Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Ấn Độ và Trung Quốc đối địch trên biển. Trier par date Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par pertinence pour la requête Ấn Độ và Trung Quốc đối địch trên biển. Trier par date Afficher tous les articles

mercredi 28 septembre 2016

Úc đang nghiêng ngả giữa đồng minh Mỹ và Trung Quốc

Lục quân Úc tập trận chung với quân đội Mỹ tại Queensland năm 2007.

Úc sẽ phải chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra trên lục địa. Vấn đề có thể gây ngạc nhiên, vì Úc lâu nay nằm trong số những đồng minh trung thành nhất, đã từng tham chiến cùng với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, cũng như hiện diện tại Afghanistan, Irak và Syria.
« Hoa Kỳ chắc chắn có những người bạn quan trọng hơn, giàu có hơn, nhưng tôi xin nói với ông là Hoa Kỳ chưa bao giờ có được một người bạn đáng tin cậy hơn Úc ». Cựu thủ tướng Tony Abbott đã khẳng định như thế với tổng thống Barack Obama vào năm 2014.

jeudi 1 avril 2021

Dân các nước châu Á ngày càng thù địch với Trung Quốc


Đăng ngày:


Virus corona tiếp tục chiếm đa số trang nhất báo Pháp hôm nay. Le Monde nhận định « Covid : Chính quyền bị ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ ba ». Le Figaro đăng ảnh tổng thống Pháp đeo khẩu trang đang chống cằm suy nghĩ, chạy tựa « Macron dưới áp lực của những người muốn phong tỏa », Les Echos nói về « Covid : Thế tiến thoái lưỡng nan của Macron ». Riêng Libération dành trọn số báo hôm nay để « Cám ơn Willem », họa sĩ biếm của tờ báo suốt 40 năm qua, nay giã từ cây cọ vẽ. Còn ảnh bìa của La Croix là những cánh quạt điện gió và tấm năng lượng mặt trời, với hàng tít « Năng lượng xanh bị phê phán ».

Dư luận quốc tế ngày càng thù địch với Trung Quốc

mardi 15 mars 2022

Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng, Đài Loan rút kinh nghiệm Ukraine

 

Nếu Trung Cộng đánh, cuộc chiến sẽ kéo dài cả năm hay lâu hơn, các nước khác sẽ phản ứng, tiến tới một cuộc phong tỏa kinh tế toàn cầu.

Bắc Kinh và Đài Bắc đang theo dõi cuộc chiến Ukraine. Tập Cận Bình nhìn thấy những trở ngại: Quân, dân Ukraine đề kháng dũng mãnh; Mỹ và NATO đoàn kết cùng hỗ trợ; và Vladimir Putin đang chịu đựng cuộc tấn công kinh tế nặng nhất từ xưa đến nay.

Ở Đài Loan, bà Thái Anh Văn tỏ vẻ lạc quan: “Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng của chính mình.”

mercredi 13 octobre 2021

Nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan đang đe dọa hòa bình thế giới


Đăng ngày:

 

Kể từ cuộc khủng hoảng 1995-1996, khi đó cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều biểu dương sức mạnh, chưa bao giờ mối đe dọa của Bắc Kinh lên Đài Loan lại mạnh mẽ đến thế. Căng thẳng gần đây tăng nhanh khi Tập Cận Bình liên tục đòi « thống nhất » Đài Loan vào Trung Quốc. Từ ngày 01/10, khoảng 150 chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan. Việc nhà lãnh đạo Bắc Kinh thổi phồng dân tộc chủ nghĩa, sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng lên - nay có thể tiến hành những cuộc tấn công tin học lẫn quy ước với địch thủ - gây lo ngại cho đảo quốc, nền dân chủ hiếm hoi trong khu vực.

Một mô hình Trung Hoa đối nghịch và thịnh vượng, cái gai trong mắt Bắc Kinh

samedi 16 août 2014

Ấn Độ xây dựng quốc phòng để răn đe thái độ "thù địch"

Bài đăng : Thứ bảy 16 Tháng Tám 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 16 Tháng Tám 2014 

Theo AFP hôm nay 16/08/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định nước Ấn phải tăng cường năng lực quân sự sao cho không có bất cứ quốc gia nào khác « dám nhìn bằng cặp mắt thù địch ». Ông Modi tuyên bố như trên tại Mumbai nhân buổi lễ hạ thủy chiến hạm lớn nhất do Ấn Độ tự đóng.

