mercredi 6 décembre 2023

Huy Đức - Người Việt có thực sự hiểu Trung Quốc

 

Cho đến bây giờ, vốn tiếng Hoa của tôi, chỉ còn có thể nói gần đúng một câu: “Wo shi ba nian ji xue sheng 我是八年级学生 (Tôi là học sinh lớp Tám)”. Vì, năm tôi học lớp Chín, quan hệ Việt - Trung đã rất căng thẳng.

Trường có hai giáo viên dạy tiếng Trung Quốc thì thầy Cát phải nhập ngũ còn cô Thủy phải chuyển sang làm thủ thư kiêm đánh trống. Thầy hiệu trưởng cũng gặp không ít khó khăn do họ "Quách" của mình.

Sáng 17-2-1979, “Trung Quốc nổ súng gây chiến tranh trên toàn tuyến Biên giới”, tôi bỏ học, đi bộ đến thẳng Ủy ban Thị trấn Nông trường Thạch Ngọc, nộp đơn xung phong nhập ngũ.

Dương Quốc Chính - Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu ?

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức.

Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức, chứ càng lên cao thì càng ít, và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm...

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

Nguyễn Thông - Xuống đáy rồi

 

Nước Nam ta từ khi có nền giáo dục tới nay, chưa bao giờ nó (giáo dục) lại xuống cấp tận đáy thảm hại đến thế.

Cả lớp xúm lại đánh chửi cô giáo, thì đạo đức của học trò đã được cắt giảm về 0. Trước khi hứa với thế giới giảm phát thải ròng carbon về 0 thì hãy cố vực đạo đức xã hội lên số dương đã, đảng ạ.

Dù thầy cô gây lỗi gì chăng nữa, nhà trường cũng đã mạt hết mức. Giờ thì thấy hệ quả của việc chê bai và tháo bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay bằng "Sống học tập, làm theo..." trong nhà trường.

Hoàng Nguyên Vũ - Chữ “lễ” ta để mất, đừng hỏi tại sao con cái chúng ta không có lại nó!

 

Tôi đã từng rất lo sợ mình sẽ không dạy nổi một đứa trẻ, khi chứng kiến thế hệ tiếp theo trưởng thành trước mắt mình với những thứ dang dở mà xã hội để dấu ấn lên chúng.

Không ít những đứa trẻ xung quanh tôi từng rất ngoan, từng được tạo mọi điều kiện, từng được ăn học tử tế…Thế rồi khi thành người lớn, chúng thành một phiên bản khác đến ngỡ ngàng.

Có lần tâm sự với một phụ huynh của chúng, tôi nghe đầy tai những than phiền và đổ lỗi. Thậm chí đổ lỗi cho công nghệ, cho mạng xã hội. Tôi bực mình: “Chị cũng lên phây, cũng chửi nhau ầm ầm trên đó; cũng khen một người nào đó một cách quá lố trên đó; cũng làm màu làm mè trên đó. Vậy lấy điều này ra đổ lỗi cho sự khác biệt của con mình, có công bằng với chúng không?”

Võ Khánh Tuyên - Khi những chuẩn mực chỉ là hình thức

 

Nếu so sánh các thế hệ học sinh bây giờ với đời trước, sẽ thấy mọi việc có vẻ chỉn chu, quy củ, chuẩn mực hơn nhiều. Đồng phục tối đa từ quần áo, ba lô, giày dép, bao tập vở...thậm chí cả áo lót của nữ sinh.

Hoặc đơn giản chỉ là hành động dong tay xin phát biểu thôi cũng đã thấy rõ sự tiêu chuẩn hóa rồi. Nó phải là cánh tay trái với khuỷu tay tì trên mặt bàn, phải vuông một góc 90 độ so với mặt bàn, năm ngón tay xòe đưa thẳng.

Hehe, đôi khi bàn tay chỉ được cụp xuống trong những tiết có dự giờ, là tín hiệu để giáo viên nhận biết được là "em không biết câu trả lời, cô đừng kêu em", dù 100 % học sinh dong tay cho xôm tụ.

Chu Mộng Long - Trò chơi ném dép

 

Báo Tuổi Trẻ tường thuật có đầu có đuôi vụ cô giáo và học sinh chơi "trò chơi ném dép" ở Tuyên Quang. Đầu đuôi là cô giáo có "khúc mắc" với học sinh, học sinh "phản ứng" và sau đó diễn ra "trò chơi ném dép". Tuy nhiên, báo không cho biết rõ là "khúc mắc" như thế nào.

