dimanche 30 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (3)

 

Ở cuối bài trước, tôi có nhắc đến cái sân gạch Bát Tràng mà tôi thường xem bóng nắng để biết giờ, nhân tiện kể tí ti về cải cách ruộng đất (bởi gạch lát sân là gạch được cậy lên từ sân nhà địa chủ, thày tôi mua lại từ người được chia quả thực).

Có bạn đọc xong bảo sao bác không kể thêm về cuộc cách mạng long trời lở đất ấy đi. Thực thà mà rằng khi xảy ra đấu tố, đánh địa chủ phú nông, tôi mới 1-2 tuổi, nào đã biết gì, chỉ nghe thày bu và anh chị kể lại thôi. Nhưng nghe cũng khiếp.

Quê tôi nghèo lắm, thế mà đội cải cách vẫn tìm ra được đủ 5 % địa chủ, có người chỉ sở hữu vài mẫu ruộng, lôi họ ra đấu tố tơi bời, sau đó còn bịt mắt điệu một ông lên pháp trường ở đầu núi Trà Phương bắn. Chị tôi kể, theo người nhớn đi xem xử bắn về mấy đêm không ngủ được vì sợ.

Ngô Nhân Dụng - Tần Cương đang ở đâu?

 

Cho nên, Tần Cương không thích hợp trong lúc này. Một khuôn mặt thân thiện, hòa hợp, đến mức được mời ném banh khai mạc một trận baseball, coi hơi “Mỹ hóa” quá!

Ở nước Mỹ, một cô gái 14 tuổi đi mất tích; các bản tin trên mạng đăng hình cô lên; cả nước hỏi nhau: Có ai thấy cháu gái ở đâu không? Ai gặp cô cháu lần chót? Có nghi ngờ ai bắt cóc cháu không? Cho tới khi, mấy năm sau, bỗng cô tái xuất hiện; tìm đến sở cảnh sát ở một tiểu bang cách nhà mấy ngàn cây số! Cháu đến nhờ báo tin cho gia đình, chờ được đưa về nhà, được mẹ ôm, khóc thút thít!

Đó là một chuyện gần như “thường ngày” ở nước Mỹ.

Huy Đức - "Trời còn để có hôm nay..."

 

(Biết thêm những câu chuyện như thế này, càng hàm ân những người đã ngã xuống để Miền Nam được hưởng tự do trong 20 năm - TM)

Đề thi môn văn năm 1958, “Anh/chị hãy cho cảm tưởng về một mùa xuân sau bốn năm hòa bình thắng lợi”. Bài văn của trò Đinh Văn Ngụ được điểm 5, vì viết lại cái Tết 1954 rất thật tình, một cái Tết “không có gì ăn, không có một chỗ ở rõ ràng… nằm trong chăn khóc thầm”. Trò Bính cũng được thầy Trị cho điểm cao vì viết về năm ấy, cái “năm đau khổ nhất”.

Nhưng, khi ty Giáo dục đọc được, “đang dạy văn cấp 3 ở thị xã, thầy Trị bị điều đi dạy văn cấp 2 ở Hương Sơn”.

“Từ năm đó trở đi không thầy giáo nào dám chấm điểm cao cho những bài văn viết trải lòng thật sự”.

Nguyễn Ngọc Chu - Erdogan và Hun Sen

 

1. Erdogan

Theo dõi cách hành xử của Erdogan, hiện ra khuôn mặt của một chính khách lão luyện. Erdogan là một “tay chơi chính trị” nhiều mang. Dù là Nga, Mỹ, châu Âu hay NATO, với phe nào, Erdogan cũng thu được lợi.

Ví như Nga và Putin đã nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Erdogan. Erdogan gián tiếp đối đầu với Nga, giúp Azerbaijan chiếm lại lãnh thổ thành công trong xung đột Nagorno-Karabakh chống Armenia được Nga hậu thuẫn.

Erdogan trực tiếp đối đầu với Nga, không ngần ngại bắn rơi Su 25 của Nga ở Syria khi vừa xâm phạm vùng trời vài trăm mét. Đóng eo biển không cho chiến hạm Nga vào Biển Đen. Giúp vũ khí cho Ukraine, Bán máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và đầu tư sản xuất tại Ukraine. Giúp Ukraine vận chuyển ngũ cốc. Thả các tù binh “Azov” trước thời hạn. Ủng hộ Ukraine gia nhập NATO. Đó là những hành xử làm cho Putin phải nuốt hận.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.07.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.07.2023


 

samedi 29 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/07/2023

1. Kết quả chiến dịch ve vãn anh em châu Phi của Putox

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã đưa ra lời kêu gọi trực tiếp tới Tổng thống Nga Putox vào thứ Sáu để chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine.