Trước các sĩ quan hải quân và quan khách, Thủ tướng Ấn Độ phát biểu : « Mục tiêu của chúng tôi là đạt đến một kỳ tích về năng lực quốc phòng, sao cho không có quốc gia nào dám nhìn Ấn Độ bằng cặp mắt thù địch ». 

lundi 6 juillet 2020

Luật an ninh Hồng Kông: Vụ tấn công quy mô vào một xã hội dân chủ từ sau thế chiến

(Từ trái sang) : Dân biểu Chu Khải Địch (Eddie Chu Hoi Dick), phó chủ tịch Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Trần Hạo Hoàn (Figo Chan) và nhà hoạt động Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung) tuần hành nhân ngày kỷ niệm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, 01/07/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:

The Economist  nhận định, luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp đặt tại Hồng Kông là một trong những vụ tấn công quy mô nhất vào một xã hội dân chủ, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. 

Sau thời gian dài phong tỏa, tuần báo L’Obs dành trọn kỳ này cho một « Nước Pháp vừa được tìm lại », giới thiệu những điểm đặc sắc của nhiều vùng miền. L’Express đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron, chạy tựa « Tám công trình để nâng dậy nước Pháp » sau cuộc bầu cử địa phương vừa qua, Le Point nói về « Những chú hề sinh thái và những chuyên gia » trước sự thắng thế của đảng Xanh. Hồ sơ của Courrier International tập trung cho chủ đề « Chống phân biệt chủng tộc ». Về châu Á, Hồng Kông là đề tài chính được nhiều tuần báo chú ý.

Luật an ninh, « quà sinh nhật » tẩm độc giết chết tự do của Hồng Kông 

vendredi 26 mars 2021

Mỹ không thể là « sen đầm quốc tế » bằng giấy trước Trung Quốc


Đăng ngày:

Trang nhất các báo Pháp hôm nay rất đa dạng, từ việc chính khách cánh hữu Pháp Xavier Bertrand ra ứng cử tổng thống, bệnh nhân Covid nặng ngày càng trẻ, kênh đào Suez bị tắc nghẽn cho đến vụ diệt chủng Rwanda.


Bắc Kinh mắc bệnh ngạo mạn mãn tính

Liên quan đến châu Á, tác giả Alain Frachon bắt đầu bài bình luận trên Le Monde bằng từ « ngạo mạn » : Trung Quốc nay chính thức bị bệnh dịch mãn tính này. Thỏa mãn với sức mạnh vừa tìm lại được, Trung Quốc tin rằng đã chiếm ưu thế trên trường quốc tế, và suy nghĩ đã biến thành hành động, ở trong cũng như ngoài nước.

jeudi 21 avril 2022

Trần Trung Đạo - Ukraine đánh thức nhân loại, ngoại trừ cộng sản Việt Nam

 

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm thay đổi vị trí chiến lược của nhiều quốc gia trên chính trường thế giới cũng như buộc nhiều quốc gia phải thay đổi đường lối đối ngoại để thích nghi với xu hướng thời đại.

Xu hướng của thời đại ngày nay là phát triển dân chủ và hòa bình chống lại các cơ chế độc tài chuyên chính với tham vọng bành trướng. 

Ngày 17, tháng Ba 1948, phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, tổng thống (TT) Harry Truman giải thích lý do phải “bao vây Liên Xô”. Theo tổng thống thứ 33 của Mỹ,  “nguyên nhân chính là do một quốc gia đã không chỉ từ chối hợp tác để thiết lập một nền hòa bình công bằng và danh dự mà thậm chí tệ hại hơn, đã tích cực tìm cách ngăn chặn điều đó.” (Special Message to the Congress on the Threat to the Freedom of Europe, March 17, 1948, Truman Library)

samedi 27 janvier 2018

Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Không ảnh ngày 11/05/2015 cho thấy Trung Quốc hối hả đào đắp đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.

Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho « Cuộc chiến sắp tới », với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về công nghệ và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài « Sắc xám : Không chiến cũng chẳng hòa », tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát

Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Quốc là « hiểu rõ kẻ thù ». Các tướng lãnh tại Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Hoa Kỳ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Quốc đã khai thác được các công nghệ mới nhằm « tin học hóa » chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát.

lundi 3 décembre 2018

Chuyên gia Pháp : Sự khó lường của Trump là thay đổi khổng lồ cho Trung Quốc


Buổi làm việc giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G20 ở Buenos Aires ngày 01/12/2018.

(Le Figaro 03/12/2018) Chuyên gia về Trung Quốc François Godement, giám đốc nghiên cứu European Council on Foreign Relations, phân tích sự so găng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Le Figaro : Liệu ông Trump đang thay đổi cung cách trong sự đối mặt Mỹ-Trung, qua việc tấn công trực diện về thương mại ?

