samedi 30 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Luận về công-tội


Thật là "khó" cho Việt Nam hiện nay để nói về "công-tội". Có công (hay có tội) với ai, với cái gì ?


Ở các quốc gia "bình thường" như Mỹ, Anh, Pháp, (ngay cả Trung Quốc hiện nay)... quan niệm về "công tội" rất đơn giản. Bất kỳ hành vi nào làm lợi cho đất nước, cho dân tộc là "có công". Dĩ nhiên hành vi này không phạm luật và phù hợp với đạo lý của con người.

Ở Việt Nam việc phân biệt "công tội" cực kỳ phức tạp.

Nếu ta trở lại thời Pháp có ý định xâm chiếm Bắc Kỳ (1880-1885). Vua quan nhà Nguyễn thời đó là Hoàng Kế Viêm cùng với các quan tuần phủ các tỉnh hợp tác với quân Thanh và quân cướp Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Lực lượng quân sự này có mục đích đánh Pháp, giữ Bắc kỳ và Trung kỳ (An Nam) nằm trong ảnh hưởng đế quốc Mãn Thanh. Điều này quan trọng nhưng các "sử gia" Việt Nam lại hay bỏ quên.

Hoàng Kế Viêm có công hay có tội đối với đất nước và dân tộc Việt Nam?

Chu Mộng Long - Giải huyền thoại chữ Hán và vai trò của chữ quốc ngữ


Mười hai hoàng giáp ký tên trong đơn phản đối việc đặt tên đường cho hai giáo sĩ phương Tây, thực chất là phản đối chữ quốc ngữ, thì không đáng đếm xỉa nữa. Hàng triệu dân mạng khai đao cũng đủ chôn sống chúng !


Nhưng cái bệnh sùng cổ, xem chữ Hán như là của thánh hiền, đặc biệt là tư tưởng phản Tây phục Hán thì không chỉ ở trong đầu Nguyễn Đắc Xuân mà thống trị trong đầu không ít trí thức. Cần phải giải quyết rốt ráo trước khi chuyển sang vấn đề khác.

1. Chữ Hán có thâm sâu thật không?

Những người có tư tưởng phản Tây phục Hán vẫn luôn cho rằng chữ Hán là hồn cốt của cha ông. Có lẽ do ảnh hưởng Vũ Đình Liên: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ". Hồn ấy được cho là cái chữ tượng hình mang những nghĩa "thâm sâu" mà chữ quốc ngữ không có được.

Tâm Chánh - Trò ngáo phò chính thống


Thực ra thì những Trần Long Ẩn, Nguyễn Đắc Xuân... đã từng là kiểu nhân cách chính thống của hệ thống đào tạo con người mới.

Ở một xã hội mà mỗi góc sống của nó đều được tưởng tượng thành mặt trận, thì chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, như ông Ẩn, ông Xuân.., làm sao có được hạnh phúc nếu không đấu đá?

Nhưng thời cuộc đã ở vào thời thế khác, người ta gọi là đổi mới.

Chu Mộng Long - Sợ ta hay sợ Tàu ?


Tôi nói ngay rằng, tôi không sợ Tàu mà sợ ta.

"Ta" không phải ai khác, chính là "trí thức", đội ngũ có học hàm học vị, mỗi năm đẻ ra cả ngàn. Thành phần này nguy hiểm hơn giặc !

Sau năm 1945, cụ Hồ kêu gọi chống giặc dốt. Giặc dốt ấy chính là dân ngu cu đen, nên cùng với lời kêu gọi đó là phong trào bình dân học vụ, tức xóa nạn mù chữ.

Sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhiều người quy tội cho tầng lớp bần cố nông ngu dốt. Tôi nghĩ khác. Chính đám có học thời bấy giờ đã xỏ mũi bần cố nông, đẩy vào cuộc sinh tồn khốc liệt với cuộc đấu tố tương tàn và không biết bao nhiêu người đã chết oan.

Chu Mộng Long - Lại hội thảo chữ quốc ngữ : Đục nước béo cò chăng ?


Một bạn trong số 12 hoàng giáp ký tên phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina gọi điện cho tôi, muốn mời tôi ra Đà Nẵng dự hội thảo về chữ quốc ngữ. Lý do, tôi hãy ra đó, vừa lắng nghe cho hết thông tin, vừa có ý kiến chính thức.