“Cuộc chiến này phải kết thúc. Và điều này chỉ có thể kết thúc trên cơ sở công lý và lý trí,” Moussa Faki Mahamat, Ngoại trưởng Chad và hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Phi, nói với Putox vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg.

Tổng thống Congo, Denis Sassou Nguesso nói rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi “đáng được chú ý, nhất là không nên đánh giá thấp nó ... Chúng tôi một lần nữa kêu gọi khôi phục hòa bình ở châu Âu.” Tổng thống Senegal Maki Sall cũng kêu gọi “giảm leo thang để thúc đẩy hòa bình”, trong khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ hy vọng “sự tham gia vào đàm phán mang tính xây dựng” có thể chấm dứt xung đột.

Phúc Lai - Ban ngày là thợ làm tóc, ban đêm là thợ săn máy bay không người lái

 

Anh Oleksandr Shamshur, 41 tuổi, là một thợ làm tóc vào ban ngày và một “thợ săn máy bay không người lái” vào ban đêm – một trong hàng chục nghìn tình nguyện viên giúp bảo vệ bầu trời Ukraine trước các cuộc tấn công của Nga.

Khi ngày kỷ niệm 1 năm ngày Nga xâm lược ngày 24 tháng Hai đang đến gần, người Ukraine ngày càng trở nên thành thạo hơn trong việc bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga nhắm vào các thành phố cách xa tiền tuyến, và anh Shamshur tự hào về vai trò của mình.

Các thành viên trong đơn vị Phòng vệ lãnh thổ của anh bao gồm một luật sư và một doanh nhân, phản ứng với các lệnh cảnh báo không kích trong và xung quanh thủ đô Kyiv, bằng cách cố gắng hạ gục máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất bằng một giàn ba khẩu súng máy đã được khôi phục từ Thế chiến II.

Trần Quốc Quân - Thất bại thảm hại

 

Từ ngày tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina, nước Nga của Putin bị cô lập thê thảm trên trường quốc tế.

Cả thế giới chỉ còn năm, sáu quốc gia là đồng minh của Nga, trong đó có Belarus, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Venezuela, Nicaragua. Iran đang hằn học muốn trở mặt với Nga sau khi Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố công nhận 3 hòn đảo đang tranh chấp ở vùng Vinh Persian là của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA).

Hôm 27/07/2023 tại Moskva đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh giữa nguyên thủ Nga và nguyên thủ các nước Châu Phi do Putin tổ chức.

Tạ Duy Anh - Vạch áo, lột áo và xé áo

 

Trong một truyện ngắn tôi viết từ khoảng 15 năm trước, có chi tiết một con chuột già mốc đầu, cùng lũ chuột đàn em gặm nhấm, tàn phá và làm ô nhiễm nơi bày những đồ vật quý (được xem là quý) là của thừa kế ở một gia đình.

Chủ nhà rất căm phẫn, tìm mọi cách xua đuổi lũ chuột nhưng không được. Trong cơn uất ức, chủ nhà quyết định sẽ tiêu diệt bọn chuột. Nhưng con chuột già lọc lõi đã nắm thóp được điểm yếu của chủ nhà là rất sợ chạm tới di sản các cụ để lại, nên hễ khi nào chủ nhà định ra tay, thì nó đã nhanh hơn, ôm chặt lấy một cái bình quý. Bằng cách đó, nó tiếp tục đục khoét mà không ai làm gì được.

Tôi muốn đưa ra một cảnh báo cho thể chế này, rằng nỗi sợ vạch áo cho người xem lưng, cộng với não trạng sợ ném chuột có thể làm vỡ bình, đã khiến những kẻ tham nhũng tìm thấy nơi trú ngụ an toàn để tha hồ tác oai tác quái.