François Godement : Tôi tin rằng ông ấy đang mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ này từ năm 1972 vẫn xoay chuyển xung quanh một điểm trung bình. Có những tranh chấp trước bầu cử tổng thống, tiếp theo là một sự hòa hoãn mà người Trung Quốc muốn gọi là đối tác chiến lược, còn người Mỹ chưa bao giờ chấp nhận.

Đặc thù của ông Trump, là ông đã đưa vào tính bất trắc, và loan báo rằng ông sẽ khó lường. Đối với Bắc Kinh, đó là một sự thay đổi khổng lồ, vì như vậy trên thực tế, Trump đã cướp mất lợi thế về sự bí ẩn của họ - nguyên tắc cơ bản của ngoại giao Trung Quốc.

jeudi 22 décembre 2022

Ukraina và Đài Loan « vận mệnh tương quan »


Đăng ngày:

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc và cuộc chiến tranh ở Ukraina là các đề tài được báo chí Pháp bàn luận nhiều nhất. Le Monde chạy tựa trang nhất « Quyền lực vô biên của Tập Cận Bình ở Trung Quốc », còn với La Croix thì « Người dân Trung Quốc đầy ngờ vực ».

Đảng chiến thắng Covid ? Hãy còn là chuyện viễn tưởng

vendredi 5 mars 2021

Trung Quốc "xã hội chủ nghĩa hiện đại" độc tài, thách thức lớn nhất của Mỹ


Đăng ngày:


Chuyến tông du Irak của Đức giáo hoàng Phanxicô, việc phân phối vac-xin chống Covid ở châu Âu, kỳ họp Quốc hội Trung Quốc là những chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 05/03/2021.

Những đường lối kinh tế cho năm năm tới được Bắc Kinh công bố trong dịp này. Les Echos nhận định : « Trung Quốc tiến lên mạnh mẽ hậu Covid-19 », trong một thế giới bị rung chuyển bởi đại dịch và sự đối địch Mỹ-Trung.

Mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia « xã hội chủ nghĩa hiện đại »

jeudi 7 mai 2020

Ngoại giao « chiến binh sói » khiến Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một trong những khuôn mặt « chiến lang » hung hăng nhất. Ảnh chụp ngày 08/04/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Ngày 10/04/2020, các nhà Trung Quốc học không thể không nhắc lại trên mạng xã hội câu nói trên, trong bối cảnh thực tế 46 năm sau hoàn toàn đi ngược lại. Bắc Kinh tung ra chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » được dàn dựng kỹ lưỡng trên toàn thế giới. Điều này lại càng ấn tượng hơn khi chỉ mới vài tuần trước đó, Trung Quốc đòi hỏi các nước phương Tây giữ im lặng về viện trợ y tế cho tâm dịch Vũ Hán.

Le Monde nhận xét, khi đến lượt châu Âu và Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của con virus xuất phát từ Vũ Hán, Bắc Kinh cùng với sự tiếp tay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bèn cao giọng tuyên truyền việc xử lý khủng hoảng của Trung Quốc là hình mẫu cho toàn cầu. Thiếu chuẩn bị trước đại dịch, Mỹ trở thành quốc gia có nhiều người chết vì virus corona chủng mới nhất thế giới, còn châu Âu chiếm hai phần ba số trường hợp tử vong. Trung Quốc coi đây là cơ hội bằng vàng !

mardi 16 mars 2021

Việt Nam sẽ cho Mỹ đóng quân để đối phó Trung Quốc?


Đăng ngày:


The Economist
phân tích về những khả năng Mỹ đáp trả trước mối đe dọa của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Hôm 04/03, đô đốc Philip Davidson, chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM) cảnh báo Trung Quốc có thể vượt được Hoa Kỳ trong 5 năm tới. Viễn cảnh này khiến Quốc Hội Mỹ thức tỉnh.

Tên lửa từ Hoa lục đe dọa các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương

Tháng 11/2020, Quốc hội đã dành 2,2 tỉ đô la cho Quỹ răn đe Thái Bình Dương (PDI), và nay các tham mưu trưởng ở châu Á đòi hỏi tăng gấp đôi PDI với 4,7 tỉ đô la năm 2021-2022 và 22,7 tỉ đô la bổ sung cho đến 2027. Trong báo cáo ngày 01/03, họ đã giải thích vì sao.

jeudi 28 avril 2016

Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Quốc khống chế châu Á

Diễu binh nhân kỷ niệm 70 kết thúc Đệ nhị Thế chiến tại Bắc Kinh, 03/09/2015.

