Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp gỡ công nhân Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2009. |
Ông
Ôn Gia Bảo đã tạo dựng được hình ảnh một Thủ tướng cải cách, gần gũi với nhân
dân, và thói quen tiếp xúc với người dân bình thường, đặc biệt là trong những
cuộc khủng hoảng như thiên tai, khiến báo chí Trung Quốc thường gọi ông là
« Thủ tướng của nhân dân » hay « Ôn gia gia ».
Tuy
khó thể xác định được rằng Thủ tướng biết đích xác tài sản của những người thân
hay không, một bức điện trong số các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks
tiết lộ năm 2010 khiến có thể nghĩ rằng Ôn Gia Bảo có biết về những vụ làm ăn
của thân nhân mình, và ông không hài lòng về điều đó.
« Ông Ôn rất bất bình trước những
hành động của gia đình, nhưng ông không thể, hoặc không muốn ngăn cản ».
Trong bức điện đánh đi năm 2007, một nhà ngoại giao Mỹ đã nhận xét như trên với
một người quản lý gốc Hoa của một công ty Mỹ ở Thượng Hải.
Trong
giới chóp bu Trung Quốc, không ai không biết Trương Bội Lị là một phụ nữ giàu
có, đóng vai trò quan trọng trên thị trường nội địa về nữ trang và đá quý. Nhưng
các tài liệu chính thức mà chúng tôi có được cho thấy, chính khi ông chồng lên
được ngôi vị cao nhất, thì các vụ làm ăn của bà vốn đã béo bở trong công nghiệp
kim cương, lại càng phất lên như diều gặp gió.
Một trong những bức ảnh hiếm hoi của hai vợ chồng Thủ tướngTrung Quốc. |
Là
nhà địa chất chuyên về đá quý, Trương Bội Lị vẫn ít được người dân Trung Quốc
biết đến. Bà rất ít khi xuất hiện bên cạnh Thủ tướng, kể cả trong những cuộc
gặp gỡ công khai hay những chuyến công du, và các bức ảnh chính thức của cặp vợ
chồng nguyên thủ hết sức hiếm hoi. Những người làm việc với bà nhìn nhận, bà
rất mê cẩm thạch và những viên kim cương xinh đẹp, nhưng thường ăn mặc kín đáo,
lịch sự, chỉ sử dụng ảnh hưởng của mình trong hậu trường, như thường thấy ở
những người thân các các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc.
Theo
các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ, Ôn Gia Bảo có lúc đã
muốn ly dị vì bà vợ khai thác chức vụ của ông để thủ lợi cá nhân trong lãnh vực
kim cương. Năm 2007, truyền hình Đài Loan cho biết bà Trương Bội Lị đã mua một
đôi bông tai cẩm thạch trị giá khoảng 213.000 euro trong một hội chợ chuyên
ngành tại Bắc Kinh. Tuy nhiên người trung gian Đài Loan tiết lộ tin này sau đó
đã phủ nhận, và lưỡi kéo kiểm duyệt Trung Quốc đã nhanh chóng ngăn cản việc lan
truyền thông tin trên ở trong nước.
Một
người trong ngành ngân hàng làm việc với những người thân của ông Ôn Gia Bảo
đảm bảo là « Tất cả các lãnh đạo đều biết
về các hoạt động kinh doanh của bà ta », và nói thêm, việc cơ quan của
bà Trương Bội Lị duy trì quan hệ với giới làm ăn là chuyện bình thường. « Và nếu rơi vào trường hợp của bạn,
làm thế nào có thể nói không ? »
Chính
trong thập niên 90 mà Trương Bội Lị bắt đầu có ảnh hưởng lớn, khi bà làm việc
trong cơ quan chuẩn hóa của Bộ Địa chất. Vào thời đó, thị trường kim hoàn Trung
Quốc vẫn còn phôi thai.
Bà Trương Bội Lị (ngoài cùng bên phải). |
Nữ hoàng kim cương
Trong
khi ông chồng làm nhiệm vụ điều hành đất nước ở Trung Nam Hải, Trương Bội Lị ấn
định ra các tiêu chuẩn trong lãnh vực nữ trang và đá quý. Bà tham gia vào việc
thành lập Trung tâm đá quý quốc gia ở Bắc Kinh, và Trung tâm mua bán kim cương
ở Thượng Hải – hai định chế quyền lực nhất trong lãnh vực này.
Trong
một đất nước mà thị trường lâu nay chịu sự kiểm soát của Nhà nước, thường thì
các nhà quản lý thị trường đá quý quyết định những công ty nào được quyền xây
dựng các nhà máy chế tác kim cương, công ty nào được tham gia thị trường bán
lẻ. Cơ quan quản lý thậm chí còn thiết lập các quy định buộc các thương gia khi
mua bán tất cả những món hàng kim cương tại Trung Quốc phải có giấy chứng nhận
chất lượng do Trung tâm đá quý quốc gia Bắc Kinh cấp – tức đơn vị do bà Trương
Bội Lị lãnh đạo.
Và
khi các nhà quản lý của Cartier hay De Beers đến Trung Quốc với hy vọng bán kim
cương và nữ trang, họ thường gặp gỡ bà Trương Bội Lị, người nhanh chóng được
mệnh danh là « Nữ hoàng kim cương ».