Cù Mai Công - “Trước đèn coi xử chuyến bay…”

 

Cựu thư ký thứ trưởng Y tế Phạm Trung Kiên - chung thân:

“Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá tiền vòi: chung thân”

Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan - chung thân:

Lê Học Lãnh Vân - Số phận một kiếp người, một quốc gia

 

Những năm xa lắm rồi, khoảng sáu mươi năm trước, khi các con hẻm của khu Bàn Cờ còn rộng, đường đất chưa lát xi măng. Tụi tui đang thời tiểu học, buổi sáng trời còn mờ tối, tay xách cặp, bình mực, vừa đi tới trường vừa lần theo tiếng dế trong bụi cỏ. Một đám học sinh ríu rít, an hòa, không biết những ngày yên bình đang bị mất đi…

Nhiều sinh viên từ các tỉnh vào Sài Gòn học, thuê chỗ ở trong các con hẻm đó. Các anh chị dễ thương, tổ chức các buổi vui chơi cho đám nhỏ như đánh cầu, tạt lon… mà tụi tui tham gia hết mình, tay quệt mồ hôi trán chân nhảy lò cò. Còn nhớ một chị, lớn hơn tui năm sáu tuổi gì đó, đứng trước nhà ngó tụi tui chơi cười mủm mĩm.

Quay đi quay lại, quân Mỹ đổ bộ Miền Trung, dù còn nhỏ tui cũng cảm thấy cuộc sống nóng hơn, thức ăn mắc mỏ hơn, chị kia trổ mã trắng da dài tóc được một anh dẫn đi đâu mất! Ông già chị bắc ghế chửi ra rả cuối xóm còn nghe. Vài bữa sau an ninh tới hỏi thăm, ông già hết chửi. Ông anh trong nhà nói thằng cha ngu quá, con ổng vô bưng chống chánh quyền, càng lớn tiếng chửi thiên hạ càng biết. Bà chị nói vô bưng mà dắt nhau xà nẹo còn đâu thì giờ kháng chiến.

Mai Quốc Ấn - Làm lỗ, vẫn cứ phá

 

Bạn tôi đi qua một ngọn núi xanh cách đây mấy năm.

Giờ lại đi qua chốn cũ, núi đã biến dạng xấu xí khác hoàn toàn cảnh cũ. Và có lẽ lần sau quay lại, núi sẽ biến mất.

Bạn nói: “Chưa thấy nước nào nhiều nhà máy xi măng như nước mình. Phá hết vẫn lỗ nghìn tỉ.”

Mai Bá Kiếm - Chuyện tiền Lan lãnh sự (2)

 

(Viện Kiểm sát đề nghị 19_20 năm tù, tòa tuyên Nguyễn Thị Hương Lan chung thân!)

Tôi kể người nghe

Đời Lan và Điệp

Một chuyện tình cay... cú

          Cuối nẻo đường đi,

          Lan vẫn cười mỉm chi,

          Khi áp giải nàng đi.

Ngô Nhân Dụng - Thử thách nền dân chủ Israel

 

Từ khi lập quốc, Israel đã chọn làm quốc gia không đề cao một tôn giáo nào. Nhưng trong vòng một thế hệ qua các phái bảo thủ muốn đề cao Do Thái Giáo ngày càng mạnh. Cuộc tranh chấp đang diễn ra tại Israel là biểu hiện của cuộc đương đầu giữa hai quan niệm đối nghịch này.

Ba quốc gia nhỏ được nhiều người ngưỡng mộ. Thụy Sĩ tập hợp mấy sắc dân, sống hòa bình, nghệ thuật làm đồng hồ và hệ thống ngân hàng dẫn đầu thế giới. Singapore kinh tế phồn thịnh, dân kỷ luật, sạch sẽ, trọng chữ Tín, như một Thụy Sĩ ở châu Á. Và Israel bé hạt tiêu, 9 triệu dân; từ khi lập quốc, gần ba phần tư thế kỷ, đã phải đương cự với mấy trăm triệu người Á Rập và các giáo sĩ Iran; luôn luôn sống trong tình trạng chiến tranh nhưng vẫn duy trì chế độ tự do dân chủ.

Hiện nay, nền Dân Chủ của Israel đang bị thử thách. Từ đầu năm nay, dân đi biểu tình mỗi ngày hàng chục ngàn người, phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang làm suy yếu nền tảng của chế độ dân chủ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.07.2023


 

vendredi 28 juillet 2023

Phúc Lai - Nga và Ukraina, ai đang thắng trên chiến trường ?

