Theo ông Vương Thần, thì « Bị ảnh hưởng và giới hạn bởi các yếu tố thiên nhiên, lịch sử và văn hóa, mức độ phát triển kinh tế xã hội, vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc vấp phải rất nhiều khó khăn thử thách. Con đường trước mặt hãy còn rất dài, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là các công dân Trung Quốc được hưởng trọn vẹn các quyền con người ».
Ông này nói thêm : « Sự phát triển của đất nước vẫn rất mất cân bằng, thiếu hài hòa do những khoảng cách to lớn trong vấn đề phân phối thu nhập, áp lực ngày càng tăng về giá cả, giá nhà đất tăng tại một số thành phố, vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn lực thiếu thốn và phân phối bất công trong lãnh vực giáo dục, y tế, phát triển nông thôn và thành thị mất quân bình và các xung đột trong xã hội càng trầm trọng hơn do nạn sung công nhà đất bất hợp pháp ».
Hãng tin Reuters khi trích dẫn tờ báo tiếng Anh chính thức của Trung Quốc đã nhận định, thường thì Bắc Kinh luôn bác bỏ các lời chỉ trích về vấn đề nhân quyền. Chính quyền Trung Quốc luôn khoe khoang từ thực phẩm, quần áo, nhà ở cho đến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này đều quan trọng hơn nhiều nước đang phát triển khác, cũng như thành công của chính sách nhằm giúp nhiều triệu người thoát nghèo.
Giám đốc cơ quan tuyên truyền chính thức của nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng : « Trung Quốc cần phải ưu tiên cho quyền của nhân dân được tồn tại và phát triển trong sự tăng tiến của các quyền con người ». Ông Vương Thần nhấn mạnh, Trung Quốc dự định hoàn chỉnh một « kế hoạch hành động vì nhân quyền » mới từ năm 2012 đến 2015, « trong mục đích mở rộng dân chủ, củng cố Nhà nước pháp quyền, cải thiện các phương tiện sinh sống và bảo vệ nhân quyền »… « Chúng ta cần phải ý thức được các điểm yếu trong việc bảo vệ các quyền dân chủ và lợi ích của nhân dân ». Tuy vậy có vẻ ông cũng nhìn nhận là các ý định được chính thức công bố thường cần phải được cụ thể hóa.
Reuters cũng lưu ý thêm, nếu các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, thỉnh thoảng có hứa hẹn về dân chủ và nhân quyền, thì những tháng gần đây lại nổi lên một đợt trấn áp các nhà ly khai.
Bí thư Tây Tạng kêu gọi trấn áp các hành động đòi ly khai
Theo AFP, hôm nay, Bí thư khu ủy khu tự trị Tây Tạng, ông Trương Khánh Lê đã kêu gọi công an ngăn chặn « các hoạt động ly khai » của lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang sống lưu vong. Đồng thời ông này cũng cảnh báo về mức độ « nghiêm trọng » của các rối loạn có thể xảy ra trên cao nguyên Tây Tạng.
Trong một thông cáo được đăng tải ngày hôm nay trên trang web của chính quyền khu tự trị Tây Tạng, ông Trương tuyên bố : « Chúng ta phải dự đoán và trấn áp nghiêm mọi hoạt động ly khai có hại của bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ». Đồng thời ông cũng khẳng định vẫn còn nhiều việc phải làm để ổn định xã hội ở Tây Tạng. Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tại Tây Tạng còn tuyên bố thêm « Chúng ta không được làm nửa vời, phải làm nhụt chí các thế lực thù địch ».
Xin nhắc lại, tuần trước, Bắc Kinh đã cảnh báo chính quyền Mỹ không nên tiếp xúc chính thức với Đạt Lai Lạt Ma, và coi việc lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đòi tự trị thực sự cho dân tộc Tây Tạng là một hành động ly khai.
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng năm 1959 khi diễn ra cuộc nổi dậy của người dân chống lại sự có mặt của người Trung Quốc trên cao nguyên. Từ đó trở đi Tây Tạng bị chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là từ sau vụ nổi dậy chống chính quyền trung ương năm 2008 thì toàn bộ khu tự trị cũng như các tỉnh phụ cận có dân Tây Tạng sinh sống lại càng bị thắt chặt kiểm soát hơn.