« Bà ấy là nhân vật quan trọng nhất
Trung Quốc » - Gaetano Cavalieri, chủ tịch Liên đoàn quốc
tế về nữ trang và kim hoàn có trụ sở tại Thụy Sĩ, xác nhận. « Chính thông qua bà mới có thể kết nối được
quan hệ với các đối tác Trung Quốc và nước ngoài ».
Những
người cộng tác cũ của bà trong ngành địa chất kể lại, ngay từ năm 1992, Trương
Bội Lị đã bắt đầu lẫn lộn giữa trách nhiệm của một viên chức chính quyền với
chuyện làm ăn của cá nhân. Là người đứng đầu China Mineral and Gem Corporation
(Tập đoàn Khoáng sản và Đá quý Trung Quốc), bà lại đem tiền của công ty quốc
doanh này đầu tư vào những công ty tiềm năng. Và khi chồng bà được thăng chức
Phó thủ tướng năm 1998, bà đã nhân rộng nhiều dự án thương mại với sự hợp tác
của các người thân.
Theo
các tài liệu chính thức, công ty quốc doanh do bà lãnh đạo đã đổ tiền vào một
loạt các chi nhánh chuyên về kim cương. Nhiều chi nhánh trong số này có giám
đốc là người thân cận với bà Trương Bội Lị, hay là các cựu đồng nghiệp tại
Trung tâm đá quý quốc gia.
Năm 1993
chẳng hạn, công ty quốc doanh của Trương Bội Lị tham gia vào việc thành lập Kim
cương Bắc Kinh, một công ty kim hoàn lớn. Một năm sau đó – theo ghi nhận từ sổ
bộ các cổ đông – thì một trong những em trai của bà là Trương Kiếm Minh (Zhang
Jianming) và hai trong số đồng nghiệp viên chức của bà mua lại, với tư cách cá
nhân, 80% cổ phần công ty này. Đến lượt Kim cương Bắc Kinh đầu tư vào Kim cương
Thâm Quyến, do Ôn Gia Hoành, em chồng bà, tức em trai của Thủ tướng làm chủ.
Một
thành công ngoạn mục khác, là công ty Kim cương Trung Quốc, một liên doanh được sự tài trợ của Công ty quốc doanh Khoáng sản Trung Quốc, và công ty Đá quý do bà Trương Bội Lị
lãnh đạo. Kim cương Trung Quốc lại làm ăn với một công ty quốc doanh khác do
một người em trai khác của bà là Trương Kiếm Côn (Zhang Jiankun) điều hành. Ông
này là viên chức ở Gia Hưng (Jianxing), nguyên quán của phu nhân Thủ tướng,
thuộc tỉnh Chiết Giang.
Vào
mùa hè năm 1999, sau khi hoàn tất thỏa thuận nhập khẩu kim cương từ Nga và Nam
Phi, Kim cương Trung Quốc lên sàn chứng khoán và huy động được 39 triệu euro ở
thị trường chứng khoán Thượng Hải. Theo tài liệu lưu trữ của công ty, thì việc
niêm yết này mang lại khoảng 6 triệu euro cho gia đình họ Trương.
Nếu
Trương Bội Lị không bao giờ xuất hiện với tư cách cổ đông, thì các đồng nghiệp
cũ và đối tác lại khẳng định những phần hùn đầu tiên của bà trong lãnh vực kim
cương vẫn là chủ yếu, trong số một loạt rộng rãi các công ty mà bà đưa những
người thân và bạn bè bỏ vốn vào.
Không
có chứng cớ gì trong cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy bản thân ông Ôn Gia
Bảo sử dụng sức mạnh chính trị của mình, để gây ảnh hưởng lên hoạt động của
những công ty kim cương mà các thân nhân của ông đầu tư vào. Nhưng theo những
đối tác cũ, thì sự thành công của gia đình ông trong lãnh vực kim cương và các
lãnh vực khác thường có được hỗ trợ của các doanh nhân nhiều tiền của, mong
muốn có được sự ưu ái của người thân Thủ tướng.
« Khi ông Ôn trở thành Thủ tướng, vợ
ông đã bán một phần đầu tư trong ngành kim cương để chuyển sang các lãnh vực
khác » - một cán bộ Trung Quốc từng làm ăn với gia
đình giải thích. Người này muốn giấu tên để tránh bị trả thù. Theo các sổ sách
của công ty, kể từ cuối thập niên 90, nhiều doanh nhân giàu có đã liên tiếp mua
lại các phần hùn quan trọng trong các công ty kim cương, thường là từ các thân
nhân của ông Ôn, rồi sau đó lại giúp họ tái đầu tư vào những lãnh vực béo bở
hơn như địa ốc và tài chính.
Các
doanh nhân có thói quen cung cấp các kế toán viên và văn phòng cho các đối tác
đầu tư được người thân ông Ôn kiểm soát một phần. Một doanh nhân đã từng cùng
các thành viên gia đình họ Ôn lập công ty giải thích : « Khi thành lập ra công ty, bà Dương
chỉ đứng sau hậu trường. Cách làm ăn là
như thế ».
Người con trai duy nhất
Ôn Vân Tùng, con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo. |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.