 

Nếu bạn nào ra hàng nước, ra chợ… mà nói chuyện chiến tranh hẳn sẽ gặp những ý kiến khá “động trời”.

Chẳng hạn tui có cậu em luật sư, phó chủ nhiệm đoàn luật sư của một tỉnh mà vẫn thản nhiên: Ukraine thua rõ, bị đánh nát cả đất nước như thế còn gì. Cậu ta giở điện thoại và cho tui xem những bức ảnh nhà cao tầng bị Nga bắn – đúng là chỉ còn đống đổ nát.

Vậy cuộc chiến tranh của Putox tiến hành ở Ukraine lúc này – ngày 27/07/2023 ai đang thắng, ai đang thua? Theo giọng lưỡi của bọn pro-Putox xứ Việt thì đúng là Nga của hắn vẫn đang thắng thế: chiếm được đất của 4 tỉnh (dù không trọn vẹn) của Ukraine, trên bản đồ vẫn duy trì được hành lang trên đất liền nối Donbas với bán đảo Crimea. Và cái bán đảo này, như một ông “đã từng là ông anh” ca ngợi là “chiến thắng huy hoàng.”

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 26/07/2023

 

1. Chuyện đánh nhau

• Tin tức chung liên quan đến cuộc chiến.

- Các lực lượng Ukraine có khả năng đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga MoD ở Moscow vào ngày 24 tháng 7. Bộ Ngoại giao Nga (MFA) tuyên bố rằng tác chiến điện tử (EW) của Nga đã ngăn chặn hai UAV. Theo phía Nga, các UAV của Ukraine này đã phát nổ, làm hư hại hai tòa nhà dân cư.

- Máy bay không người lái đã phát nổ trên đại lộ Komsomol trong phạm vi 500 mét tính từ tòa nhà Bộ Quốc phòng và trong vòng 200 mét tính từ tòa nhà Cục tình báo quân sự Bộ tổng tham mưu (GRU) của Nga. Các blogger Nga giữ im lặng trước những cuộc tấn công này, một số khác chỉ trích lực lượng phòng không Nga vì đã để cho máy bay không người lái xâm nhập sâu vào tận Mátxcơva, trong khi những người khác lập luận rằng chiến thắng thông tin của các cuộc tấn công như vậy là tối thiểu và tồn tại trong thời gian ngắn.

Tuệ Lãng - Một nghiệp mệnh văn chương : Hoàng Phủ Ngọc Tường

 

Trên bức tường văn chương chữ Quốc ngữ, chắc chắn Hoàng Phủ Ngọc Tường có một vị trí xứng đáng trong thể loại ký văn học. Điều này là chắc chắn trong lịch sử văn học xứ Việt cho đến nay.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một văn tài, kiến văn và khả năng diễn đạt vừa tinh tế vừa khúc chiết giúp ông có những trang văn ấn tượng và đáng nhớ với bạn đọc yêu ngôn từ và văn học.

Tôi đã đọc cả ngàn trang của ông cũng như các tác giả viết về ông, song chưa thấy ai nhận ra điều này: Hoàng Phủ Ngọc Tường viết hay nhất về khoảng ngập ngừng. Ngập ngừng giữa tình yêu và tình vợ chồng, giữa hoa hồng và cây súng, ngập ngừng của dòng sông Hương rời núi cao để chảy về đồng bằng, ngập ngừng trong cách thế chọn lựa của Nguyễn Trãi giữa nhập thế và xuất thế…

Ý Nhi - Một bức thư của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường

(Vanviet 27/07/2023) Trong số thư từ viết tay của bạn bè, tôi còn giữ một bức thư của anh Tường, viết ngày 30/10/1991, từ Huế, nhờ tôi lấy giấy phép và lo việc in ấn cho tập thơ Người hái phù dung của anh.

Tuy nhiên, thông tin quan trọng nhất mà tôi nhận được, lại nằm ở những dòng chữ sau: Ôi một thời để yêu một thời để chết, cái thằng Tường tín đồ mù quáng của giáo hội”, “Mình bao giờ cũng thế, tìm một niềm tin, sống hết cho niềm tin của mình, hành động và cực đoan, và như số phận dành cho những típ kiểu mình, là khổ đau suốt đời”.

Ở một chỗ khác, anh Tường thừa nhận: “Mình mang đầy máu hồng vệ binh từ trong rừng ra”.