có nghĩa là quận 3 gồm Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, và đặc biệt là tuyến đường ven biển – đường Nguyễn Tất Thành và khu vực Xuân Thiều, Liên Chiểu người ta đã sơ tán hết dân về nơi trú ngụ an toàn rồi.
Những nhà kiên cố thì người ta sẵn sàng cho các gia đình cho tạm trú, và cũng có rất nhiều người đã đến ở rồi. Và những trường học kiên cố cũng đã đón những người được chính quyền đưa đi di tản khỏi vùng nguy hiểm của bão.
RFI : Còn tàu bè thì sao thưa anh ?
LS Đỗ Pháp : Tàu bè thì đã vô hết khu Âu thuyền bên Thọ Quang cũng như vịnh Mân Quang. Cách đây năm, mười phút tôi có đi ngang chỗ sông Hàn thì thấy không còn chiếc thuyền nào đậu nữa, mà tập trung hết về khu bên kia. Ở Đà Nẵng có một khu gọi là khu trú bão, là Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Thái là những nơi trú bão tương đối an toàn, thì tàu thuyền về hết bên đó rồi vì kèm theo bão thì thủy triều lên và sóng sẽ dâng cao.
RFI : Chắc người dân cũng đã lo dự trữ đầy đủ thực phẩm ?
LS Đỗ Pháp : Bây giờ không có nhà nào mà không trữ đồ ăn, vì bão là một việc, nhưng quan trọng nhất là sau bão. Trước hết là điện nước bị cắt, rồi chợ búa chưa kịp nhóm họp, nguồn thực phẩm bị hạn chế, nên người ta luôn luôn dự trữ thực phẩm năm, sáu ngày trở lên.
Phải cập nhật thường xuyên, vừa mở đài truyền hình trung ương và đặc biệt là địa phương để nghe diễn biến từng giờ. Nhưng rất may là bây giờ vẫn còn có điện, chứ tôi nghĩ là khuya nay điện sẽ cúp ở toàn thành phố. Máy điện thoại của tôi và toàn bộ các máy khác trong nhà đã sạc đầy đủ pin cho mấy ngày sẽ cúp điện. Mình biết là sẽ cúp điện dài ngày, vì cơn bão đang tàn phá thì làm thế nào khôi phục nhanh được.
Người dân miền Trung năm nào cũng phải chống chọi với bão… Có một nhà thơ viết mấy câu thơ mà tôi cứ nhớ hoài :
"Bão trước chưa tan tiếp bão sau
Biển ghềnh dằn vặt những thương đau
Nghĩ thương con sóng từ trong trứng
Mới lọt lòng ra đã bạc đầu”
Bão chồng bão, nỗi đau tiếp nỗi đau…Miền Trung nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam hứng chịu quá nhiều ảnh hưởng của mưa bão, thiên tai. Nhưng tôi nghĩ thôi thì cuộc sống vốn dĩ đâu có trọn vẹn. Rồi năm này do thời tiết khắc nghiệt, do biến đổi khí hậu, và cũng do con người vô tình góp sức tàn phá thiên nhiên nữa, cho nên bây giờ phải gánh hậu quả. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ dừng lại, phải đi lên, đi tới nữa…
RFI: Xin cảm ơn ông Đỗ Pháp ở Đà Nẵng.
tags: Thiên tai - Việt Nam
Siêu bão Haiyan (Hải Yến) được coi là trận bão mạnh nhất trong năm 2013 và là một trong những cơn bão mãnh liệt nhất đổ bộ vào đất liền từ nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm bớt cường độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, trận bão này vẫn được xếp vào loại siêu bão, có khả năng « diễn biến phức tạp » - theo như nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp khẩn hôm qua.
Tại Đà Nẵng, chính quyền cố gắng hoàn tất việc di dời người dân đến nơi an toàn trước 7 giờ tối nay. Qua điện thoại viễn liên, luật sư Đỗ Pháp, một người dân Đà Nẵng cho RFI Việt ngữ biết tình hình hiện tại :
Luật sư Đỗ Pháp : Như mọi người đã biết, đây là một cơn bão theo dự báo là lớn nhất đối với thế giới và cũng là đối với Việt Nam, cho nên việc phòng chống cơn bão này là cực kỳ cấp thiết và căng thẳng. Đến giờ việc chuẩn bị cơ bản hoàn thành rồi, cả thành phố tập trung hết phương tiện.
Nhà nước thì cho loa phóng thanh rao tất cả các ngả đường, rồi đài truyền thanh, truyền hình phát liên tục, cứ cách một giờ lại phát tin về đường đi của bão. Còn dân thì lần đầu tiên tôi chứng kiến mọi người, mọi nhà đều lo hết. Người ta lo chuẩn bị từ sáng, đến giờ tương đối hoàn tất rồi.
Thứ nhất là chằng chống nhà cửa, thứ hai là người ta mua lương thực để tích trữ trong những ngày mưa bão. Thứ ba là việc phòng chống tập trung theo một hướng mới, vì bây giờ xác định là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng chứ không như trước đây là dự báo nữa.