Tôi bật cười. Chuyện chữ quốc ngữ đã có hàng trăm hội thảo, hàng ngàn công trình tiếng Tây lẫn tiếng ta, chưa đủ thông tin hay sao? Nhiều lắm là các ông bà lại khoe cái thứ cũ rích mà các ông bà cho là sở hữu chân lý chứ gì? Nhân vụ cãi nhau đặt tên đường mà quý ông bà mang danh nhà khoa học lợi dụng đục nước béo cò chăng?

Tôi nói, quan điểm của tôi bộc lộ công khai trên mạng. Các ông bà cứ đọc đi và tranh luận vô tư. Bạn ấy nói, chúng tôi phát ngôn đúng chỗ chứ không bạ đâu phát ngôn đó! Tôi lại phải cười sặc, rằng câu này tôi nghe rất quen.

Hồng Kông : Người về hưu xuống đường ủng hộ sinh viên

Người dân cùng giơ tay tỏ quyết tâm khi nghe đồng ca bài "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng" trong cuộc biểu tình tại khu Trung Hoàn, Hồng Kông ngày 30/11/2019.

Những người về hưu Hồng Kông hôm nay 30/11/2019 tham gia cuộc biểu tình tố cáo bạo lực cảnh sát và các vụ bắt người trái phép.

Sau một tuần lễ tương đối yên tĩnh với chiến thắng lịch sử của các ứng cử viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương Chủ nhật tuần trước, Hồng Kông chuẩn bị biểu tình ngày cuối tuần. Một phụ nữ 71 tuổi nói với Reuters : « Tôi đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa hồi tháng Sáu với hơn một triệu người, nhưng chính quyền không lắng nghe các đòi hỏi của người dân ».

Bà mang theo một chiếc ghế nhựa để hòa vào cuộc biểu tình nhiều thế hệ tại Charter Garden. Những người về hưu, một số chống gậy, đứng cạnh những người biểu tình trẻ hơn mặc toàn đồ đen, lắng nghe những bài diễn văn ủng hộ dân chủ trong không khí lễ hội vui tươi.

Người dân Irak tiếp tục biểu tình dù thủ tướng muốn từ chức

Người biểu tình đốt vỏ xe để phong tỏa giao thông trong cuộc xuống đường chống chính quyền tại Najaf, Irak ngày 26/11/2019.

Sau khi thủ tướng Adel Abdel Mahdi loan báo ý định từ chức, hôm nay 30/11/2019 người dân Irak tiếp tục biểu tình tại Bagdak và ở miền nam, khẳng định sẽ tiếp tục phong tỏa các ngả đường cho đến khi « tất cả những kẻ tham nhũng » ra đi. 

Thủ tướng Mahdi, một chính khách không đảng phái, hôm qua đã nhượng bộ sau hai tháng biểu tình đã làm cho trên 420 người chết và 15.000 người bị thương. Từ Bagdad, thông tín viên Lucien Wassemann tường trình :  

« Đó là chiến thắng đầu tiên của người biểu tình, nhưng chiến thắng này vẫn chưa hoàn chỉnh. Thủ tướng Irak chưa chính thức từ chức, chỉ mới đề nghị với Quốc hội, vài tiếng đồng hồ sau lời kêu gọi của giáo chủ Ali Sistani. Hiện giờ loan báo này chỉ chứng tỏ một điều, đó là ảnh hưởng của giới lãnh đạo Hồi giáo Shia lên chính trường Irak.

vendredi 29 novembre 2019

Khôi Nguyễn - Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam



Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ý định. 

Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và hình ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc

Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại. 

Chương Thâu - Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau




Nhà bia tưởng niệm giáo sĩ Alexandre de Rhodes do cụ Nguyễn Văn Tố dựng cạnh đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm. Trên mặt bia ghi tóm lược cuộc hành trình truyền giáo và công lao của ông trong việc chế tác chữ Quốc ngữ, được khắc bằng ba thứ ngôn ngữ: Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp.

Lời bình của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên : Giáo sư Chương Thâu đã giải quyết vấn đề từ 25 năm trước nhưng một số người vì lòng đố kỵ tới giờ này vẫn cố tình hiểu sai, bóp méo một câu văn của A. de Rhodes để lên án ông đưa thực dân Pháp vào Việt Nam. Vậy mà họ lại bảo những người khác là đứng từ “góc nhìn phân biệt đối xử tôn giáo và thành kiến”!

