Bài đăng : Thứ sáu 16 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 16 Tháng Mười Hai 2011
Nga đã gây bất ngờ khi trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một dự thảo nghị quyết về hồ sơ Syria vào hôm qua 15/12/2011. Cộng đồng quốc tế đã có phản ứng tương đối thuận lợi tuy còn dè dặt, các nhà phân tích thì cho rằng về cơ bản không có tiến triển gì đáng kể. Trong khi đó, hôm nay trên 200.000 người biểu tình tại Homs đòi Tổng thống Assad phải ra đi.
Matxcơva từ trước đến nay vẫn chống lại bất kỳ nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc lên án việc chế độ Assad đàn áp nổi dậy, hôm qua đã trình một dự thảo nghị quyết lên án bạo lực « từ tẩt cả các bên, kể cả việc chính quyền Syria sử dụng vũ lực quá đáng ».
Cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ và Pháp, đã bày tỏ sự ngạc nhiên dễ chịu trước sự thay đổi thái độ này. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với Nga về dự thảo trên, tuy vẫn có những yếu tố mà Hoa Kỳ không thể ủng hộ được, như việc đánh đồng giữa lực lượng an ninh và phe đối lập.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Pháp nhận định « Không thể chấp nhận việc xếp sự trấn áp của chế độ cùng loại với sự kháng cự của nhân dân Syria ». Trước đó, đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc cho rằng đây là « một sự kiện đặc biệt, vì cuối cùng Nga đã quyết định ra khỏi trạng thái bất động ».
Theo các nhà phân tích, thì Nga chỉ thay đổi chiến thuật nhằm tạo cảm giác tích cực, nhưng về cơ bản thì không có mấy tiến triển, vì dự thảo nghị quyết của Nga không dẫn đến một giải pháp thực tiễn. Còn phản ứng tích cực của phương Tây chỉ mang tính chất ngoại giao, sau khi đã chỉ trích rất gay gắt thái độ của Matxcơva về hồ sơ Syria trong thời gian gần đây.
Syria vốn là đồng minh của Matxcơva từ thời Liên Xô cũ, hiện vẫn là nước nhập khẩu nhiều vũ khí của Nga, và Nga vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại đây. Chế độ Assad trong 9 tháng qua đã đàn áp đẫm máu phong trào phản kháng, làm cho 5.000 người chết – theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
Tại Syria, hôm nay trên 200.000 người đã xuống đường ở thành phố Homs, được xem là « thủ phủ cách mạng », đã bị quân đội bao vây từ nhiều tuần qua. Tổ chức quan sát nhân quyền Syria cho biết những người biểu tình sau buổi cầu nguyện chiều thứ Sáu hàng tuần đòi hỏi Tổng thống Assad phải ra đi. Hai xe tăng đã được huy động để giải tán đoàn biểu tình tại một khu phố, một thường dân bị bắn chết, nhiều người khác bị bắt giữ.
Từ tối nay, Hội đồng Quốc gia Syria (CNS), tổ chức tập hợp hầu hết các phe đối lập Syria, bắt đầu họp lại trong ba ngày ở Tunis nhằm cơ cấu lại và tìm cách đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Assad mà họ cho rằng không thể tránh khỏi.
Cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ và Pháp, đã bày tỏ sự ngạc nhiên dễ chịu trước sự thay đổi thái độ này. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với Nga về dự thảo trên, tuy vẫn có những yếu tố mà Hoa Kỳ không thể ủng hộ được, như việc đánh đồng giữa lực lượng an ninh và phe đối lập.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Pháp nhận định « Không thể chấp nhận việc xếp sự trấn áp của chế độ cùng loại với sự kháng cự của nhân dân Syria ». Trước đó, đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc cho rằng đây là « một sự kiện đặc biệt, vì cuối cùng Nga đã quyết định ra khỏi trạng thái bất động ».
Theo các nhà phân tích, thì Nga chỉ thay đổi chiến thuật nhằm tạo cảm giác tích cực, nhưng về cơ bản thì không có mấy tiến triển, vì dự thảo nghị quyết của Nga không dẫn đến một giải pháp thực tiễn. Còn phản ứng tích cực của phương Tây chỉ mang tính chất ngoại giao, sau khi đã chỉ trích rất gay gắt thái độ của Matxcơva về hồ sơ Syria trong thời gian gần đây.
Syria vốn là đồng minh của Matxcơva từ thời Liên Xô cũ, hiện vẫn là nước nhập khẩu nhiều vũ khí của Nga, và Nga vẫn duy trì một căn cứ hải quân tại đây. Chế độ Assad trong 9 tháng qua đã đàn áp đẫm máu phong trào phản kháng, làm cho 5.000 người chết – theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
Tại Syria, hôm nay trên 200.000 người đã xuống đường ở thành phố Homs, được xem là « thủ phủ cách mạng », đã bị quân đội bao vây từ nhiều tuần qua. Tổ chức quan sát nhân quyền Syria cho biết những người biểu tình sau buổi cầu nguyện chiều thứ Sáu hàng tuần đòi hỏi Tổng thống Assad phải ra đi. Hai xe tăng đã được huy động để giải tán đoàn biểu tình tại một khu phố, một thường dân bị bắn chết, nhiều người khác bị bắt giữ.
Từ tối nay, Hội đồng Quốc gia Syria (CNS), tổ chức tập hợp hầu hết các phe đối lập Syria, bắt đầu họp lại trong ba ngày ở Tunis nhằm cơ cấu lại và tìm cách đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Assad mà họ cho rằng không thể tránh khỏi.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.