Chỉ nói cô giáo "nhắc nhở" một số học sinh ở ngoài chưa vào lớp và "không đồng ý" khi học sinh xin ra ngoài. Chỉ có thế mà kết quả là xung đột diễn ra. Khi cô giáo đã sang dạy lớp khác mà học sinh vẫn kéo nhau sang tấn công cô giáo: nhốt cô giáo lại, chửi bới, ném rác, ném dép vào đầu cô giáo.

Nếu viết một vở kịch dựa trên tường thuật của báo như vậy thì ắt bạn đọc sẽ bảo: Đó là kịch phi lý hoặc là hư cấu một cách khiên cưỡng. Bởi vì nếu cô giáo chỉ nhắc nhở, không cho học sinh ra vào tùy tiện trong giờ học mà dẫn đến học sinh tấn công cô giáo là chuyện không thể xảy ra. Nếu chỉ vì thế mà bị tấn công thì nhà giáo nào chẳng một lần bị ăn đòn?

Lâm Bình Duy Nhiên - Thảm trạng giáo dục

 

Học sinh xúm lại đánh cô giáo. Cô giáo cũng dùng giày dép rượt đuổi và đánh học trò…

Dường như học trò tiểu học hay trung học cơ sở thôi!

Thật ngao ngán và xấu hổ! Liệu đó có phải là một trường hợp lẻ loi hay chỉ là bề nổi của tảng băng ngầm cho cái gọi là nền giáo dục Việt Nam ngày nay?

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.12.2023


 

mardi 5 décembre 2023

Nguyễn Chương - Tiếng "Trung" không phải là "ngôn ngữ toàn cầu"

Ở Việt Nam chúng ta nghe quá nhàm tai trước việc khua chiêng gióng trống học “tiếng Trung” - tức là tiếng nước Giữa (trung quốc).

Bao đời nay, người Việt gọi một cách bình thường như "phố Tàu", có ai nói "phố Trung" không? Không. Gọi "món ăn Tàu", có ai nói "món ăn Trung" không? Cứ nói giản dị là "Tàu", và ngôn ngữ của người Tàu, ta gọi là tiếng Tàu.

Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 05/12/2023

1. Có gì trên chiến trường ba ngày qua?

• Từ khoảng hôm 01/12, rộ lên tin tức là Nga đã chiếm được Marinka.

Bình loạn : Marinka là một thị trấn hay gọi là một phường cũng được, nhỏ xíu nằm kề ngay bên cạnh thành phố Donetsk, tọa độ của nó đây, để quý vị tiện theo dõi.

Đây là địa danh diễn ra những trận đánh khốc liệt từ khi bùng nổ cuộc nội chiến Đông Ukraine 2014. Cho đến 2015, vẫn còn có khoảng gần 10.000 người sinh sống ở đây. Nhìn chung nó quá nhỏ để gọi là thành phố, nhưng vị trí của nó thì cũng rất hiểm hóc. Vì vậy mà bọn Nga và ly khai luôn cáo buộc quân Ukraine sử dụng khu vực chiếm được ở phường này để pháo kích vào thành phố Donetsk.

Dương Quốc Chính - Vụ cô giáo bị học sinh xúc phạm ở Tuyên Quang

Vụ cô giáo bị học sinh quây, ném dép, xúc phạm ở Tuyên Quang, mình xem 3 video đã thấy ngờ ngợ về cô giáo. Chắc phải thế nào mới bị bọn học sinh đồng lòng xúc phạm, kể cả mấy đứa con gái. Còn bọn học sinh bố láo mất dạy thì quá dễ thấy rồi. Nên thoạt nhìn là ai cũng muốn chửi bọn chúng đã.

Trong hai video quay bằng điện thoại, cô giáo tỏ ra nhẫn nhục, bất lực, học sinh thì càn quấy, còn tỏ ra chòng ghẹo trêu chọc cô như chọc người có tật. Nên mình đã cảm thấy trước đó cô đã thế nào đó, nên mới bất lực vậy. Lẽ thường phải báo ban giám hiệu và bảo vệ xử lý, có quyền bỏ dạy, bỏ lớp.

Đến khi xem video thứ ba, chắc là camera của trường, cô cũng đuổi theo học sinh để ném giày/dép, đánh học sinh, thì cảm giác của mình thấy đúng hơn một tí. Nhìn động tác thấy cô cũng không vừa. Nhưng mình vẫn chưa dám có ý kiến vì vẫn sợ linh cảm sai!