Chương Thâu - Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau

1. 


Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một câu viết nguyên văn: 

“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”. 

jeudi 28 novembre 2019

Chu Mộng Long - Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm




Đơn khai sinh năm 1938 ở Bắc Kỳ có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Nho. Ảnh nguoikesu

Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:

"Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này.

Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế."

Chu Mộng Long - Định kiến chính trị thành phản văn hóa



Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.

Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là "ông tổ" của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. 

Lưu Trọng Văn – Công lao trời bể



Cuốn sách đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ của linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ), in năm 1651, được lưu giữ ở nhà thờ Mằng Lăng. Ảnh của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên.

Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francesco de Pina ở Đà Nẵng, đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.

Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số. Lý do quá rõ.

1.

-Cha Francesco de Pina người Bồ Đào Nha, từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không), trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có, để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.

Nguyễn Thông - Cha bố bọn thực dân


Nhà thờ Đức Bà ở Saigon, xây năm 1877.

Cần phạt ông nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Phạt không phải bởi tội chê bai dè bỉu cụ Alexandre de Rhodes cha đẻ chữ quốc ngữ, mà bởi do vi phạm bản quyền.

Chả là ổng bảo "chữ quốc ngữ được tạo ra không nhằm phát triển dân tộc ta mà là công cụ để xâm lăng". 

Ý này không mới, thậm chí cũ xì, ông Xuân chỉ lặp lại thứ quan điểm đã được người cộng sản nhồi sọ cho bao nhiêu thế hệ. Nhẽ ra ông ấy phải nói rõ là trích dẫn từ đảng và nhà nước, bản quyền câu ấy thuộc về đảng và nhà nước.

Tâm Chánh - Bọn mao-ít đang ngóc đầu ?



Liệu có một cuộc tranh luận trong thực tế về công lao của các giáo sĩ trong việc hình thành chữ viết hiện đại cho người Việt Nam, mà chúng ta quen gọi là chữ quốc ngữ? 

Và nếu có cuộc tranh luận như vậy, thì nền khoa học Việt Nam có khả năng giải quyết dứt dạt mà không phải bán cái nó cho lớp sau, thế hệ sau?

Ở vào mặt bằng nhận thức hiện tại, nếu Đà Nẵng không có khả năng đánh giá một sự thật đơn giản như vậy, thì bộ trưởng Văn hóa, bộ trưởng Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phải có trách nhiệm với cử tri rằng liệu nhà nước có thể giải quyết rốt ráo vấn đề này.

mercredi 27 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo


Nếu có nghiên cứu lịch sử Việt Nam (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp "đô hộ" Việt Nam, thì Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha...). 

Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một "tỉnh" của Trung Quốc. Và ta cũng thấy rằng "chữ quốc ngữ" của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục Việt Nam

Việt Nam bị lệ thuộc Pháp là do "tình cờ địa lý" chớ không hề do "tham vọng lãnh thổ" của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung Hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa... trong khi quân sự lại yếu kém. Việt Nam thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì Việt Nam đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Chất lượng sống - Phủ nhận Alexandre de Rhodes : Vô ơn và bội bạc


Lọt vào giữa khu vực toàn chữ giun dế và tượng hình, nhưng, dân tộc Việt lại có được những mẫu tự La tinh, vô cùng thuận lợi để những thế hệ sau học tập, nghiên cứu và giao tiếp với các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Vậy mà họ nhất định không công nhận công lao to lớn ấy của giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp).

Hàng triệu người Việt lớn lên và trưởng thành, đọc và hiểu được chủ trương, chính sách và pháp luật nhờ vào bộ chữ ấy. Hàng chục ngàn tiến sĩ cũng dùng bộ chữ ấy để truyền tải công trình khoa học của mình.

Chu Mộng Long - Vì sao không đặt tên đường cho mấy ông Tây ?


Những người phản bác đặt tên đường cho mấy ông Tây là hoàn toàn có lý.

