vendredi 22 juillet 2022

Trần Quốc Quân - Sư xứ người ta và sư xứ mình

 

Sư xứ người ta : Nhà sư bị nữ diễn viên tát và nhục mạ trước đám đông

Hồi đầu tháng Sáu, tờ The Nepali đưa tin vụ việc nữ diễn viên người Nepal Miruna Maga đã lớn tiếng mắng chửi và tát một nhà sư tên là Furba Tamang, vì cho rằng người này đã lợi dụng đám đông hỗn loạn để sàm sỡ, động chạm cơ thể cô.

Nhà sư đã lập tức xin lỗi và nhanh chóng rời đi nhưng Miruna không dễ dàng bỏ qua, cô đuổi theo và tiếp tục nhục mạ nhà sư trước đám đông.

Lưu Trọng Văn - Đừng chỉ dí mắt vào ti vi !

 

Ngày 22.7 thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu:

"...Cán bộ lãnh đạo cũng phải xem tivi để biết xã hội đang nổi lên cái gì, dân tình đang bức xúc chuyện gì, những mô hình nào hay, chỗ nào còn tồn tại hạn chế để chỉ đạo giải quyết khắc phục".

Muốn biết quan điểm chính thống thì cần xem tivi nhưng muốn biết sự thật, Dân tình, mô hình hay dở thì tivi hiện nay chưa đạt được điều Dân mong muốn là tấm gương trung thực của xã hội.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.07.2022


 

Bông Lau - Cây cầu chiến lược Antonovskiy

 

Ngày 18 tháng Bảy vừa qua FB Bông Lau có viết "Chỉcần một giàn phóng M142 hay M270 (vòng tròn màu vàng) là có thể pháo trúng tất cả vị trí của quân Nga ở Kherson, kể cả cây cầu tiếp vận chiến lược Antonovskiy và đập Kakhovka".

Hôm nay theo bản tin AP loan tải thì Kirill Stremousov, viên chức cao cấp thứ hai của chính quyền bù nhìn do Điện Cẩm Linh dựng lên sau khi chiếm Kherson cho biết:

Cây cầu chiến lược Antonivskyi Bridge vốn là huyết mạch tiếp vận cho quân Nga đang trấn giữ trong khu vực, đã bị giàn phóng lưu động M142 HIMARS của Ukraine pháo trúng làm cầu bị hư hại trầm trọng.

Ukraina: Hệ thống hậu cần Nga bị rối loạn vì hỏa tiễn Himars của Mỹ


Đăng ngày:

 

Himars, khắc tinh của các kho đạn Nga

Lo sợ các cơ sở ở Crimée sẽ bị tấn công, cựu tổng thống Nga Dimitri Medvedev vào Chủ nhật 17/07 đã phải đe dọa « ngày phán xử cuối cùng » cho Ukraina. Trước đó một hôm, đại diện tình báo quân đội Ukraina, Vadym Skibitsky tuyên bố cầu Crimée (được xây dựng bốn năm sau khi Nga chiếm) và các mục tiêu khác trong vùng cần phải bị tiêu diệt vì an toàn của người dân, do Crimée « được sử dụng làm hậu cứ cho việc vận chuyển vũ khí của Nga » sang miền nam Ukraina. Kiev hứa hẹn sẽ tái chiếm bán đảo, và Skibitsky nhấn mạnh sắp tới sẽ có được các hỏa tiễn Mỹ MGM-140 ATACMS có tầm bắn đến 300 km. Khu vực mà quân đội Ukraina kiểm soát gần nhất hiện cách cầu Crimée 270 km.

Nguyễn Văn Tuấn - Ông Tô Văn Lai (1937 - 2022) 'đi mang theo quê hương'


Ông Tô Văn Lai, một trong những người có ảnh hưởng lớn đến đời sống âm nhạc và văn hóa ở hải ngoại, mới qua đời ở tuổi 85. Ông để lại cho đời một sân khấu mang tên 'Thúy Nga Paris by Night' như là một tài sản tinh thần của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước.

Kỷ niệm những ngày đầu xa quê

Dạo đó (đầu thập niên 1980), tôi mới định cư ở Úc và quần quật làm lại cuộc đời ở quê hương mới, nên ít khi nào chú ý đến nhu cầu văn nghệ. Bạn bè gặp nhau ngày cuối tuần thì chủ yếu là ăn uống và ca hát theo kiểu 'cây nhà lá vườn'. Người cầm đờn, kẻ nghêu ngao ca hát những ca khúc nổi tiếng thời trước 1975 hay những ca khúc thương nhớ về quê nhà mà chúng tôi nghe được từ bên trại tị nạn. Đời sống âm nhạc và văn hóa của người Việt xa xứ thời đó chỉ có vậy.