Hoàng Nguyên Vũ - Cả lớp “hỗn chiến” cô giáo ở Tuyên Quang: Học sinh ngày nay đã không còn coi thầy cô ra gì?

 

Lớp học bị khóa trái cửa. Bên trong là cô giáo và số rất đông học sinh của lớp. Học sinh cố tình trêu tức cô, nói hỗn, châm chọc cô giáo như thể châm chọc người điên ngoài chợ, cái cảnh mà ta vẫn thường thấy trong phim ảnh ở nông thôn bao đời nay.

Cô trong trạng thái không thể bình tĩnh, vác dép đuổi theo “trò ngoan”. Rồi như giữa đảo khỉ, đứa nhảy lên bàn, đứa trèo lên ghế vô thiên vô pháp. Có đứa còn cầm cả cái ghế phang lại cô giáo.

Sau đó, chúng dồn cô giáo vào một góc lớp để đấu tố, nhục mạ. Một học sinh nam chỉ tay năm ngón, nói năng hỗn hào, vênh mặt lên thách thức, sau đó tự dưng lăn đùng ra la làng là cô giáo đánh mình.

Mai Bá Kiếm - Cuối cùng tiền nằm trong kho !

 

Báo Tuổi Trẻ đặt tựa theo thể nghi vấn "Tháng cuối năm 2023 : Bơm 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế, kịp không ?". Không đánh đố độc giả, báo hỏi tức trả lời bằng dẫn chứng ở thân bài:

"Đó là nhiệm vụ bất khả thi cho các ngành và địa phương, nhưng còn ngày nào cần cố hết sức ngày đó. Làm gì để thúc tiền chạy vào nền kinh tế đang là bài toán nan giải không chỉ là câu chuyện của năm 2023 mà còn ở những tháng tiếp theo của năm 2024.

Ngay từ đầu năm, TP.HCM thể hiện quyết tâm rất cao, năm 2023 phải giải ngân đạt 95% nhưng đến tháng 11 mới giải ngân được khoảng 45 %. Còn theo Bộ KH&ĐT, cả nước giải ngân khoảng 461.000 tỉ đồng, đạt 65,1 %!"

Huy Đức - Từ vụ Trương Mỹ Lan nhìn lại chính sách ngân hàng qua các đời thống đốc

 

Nhìn khối lượng tài sản kê biên trong vụ Vạn Thịnh Phát, không khỏi không liên hệ tới vụ Nước Hoa Thanh Hương.

Ngày 10-03-1990, khi khám nhà, “bắt khẩn cấp” Nguyễn Văn Mười Hai, công an phát hiện một lượng tiền mặt lên tới 15,5 tỉ đồng, một lượng vàng thoi nặng 149,88 ký. Ngoài ra, Mười Hai còn có 18 căn nhà và 20 chiếc xe hơi, trong đó có những chiếc Mercedes mà ở Việt Nam chưa ai từng có.

Nguyễn Văn Mười Hai huy động vốn không phải để sản xuất. Số tiền ông ta “huy động” từ 160 nghìn người lên đến 154,7 tỉ đồng, tương đương với 77 nghìn lượng vàng tính theo giá năm 1990, trong khi tổng số nước hoa Thanh Hương bán được chỉ là 1,193 tỉ.

Dương Quốc Chính - Bơm triệu tỉ ra nền kinh tế cách nào ?

 

Bơm tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua hai con đường. Một là giải ngân vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, hai là qua ngân hàng thương mại để cho vay.

Nhưng đầu tư công vẫn đình trệ, thường không nơi nào tiêu hết vốn, vì sợ...chi sai, bị đốt luôn! Thôi thà không đốt tiền ngân sách, còn hơn để bị đốt lò. Thế là cửa bơm ra nhiều tiền nhất bị nghẽn.

Cửa cho vay thì doanh nghiệp không mặn mà, vì kinh tế đình trệ trên toàn cầu, cả nước bạn luôn. Thì vay đống tiền về ngắm sao? Người ta thu hẹp doanh nghiệp còn chả kịp kìa. Nhìn MWG sắp cắt 200 shop "ăn bám" và đã cắt cả vạn lính so với thời điểm 2022 đó. Thế nên cách thứ hai cũng không thông.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.12.2023


 

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.12.2023


 

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.