Ông này nói thêm : « Sự phát triển của đất nước vẫn rất mất cân bằng, thiếu hài hòa do những khoảng cách to lớn trong vấn đề phân phối thu nhập, áp lực ngày càng tăng về giá cả, giá nhà đất tăng tại một số thành phố, vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn lực thiếu thốn và phân phối bất công trong lãnh vực giáo dục, y tế, phát triển nông thôn và thành thị mất quân bình và các xung đột trong xã hội càng trầm trọng hơn do nạn sung công nhà đất bất hợp pháp ».
Hãng tin Reuters khi trích dẫn tờ báo tiếng Anh chính thức của Trung Quốc đã nhận định, thường thì Bắc Kinh luôn bác bỏ các lời chỉ trích về vấn đề nhân quyền. Chính quyền Trung Quốc luôn khoe khoang từ thực phẩm, quần áo, nhà ở cho đến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này đều quan trọng hơn nhiều nước đang phát triển khác, cũng như thành công của chính sách nhằm giúp nhiều triệu người thoát nghèo.
Giám đốc cơ quan tuyên truyền chính thức của nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng : « Trung Quốc cần phải ưu tiên cho quyền của nhân dân được tồn tại và phát triển trong sự tăng tiến của các quyền con người ». Ông Vương Thần nhấn mạnh, Trung Quốc dự định hoàn chỉnh một « kế hoạch hành động vì nhân quyền » mới từ năm 2012 đến 2015, « trong mục đích mở rộng dân chủ, củng cố Nhà nước pháp quyền, cải thiện các phương tiện sinh sống và bảo vệ nhân quyền »… « Chúng ta cần phải ý thức được các điểm yếu trong việc bảo vệ các quyền dân chủ và lợi ích của nhân dân ». Tuy vậy có vẻ ông cũng nhìn nhận là các ý định được chính thức công bố thường cần phải được cụ thể hóa.
Reuters cũng lưu ý thêm, nếu các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, thỉnh thoảng có hứa hẹn về dân chủ và nhân quyền, thì những tháng gần đây lại nổi lên một đợt trấn áp các nhà ly khai.
Bí thư Tây Tạng kêu gọi trấn áp các hành động đòi ly khai
Theo AFP, hôm nay, Bí thư khu ủy khu tự trị Tây Tạng, ông Trương Khánh Lê đã kêu gọi công an ngăn chặn « các hoạt động ly khai » của lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, hiện đang sống lưu vong. Đồng thời ông này cũng cảnh báo về mức độ « nghiêm trọng » của các rối loạn có thể xảy ra trên cao nguyên Tây Tạng.
Trong một thông cáo được đăng tải ngày hôm nay trên trang web của chính quyền khu tự trị Tây Tạng, ông Trương tuyên bố : « Chúng ta phải dự đoán và trấn áp nghiêm mọi hoạt động ly khai có hại của bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ». Đồng thời ông cũng khẳng định vẫn còn nhiều việc phải làm để ổn định xã hội ở Tây Tạng. Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tại Tây Tạng còn tuyên bố thêm « Chúng ta không được làm nửa vời, phải làm nhụt chí các thế lực thù địch ».
Xin nhắc lại, tuần trước, Bắc Kinh đã cảnh báo chính quyền Mỹ không nên tiếp xúc chính thức với Đạt Lai Lạt Ma, và coi việc lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đòi tự trị thực sự cho dân tộc Tây Tạng là một hành động ly khai.
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng năm 1959 khi diễn ra cuộc nổi dậy của người dân chống lại sự có mặt của người Trung Quốc trên cao nguyên. Từ đó trở đi Tây Tạng bị chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là từ sau vụ nổi dậy chống chính quyền trung ương năm 2008 thì toàn bộ khu tự trị cũng như các tỉnh phụ cận có dân Tây Tạng sinh sống lại càng bị thắt chặt kiểm soát hơn.
Article publié le : mercredi 13 juillet 2011 - Dernière modification le : mercredi 13 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.