Dân miền Trung nhất là Đà Nẵng thì cũng có kinh nghiệm về bão nhiều, mà biết đây là một cơn bão quá lớn, cường độ khủng khiếp và có thể nói đây là một cơn bão hủy diệt. Cho nên hiện nay cơ bản là đã chuẩn bị đối phó xong. Nhưng chưa biết mức tàn phá sẽ như thế nào, chuyện này thì không ai lường trước được hết.
Đây không phải là một cuộc tổng diễn tập nữa, mà toàn bộ nhân dân thành phố Đà Nẵng lao vô. Ngay như gia đình tôi trước đây cũng chủ quan nhưng bây giờ cả nhà, con cháu, anh em đều tập trung lo, ý thức rằng mình đang chống chọi lại với một cơn bão quá nguy hiểm. Bây giờ bên cạnh tâm trạng lo lắng, nhưng cũng mong ơn trên phù hộ cho mọi người, mọi nhà qua được cơn bão.
RFI : Thưa anh, những khu nào đã cho dân đi sơ tán ?
LS Đỗ Pháp : Những nơi ven biển như đường Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu rồi bên Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… những vùng ven biển đều đã sơ tán hết rồi, vì đó là những vùng trực tiếp bị ảnh hưởng. Và theo dự báo, nhà cấp ba, cấp bốn coi như bay hết – nhà bay mất thì dân không thể nào trú ngụ được.
Cho nên toàn bộ khu vực bên kia – có nghĩa là quận 3 gồm Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, và đặc biệt là tuyến đường ven biển – đường Nguyễn Tất Thành và khu vực Xuân Thiều, Liên Chiểu người ta đã sơ tán hết dân về nơi trú ngụ an toàn rồi.
Những nhà kiên cố thì người ta sẵn sàng cho các gia đình cho tạm trú, và cũng có rất nhiều người đã đến ở rồi. Và những trường học kiên cố cũng đã đón những người được chính quyền đưa đi di tản khỏi vùng nguy hiểm của bão.
RFI : Còn tàu bè thì sao thưa anh ?
LS Đỗ Pháp : Tàu bè thì đã vô hết khu Âu thuyền bên Thọ Quang cũng như vịnh Mân Quang. Cách đây năm, mười phút tôi có đi ngang chỗ sông Hàn thì thấy không còn chiếc thuyền nào đậu nữa, mà tập trung hết về khu bên kia. Ở Đà Nẵng có một khu gọi là khu trú bão, là Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Thái là những nơi trú bão tương đối an toàn, thì tàu thuyền về hết bên đó rồi vì kèm theo bão thì thủy triều lên và sóng sẽ dâng cao.
RFI : Chắc người dân cũng đã lo dự trữ đầy đủ thực phẩm ?
LS Đỗ Pháp : Bây giờ không có nhà nào mà không trữ đồ ăn, vì bão là một việc, nhưng quan trọng nhất là sau bão. Trước hết là điện nước bị cắt, rồi chợ búa chưa kịp nhóm họp, nguồn thực phẩm bị hạn chế, nên người ta luôn luôn dự trữ thực phẩm năm, sáu ngày trở lên.
Phải cập nhật thường xuyên, vừa mở đài truyền hình trung ương và đặc biệt là địa phương để nghe diễn biến từng giờ. Nhưng rất may là bây giờ vẫn còn có điện, chứ tôi nghĩ là khuya nay điện sẽ cúp ở toàn thành phố. Máy điện thoại của tôi và toàn bộ các máy khác trong nhà đã sạc đầy đủ pin cho mấy ngày sẽ cúp điện. Mình biết là sẽ cúp điện dài ngày, vì cơn bão đang tàn phá thì làm thế nào khôi phục nhanh được.
Người dân miền Trung năm nào cũng phải chống chọi với bão… Có một nhà thơ viết mấy câu thơ mà tôi cứ nhớ hoài :
"Bão trước chưa tan tiếp bão sau
Biển ghềnh dằn vặt những thương đau
Nghĩ thương con sóng từ trong trứng
Mới lọt lòng ra đã bạc đầu”
Bão chồng bão, nỗi đau tiếp nỗi đau…Miền Trung nhất là Đà Nẵng, Quảng Nam hứng chịu quá nhiều ảnh hưởng của mưa bão, thiên tai. Nhưng tôi nghĩ thôi thì cuộc sống vốn dĩ đâu có trọn vẹn. Rồi năm này do thời tiết khắc nghiệt, do biến đổi khí hậu, và cũng do con người vô tình góp sức tàn phá thiên nhiên nữa, cho nên bây giờ phải gánh hậu quả. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ dừng lại, phải đi lên, đi tới nữa…
RFI: Xin cảm ơn ông Đỗ Pháp ở Đà Nẵng.
tags: Thiên tai - Việt Nam
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.