Đặt tên đường cho mấy ông Tây thì cũng phải đặt tên đường cho mấy ông Hán. Như Sĩ Nhiếp có công truyền bá chữ Hán, như Cao Biền có công xây thành Đại La... Rồi cũng phải đặt tên đường cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... có công xây dựng tình hữu nghị Bốn tốt, Mười sáu chữ vàng. Công bằng mới phải đạo.

Cần phản biện sâu sắc rằng, nếu Đảng ta không mở phong trào Bình dân học vụ sau 1945 để dạy chữ Quốc ngữ cho toàn dân, thì liệu chữ Quốc ngữ có còn được sử dụng đến hôm nay?

Ngô Nhân Dụng - Cám ơn hoa đã vì ta nở


Một gia đình người Việt Nam đón Lễ Tạ Ơn. (Hình: Nguyễn Lập Hậu)

(Người Việt 26/11/2019) Đọc câu trên chúng ta có thể mỉm cười: Thi sĩ quá chủ quan. Bông hoa nở vì đến ngày, đến giờ hoa phải nở! Hoa không nở vì ai hết.

Nhưng cũng nên rộng lượng một chút. Trong lịch sử loài người, Tô Thùy Yên không phải là người đầu tiên thốt lên những lời lẽ chủ quan như vậy.

Hãy coi những Lễ Tạ Ơn, Thanksgiving.

Từ hàng chục ngàn năm trước, khi các bộ lạc sống bằng nông nghiệp mở lễ hội sau mùa gặt hái thành công, họ cũng làm Lễ Tạ Ơn. Họ tỏ lòng biết ơn đối với tất cả trời, đất, trong đó có các vị thần mưa, thần gió, nắng, thần lúa, thần bắp… đã giúp cho mùa màng tốt tươi, con người no đủ.

Học giả Đức tố cáo Trung Quốc "diệt chủng văn hóa" người Duy Ngô Nhĩ

Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh tư liệu 1/05/2014.

Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề. 

Nhà xã hội học Adrian Zenz, người đầu tiên phát hiện quy mô của các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ, khi trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, 27/11/2019, đã nhấn mạnh Trung Quốc đã dối trá trong một thời gian dài nhằm che giấu sự thật. Ông nói:

« Các tài liệu khẳng định rất rõ và rất chi tiết. Không thể nào nghi ngờ được nữa : Bắc Kinh rõ ràng đã dối trá ! Theo ước tính mới nhất của tôi, có khoảng 1.200 trại cải tạo và từ 100 đến 200 nhà tù. Ít nhất 900.000 người đang bị giam giữ trong các trại này kể từ mùa xuân năm 2017, thậm chí tổng số tù nhân có thể lên đến 1.800.000 người.

Hồng Kông mở lại đường hầm chính, PolyU hầu như không còn ai

Xe cộ lưu thông qua đường hầm vừa được mở lại ở Hồng Kông ngày 27/11/2019.

Một trong các tuyến đường giao thông chính ở Hồng Kông đã mở lại hôm nay 27/11/2019, sau hai tuần lễ bị phong tỏa. Tại trường đại học Bách Khoa (PolyU), nơi từng bị cả ngàn người biểu tình chiếm đóng, hầu như không còn ai. Việc tìm kiếm những người cố thủ vẫn tiếp tục, nhưng cảnh sát đang bị đòi hỏi phải rút đi sau 10 ngày bao vây trường đại học này.

Ngay từ sáng sớm hôm nay, một trong các đường hầm chính nối bán đảo Cửu Long với đảo Hồng Kông đã mở cửa trở lại. Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy rất nhiều xe cộ đã đi qua tuyến đường quan trọng này. Hai tuần trước, hàng trăm người biểu tình đã quăng gạch đá, nổi lửa ở một số nơi trên tuyến đường, phá hủy các trạm thu phí, và sau đó chạy vào trường đại học Bách Khoa ở kế cận.

Ngôi trường nằm tại bán đảo Cửu Long đã biến thành pháo đài để đối phó với cảnh sát chống bạo động. Khoảng 1.100 người đã bị bắt giữ tuần trước. Hôm nay việc lục soát trường Bách Khoa vẫn tiếp tục, tuy phó chủ tịch hội đồng nhà trường thông báo không còn người biểu tình nào trong khu đại học xá. Người duy nhất được tìm thấy hôm qua là một thiếu nữ khoảng trên 18 tuổi trong tình trạng sức khỏe rất yếu.