Bài đăng : Chủ nhật 19 Tháng Năm 2013 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 19 Tháng Năm 2013
Phóng sự
ngày hôm nay 19/05/2013 của AFP về hội chợ thiết bị dành cho công an ở
Bắc Kinh đã mô tả, các mặt hàng thuộc « công nghệ chống khủng bố » như
các người mẫu trong sắc phục chống bạo động, xe hơi lắp kính chống đạn
hay máy bay không người lái…đang nở rộ. Đây là thị trường béo bở, người
bán được hưởng lợi từ ngân sách dành cho việc chống nổi dậy của Trung
Quốc, mà năm nay đã vượt qua ngân sách quốc phòng.
Với số lượng « sự cố tập thể » - từ ngữ hoa mỹ mà chính quyền
Bắc Kinh dùng để chỉ các vụ nổi dậy - lên đến 180.000 vụ một năm, quỹ
dành cho nội an của Trung Quốc năm nay là 769 tỉ nhân dân tệ (98 tỉ
euro), tức cao hơn đến 200 tỉ nhân dân tệ so với năm 2010.
Ryan Fan, phụ trách gian hàng bán áo giáp, nón chống đạn và khiên nhựa trong suốt vui vẻ cho biết : « Các sản phẩm này nhằm phục vụ cho cảnh sát chống bạo động. Chính phủ chúng tôi có ngân sách hàng năm dành cho việc giữ gìn an ninh trật tự cao hơn trước rất nhiều ».
Một nhóm người mặc đồ đen xem xét loại kính hồng ngoại nhìn được ban đêm, và một nhóm công an từ tỉnh Giang Tây xa xôi đứng xem cuộc trình diễn một robot tháo gỡ bom. Một người công an trong nhóm khẳng định : « Chúng tôi có rất nhiều tiền để chi tiêu, đặc biệt là trong việc đấu tranh chống khủng bố ».
Lu Hui, người bán xe hai bánh kiểu « Robostep », loại được công an sử dụng để tuần tiễu trên quảng trường Thiên An Môn cũng nhìn nhận : « Nhà nước hỗ trợ mạnh các chi tiêu của công an ». Quảng trường nổi tiếng từng diễn ra cuộc thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ năm 1989, hiện đầy dẫy các camera quan sát và lực lượng an ninh hiện diện đông đảo.
Hàng mấy chục gian hàng giới thiệu các công nghệ tân tiến nhất, như các máy chặn sóng điện thoại di động – hiện đang có hơn một tỉ chiếc trên khắp nước Trung Quốc, các thiết bị nghe trộm siêu nhỏ, máy bay không người lái. Một chiếc trực thăng điều khiển từ xa có giá 100.000 nhân dân tệ (12.700 euro). Một nhân viên công ty Seven Dimension Information khẳng định, đã có nhiều cơ quan công an trên cả nước sử dụng loại này.
Các công ty ngoại quốc cũng có mặt tại hội chợ. Một máy bay không người lái có camera do Úc sản xuất được trình bày với nhiều không ảnh chụp các khu dân cư. Cách đó không xa là những chiếc xe hiệu Mercedes, Ford, Huyndai mang chữ « Công an ».
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án các công ty hỗ trợ chính quyền Trung Quốc thiết lập hệ thống theo dõi rộng khắp. Kaye Stearman, thuộc tổ chức phi chính phủ Anh Campaign Against the Arms Trade (Chiến dịch chống buôn bán vũ khí) nhấn mạnh : « Các công nghệ giám sát ngày càng làm cho chúng tôi lo ngại ».
Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc do Liên hiệp châu Âu đưa ra sau vụ thảm sát Thiên An Môn không áp dụng cho đa số các trang thiết bị được sử dụng vào việc đàn áp các cuộc nổi dậy trong nước.
Chih-Jou Jay Chen, nhà nghiên cứu thuộc Academia Sinica ở Đài Loan tiết lộ, chính quyền tăng cường cho lực lượng công an nhằm « phản ứng trước số lượng các cuộc biểu tình đang nhanh chóng tăng lên, và trước các đe dọa tiềm năng của internet ».