Nhưng năm 1983 thì xuất hiện cái video VHS ca nhạc có tựa đề là "Paris by Night" (chữ màu vàng), và không ngờ rằng đó là thởi điểm làm thay đổi sinh hoạt ca nhạc ở hải ngoại một cách vĩnh viễn. 

Tuấn Khanh - Ông Tô Văn Lai, người vinh danh một dòng văn nghệ bị cấm đoán


Ông Tô Văn Lai (1937-2022), người sáng lập trung tâm Thúy Nga Paris vừa qua đời vào ngày 19 tháng Bảy tại California, hưởng thọ 85 tuổi.

Cuộc đời của ông Tô Văn Lai là một câu chuyện độc đáo của một người yêu văn nghệ. Ông mang niềm đam mê dựng lại sân khấu cùng một nền ca nhạc kịch đã có, bên ngoài Việt Nam, và rồi dần góp phần trở thành cột trụ văn hóa của người Việt tự do trên toàn thế giới.

Cũng như Trung tâm Asia, Thúy Nga Paris ở hải ngoại không chỉ đem lại những chương trình giải trí. Mà nó còn là phần vinh danh và xoa dịu vết thương lòng của giới văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam, suốt một thời gian dài bị chìm trong bóng tối bởi định kiến và những sự cấm đoán.

Bông Lau - Loạn chiêu


Vladimir Putin gặp Tổng Thống (TT) Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Iran.

Putin rất rất cần Erdogan, TT Iran Ebrahim Raisi, TT Syria Bashar al-Assad, và Trung Quốc để chứng tỏ có đồng minh và thoát cấm vận của phương Tây phần nào.

Phần Erdoğan thì đi hai hàng, vừa bắt tay chơi với Putin vừa cung cấp drone cho Ukraine để giết lính Nga.

Đặng Sơn Duân - Nguy cơ khủng hoảng eo biển Đài Loan vào tháng Tám


Một cuộc khủng hoảng Mỹ - Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng Tám của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

1. Chuyển động quân sự

Trung Quốc

Tàu sân bay Sơn Đông đã quay trở lại cảng nhà Tam Á vào ngày 21.7 sau khi băng qua eo biển Đài Loan ngày 19.7.

Lưu Trọng Văn - Cứ như thế này...


Gã café với Lê Kiên Thành cùng Nguyễn Anh Tuấn từ Boston mới về Saigon.

Gã kể, vừa ghé khu mộ của dòng họ Hồ ở Quỳnh Lưu Nghệ An, thấy trong gia phả dòng họ Hồ ngoài Hồ Thơm là Quang Trung Nguyễn Huệ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) còn Hồ Lê Duẩn. Gã hỏi thực hư thế nào?

Thành nói: Ông già tôi kể ông đúng là dòng họ Hồ. Cách đây nhiều đời cụ tổ Hồ Am là tiều phu ở Hà Tĩnh, đốn củi trong rừng gặp vua Lê đang đi tìm hang đá tránh nạn. Vua đi sai đường, cụ Hồ Am mới chỉ lại, đúng đường. Sau này kháng chiến thắng lợi vua Lê ban họ Lê cho cụ Hồ Am. Từ đó con cháu cụ lấy họ Lê. Một nhánh của cụ vào Quảng Trị và ông già tôi sinh ra ở Quảng Trị đó.

Ngô Nhân Dụng - Joe Biden ngậm bồ hòn làm ngọt


Đó là những thành quả nho nhỏ giúp chuyến đi của Tổng thống Joe Biden qua Saudi Arabia không hoàn toàn vô ích, dù phải chịu “đụng tay” với Mohammed bin Salman, người mà ông đã chửi không tiếc lời.

Tòa Bạch Ốc loan tin chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Joe Biden đã có kết quả: Saudi Arabia sẽ tăng số lượng dầu sản xuất mỗi ngày từ 10 triệu lên 13 triệu thùng! Nhưng con số 13 triệu này sẽ phải đợi đến năm 2027!

Ngoại trưởng Saudi, Faisal bin Farhan Al-Saud, nhắc lại rằng việc gia tăng số lượng dầu đều là quyết định chung của khối các nước dầu lửa OPEC, cùng với nước Nga. Saudi không tỏ ra muốn giúp ông tổng thống Mỹ hạ giá xăng ở Mỹ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.07.2022


 

mercredi 20 juillet 2022

Sri Lanka : Đánh đuổi độc tài từ kinh nghiệm biểu tình ở Ukraina và Hồng Kông


Đăng ngày:

Le Figaro giải thích « Làm thế nào làn sóng phẫn nộ đã tăng cao và trong ba tháng đã nhấn chìm quyền lực ở Sri Lanka ». Sinh ra từ những cuộc biểu tình tự phát, phong trào phản kháng tập hợp nhiều tầng lớp xã hội dần dà trở nên có tổ chức. 