Trong bài viết « Dưới thời Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc được chắp cánh », nhật báo Libération nhận xét : chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, ông Tập đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực của bản thân ông ta.
Thông tín viên của tờ báo tại châu Á Arnaud Vaulerin mô tả, tất cả cái nhìn đều tập trung vào Tập Cận Bình trong bộ quân phục rằn ri, xung quanh là các sĩ quan cao cấp, tại trung tâm chỉ huy liên quân mới hôm thứ Năm tuần trước. Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc rầm rộ đưa tin về sự kiện độc đáo này, nhấn mạnh rằng từ nay đất nước được « Tổng tư lệnh » Tập Cận Bình lãnh đạo – một chức vụ chưa từng có từ trước đến nay.

dimanche 15 janvier 2023

Ngô Nhân Dụng - Kishida tại Tòa Bạch Ốc

 

Khi ông Fumio Kishida đến Tòa Bạch Ốc tuần này, thủ tướng Nhật đã mang sẵn một món quà tặng Tổng thống Joe Biden. Đó là chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản, công bố vào tháng trước.

Bắt đầu từ năm 2027, Nhật Bản sẽ dành 2% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) cho chi phí quốc phòng, gấp đôi tỉ lệ 1% vẫn tự giới hạn từ sau khi bại trận, chính thức xác nhận từ năm 1976. Ngân sách sẽ lên tới $73 tỉ mỹ kim một năm; lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ ($649 tỉ) và Trung Quốc ($261 tỉ)

Thay vì chỉ chú trọng việc phòng thủ, chiến lược mới nhấn mạnh đến khả năng “phản công đề phòng” trước khi bị quân địch tấn công. Để bảo đảm sức “phản công” coi là không thể nào thiếu được, ông Kishida sẽ yêu cầu ông Biden chấp thuận cung cấp cho Nhật Bản 500 hỏa tiễn Tomahawk, loại phóng ra rồi chạy ngang (cruise missiles) nhắm thẳng vào các giàn vũ khí của đối phương, khó bị chặn phá hơn loại phóng vòng lên trời. 

samedi 17 février 2024

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

 

Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình.

Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Litva hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng cộng sản (CS) Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

dimanche 17 juillet 2022

Ngô Nhân Dụng - Shinzo Abe nhắc nhở phải đề phòng Trung Cộng


Một đóng góp quan trọng của Shinzo Abe là ông đã xóa bỏ được óc hoài nghi và bi quan của dân Nhật về vai trò của họ trên bàn cờ quốc tế.

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe qua đời là một mất mát lớn cho nước Mỹ và đồng minh, Đại sứ John R. Bolton, cựu cố vấn ninh quốc gia Mỹ mới nhận định. Ông Abe đã phục hoạt chính sách ngoại giao Nhật Bản; thúc đẩy một liên minh các quốc gia tự do dân chủ; nâng cao vai trò của nước Nhật ở Á châu và thế giới; nhiều lần báo động về tham vọng bành trướng của Cộng sản Trung Quốc.

Trong thời gian các tổng thống Mỹ Bush và Obama còn chờ đợi Cộng sản Trung Quốc sẽ thay đổi nhờ kinh tế phát triển, Shinzo Abe đã báo trước cuộc chạy đua giữa Trung Cộng và các nước dân chủ tự do sẽ quyết định tương lai thế giới.

dimanche 5 décembre 2021

Việt Nam : Từ Hồ Chí Minh đến Facebook


Đăng ngày:

 

Nguyệt san Le Monde Diplomatique tháng 12 giới thiệu số chuyên đề Manière de Voir (Cách Nhìn) về Việt Nam, lược qua lịch sử từ thời thuộc địa Pháp đến cuộc chiến tranh với Mỹ và áp lực từ Trung Quốc hiện nay. Bài viết mang tựa đề « Từ Hồ Chí Minh đến Facebook » nhận định, hình ảnh những người Afghanistan tuyệt vọng đu theo những chiếc máy bay sắp cất cánh từ Kabul gợi nhớ đến những người Việt bám lấy những chiếc trực thăng di tản ở đại sứ quán Mỹ khi Sài Gòn thất thủ năm 1975. Nhưng sự so sánh chỉ dừng lại ở đây.

jeudi 31 mars 2022

Chiến tranh Ukraina : Liên kết với Putin, Tập Cận Bình đứng ở mặt tối Lịch sử


Đăng ngày:

 

Những đồn đãi về sự « mất tích » của bộ trưởng Quốc phòng Nga

Trước hết về thời sự, trang web của L'Express phân tích về sự « mất tích » bí ẩn của bộ trưởng Quốc phòng Nga. Ông Serguei Choigu và cả tổng tham mưu trưởng Valery Guerassimov không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 11/03. Nạn nhân bị Vladimir Putin thanh trừng chăng ? Hôm nay ông Choigu tái xuất trong một video không đề ngày do hãng tin Nga công bố, nhưng vẫn còn không ít nghi ngờ.