Cho dù Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), người đứng đầu ngành an ninh không vào được thường trực Bộ Chính trị trong đại hội Đảng vừa qua, nhưng các nhà sản xuất thiết bị cho công an Trung Quốc không hề lo lắng. Chen Dahai, một cựu công an hình sự nay chuyển nghề bán thiết bị phát hiện vân tay cho biết : « Chúng tôi sẽ tiếp tục rủng rỉnh tiền, mô hình duy trì ổn định sẽ còn kéo dài ». Theo ông thì lực lượng an ninh có nhiều tiền cho đến nỗi « không biết tiêu xài vào đâu cho hết ».
Ryan Fan, phụ trách gian hàng bán áo giáp, nón chống đạn và khiên nhựa trong suốt vui vẻ cho biết : « Các sản phẩm này nhằm phục vụ cho cảnh sát chống bạo động. Chính phủ chúng tôi có ngân sách hàng năm dành cho việc giữ gìn an ninh trật tự cao hơn trước rất nhiều ».
Một nhóm người mặc đồ đen xem xét loại kính hồng ngoại nhìn được ban đêm, và một nhóm công an từ tỉnh Giang Tây xa xôi đứng xem cuộc trình diễn một robot tháo gỡ bom. Một người công an trong nhóm khẳng định : « Chúng tôi có rất nhiều tiền để chi tiêu, đặc biệt là trong việc đấu tranh chống khủng bố ».
Lu Hui, người bán xe hai bánh kiểu « Robostep », loại được công an sử dụng để tuần tiễu trên quảng trường Thiên An Môn cũng nhìn nhận : « Nhà nước hỗ trợ mạnh các chi tiêu của công an ». Quảng trường nổi tiếng từng diễn ra cuộc thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ năm 1989, hiện đầy dẫy các camera quan sát và lực lượng an ninh hiện diện đông đảo.
Hàng mấy chục gian hàng giới thiệu các công nghệ tân tiến nhất, như các máy chặn sóng điện thoại di động – hiện đang có hơn một tỉ chiếc trên khắp nước Trung Quốc, các thiết bị nghe trộm siêu nhỏ, máy bay không người lái. Một chiếc trực thăng điều khiển từ xa có giá 100.000 nhân dân tệ (12.700 euro). Một nhân viên công ty Seven Dimension Information khẳng định, đã có nhiều cơ quan công an trên cả nước sử dụng loại này.
Các công ty ngoại quốc cũng có mặt tại hội chợ. Một máy bay không người lái có camera do Úc sản xuất được trình bày với nhiều không ảnh chụp các khu dân cư. Cách đó không xa là những chiếc xe hiệu Mercedes, Ford, Huyndai mang chữ « Công an ».
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án các công ty hỗ trợ chính quyền Trung Quốc thiết lập hệ thống theo dõi rộng khắp. Kaye Stearman, thuộc tổ chức phi chính phủ Anh Campaign Against the Arms Trade (Chiến dịch chống buôn bán vũ khí) nhấn mạnh : « Các công nghệ giám sát ngày càng làm cho chúng tôi lo ngại ».
Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc do Liên hiệp châu Âu đưa ra sau vụ thảm sát Thiên An Môn không áp dụng cho đa số các trang thiết bị được sử dụng vào việc đàn áp các cuộc nổi dậy trong nước.
Chih-Jou Jay Chen, nhà nghiên cứu thuộc Academia Sinica ở Đài Loan tiết lộ, chính quyền tăng cường cho lực lượng công an nhằm « phản ứng trước số lượng các cuộc biểu tình đang nhanh chóng tăng lên, và trước các đe dọa tiềm năng của internet ».
Cho dù Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), người đứng đầu ngành an ninh không vào được thường trực Bộ Chính trị trong đại hội Đảng vừa qua, nhưng các nhà sản xuất thiết bị cho công an Trung Quốc không hề lo lắng. Chen Dahai, một cựu công an hình sự nay chuyển nghề bán thiết bị phát hiện vân tay cho biết : « Chúng tôi sẽ tiếp tục rủng rỉnh tiền, mô hình duy trì ổn định sẽ còn kéo dài ». Theo ông thì lực lượng an ninh có nhiều tiền cho đến nỗi « không biết tiêu xài vào đâu cho hết ».
đã đọc !
RépondreSupprimer