Bài học từ Cách mạng Maidan và Cách mạng Dù

Tình trạng thiếu xăng dầu, khí đốt, sữa bột…đã khiến người dân bắt đầu xuống đường từ tháng Ba. Bất mãn tràn ngập trên mạng và trên đường phố, khiến nhiều hiệp hội phi chính trị, nghiệp đoàn, tổ chức thanh niên bắt tay với nhau hành động. Trong số đó có Hội sinh viên liên trường (IUSF), một nghiệp đoàn lớn, Black Cap Movement, một nhóm nhà hoạt động tự do…Đầu tháng Tư, những nhóm xã hội dân sự này cùng với những người nổi tiếng trên mạng liên lạc với nhau, họ thỏa thuận ngày 09/04 cắm trại tại Galle Face, một đại lộ gần văn phòng tổng thống. Từ nơi đó, người biểu tình có thể diễu hành qua trước nhiều cơ quan chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Dinh tổng thống chỉ cách 1 kilomet.

Trước Putin, lối thoát duy nhất cho châu Âu là Ukraina phải chiến thắng


Đăng ngày:

 

Sức mua, nắng nóng, cháy rừng, chuyến đi Trung Đông của tổng thống Mỹ, tình hình nước Ý, chiến tranh Ukraina, đó là những vấn đề chính hôm nay trên báo chí Pháp. Bài xã luận của Les Echos nhận định « Tương lai châu Âu được đặt cược tại Roma ». Đang trong khủng hoảng chính trị, Ý có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn khu vực đồng euro, và sự thiếu vắng một tầm vóc lãnh đạo châu Âu làm cho tình hình càng đáng báo động.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.07.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.07.2022


 

mardi 19 juillet 2022

Bông Lau - Pháo binh Nga gặp đối thủ đáng gờm


Ngày 24 tháng 02 nhà độc tài Vladimir Putin xua quân xâm lăng Ukraine. Theo binh pháp cổ điển, tức cả chục ngàn con cua sắt chở bộ binh ồ ạt tràn qua biên giới phía bắc và tây-nam. Thủ đô Kiev được tiên đoán là sẽ thất thủ trong vòng 72 tiếng đồng hồ.

Nhưng Hoa Kỳ và Anh Quốc đã tung vào chiến trường Ukraine hàng ngàn hỏa tiễn chống chiến xa Javelin và NLAW. Các mũi dùi tiến công của quân Nga đã bị bẻ gãy, hàng ngàn con cua bị rang muối và mấy chục ngàn giải phóng quân đã anh dũng về miền cực lạc.

Ba tháng sau, quân đội của Vladimir Putin đổi chiến pháp nhưng vẫn dùng chiến thuật cổ điển lấy thịt đè người của thời Đệ Nhứt Thế Chiến, dùng ưu thế của pháo binh xâm lược bắn rải thảm đè bẹp vùng kiểm soát của quân chính phủ.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 143 và 144 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (17/07/2022)


1. Hôm kia, hôm qua không có tin gì nhiều. Mỗi tội Hà Nội đang nắng vỡ đầu tự nhiên mưa cho 10 phút bây giờ nó như cái… nồi hầm Donbas của Putox, kinh quá các bác ạ. Mệt mỏi thôi rồi.

• Thật ra tin tức thì cả hôm kia lẫn hôm qua vẫn là Nga cố gắng tấn công ở nam Izyum và Donbas, nhưng đều không có kết quả, thậm chí bị tẩn thiệt hại.

• Trên hướng Kharkiv là đáng chú ý nhất, với tin hôm qua bọn Nga bắn dữ dội từ phía Belgorod bằng tên lửa, đồng thời cũng từ địa phận tỉnh này chúng bắn pháo sang Sumy đông bắc Ukraine.

Lưu Trọng Văn - Bí thư Nên phỏng vấn người đề xuất đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa


Sáng 16-7, ông Nguyễn Văn Nên mà Dân Sài Gòn thân mật gọi là Bí thư Nên đến chúc thọ tuổi 102 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư.

Điều thú vị là Bí thư Nên đến với Dân chỉ để nghe. Muốn nghe thì phải hỏi.

Gã chú ý mấy câu hỏi sau đây.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 145, 18-07-2022


1. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga Sergey Shoigu ra lệnh trong cuộc Thanh tra nhóm quân "Vostok” đang tham chiến ở Ukraina rằng: "mục tiêu số 1 hiện nay của Nga là tiêu diệt các hệ thống tên lửa  tầm xa mà phía Ukraina đang có”.

Ông ta chắc muốn nhắc tới hệ thống HIMARS, tuy mới xuất hiện trên chiến trường có 2 tuần nhưng đã kịp đem lại cho Nga rất nhiều tổn thất về người và vũ khí bởi độ chính xác của nó:

Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ukraina Oleksandr Motuzianyk thông báo: "HIMARS đã tiêu diệt hơn 30 cơ sở hạ tầng chiến tranh của phía Nga, làm sức chiến đấu của kẻ địch giảm sút đáng kể !”