Khái niệm « chuỗi đảo » có từ thập niên 40, đối với Mỹ là để chận lại
sự bành trướng của cộng sản. Chuỗi đảo thứ nhất gồm quần đảo Kuril (một
phần thuộc Nga), Nhật Bản, Đài Loan, Philippines ; những đồng minh của
Hoa Kỳ. Chuỗi đảo thứ hai là Guam và Bắc Mariana, các « Nhà nước tự do
liên kết với Mỹ » : Micronésie, Marshall, Palao. Chuỗi thứ ba tập trung
vào quần đảo Hawai.
Trung Quốc cho rằng mình bị bao vây, và từ 30
năm qua đã mở rộng lực lượng hàng hải hoạt động ngoài khơi xa và tăng
cường vũ trang. Thế nên lợi thế quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
bị yếu đi, và ngay cả các căn cứ ở chuỗi đảo thứ hai, nhất là Guam cũng
đã trở nên dễ tổn thương hơn. Từ vài tháng qua, các nhà chiến lược Mỹ đã
lo ngại Bắc Kinh sẽ dùng đến vũ lực trong khu vực.
Hôm
qua, HL bị mẹ bỏ rơi để đi café tám chuyện với bạn bè. Ngồi gần bàn mẹ là một
nhóm ba người công an thường phục cũng đang ngồi chém gió.
Chẳng
ai bảo ai, mỗi người thỉnh thoảng lại lôi điện thoại ra để theo dõi tin tức cập
nhật kết quả bầu cử Mỹ trên Facebook và bình luận rôm rả với nhau.
Cuối giờ chiều nay 07/11/2020 (giờ Paris), nhiều cơ quan
truyền thông Mỹ đã đưa tin Joe Biden đắc cử.
Tổng thống Donald Trump đã loan báo các luật sư của ông sẽ tổ
chức họp báo tại Philadelphia (Pennsylvania), dự kiến vào lúc 17 giờ 30 (giờ
Paris). Nhưng báo chí Mỹ đã loan báo chiến thắng của Joe Biden, và hiện không
biết được cuộc họp báo của phía ông Trump có diễn ra hay không.
Hãng tin AP và kênh CNN đã gọi ông Biden là « tổng thống tân cử ». Joe
Biden hứa sẽ là « tổng thống của tất
cả người Mỹ ».
Từ
lúc này có lẽ tôi sẽ ít tập trung vào kiểm phiếu nữa mà chú ý vào cuộc chiến
pháp lý giữa các bên. Theo dõi nó ít nhất giúp mình học hỏi được nhiều điều về
sự vận hành của hệ thống pháp lý ở Mỹ.
Những
vụ kiện như thế này thường là ít có tiền lệ, thấy sao thì chém cho vui thôi,
chứ bản thân kiến thức hạn hẹp, không phải chuyên môn, đúng sai không bảo đảm
được nhé. Đồng thời, để viết về pháp lý thì cần loại bỏ thiên kiến chính trị,
mà ai cũng biết là mình ủng hộ ai rồi, hehe.
Cuộc
bầu cử ở Mỹ đã kết thúc nhưng kết quả vẫn chưa được phân định. Chưa biết chắc
ai sẽ thắng. Chỉ biết ít nhất hai kẻ thua cuộc.
Thứ
nhất là các cuộc thăm dò dư luận (poll). Trước,
người ta rất tin tưởng vào các cuộc thăm dò ấy. Khen là nó rất khoa học và khả
tín. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nó khác hẳn.
Năm
2016, hầu hết các poll đều cho Hillary Clinton thắng. Kết cuộc: Donald Trump
thắng. Năm nay cũng vậy. Cũng đầy nghi vấn. Trong cả năm, hầu hết các poll đều
cho Joe Biden thắng, hơn nữa, thắng lớn.
Một
đất nước văn minh, dân chủ mà bầu cử nơi thì “cộng nhầm” 6.000 phiếu; mấy nơi
thì lỗi đánh máy thêm một số 0 phía đằng sau (mà lại thêm rất đúng người, cộng
cũng cộng rất đúng người).
Chưa
kiểm xong phiếu đã báo thắng, cùng các lỗi sơ đẳng khác đến mức khó chấp nhận.
Ok,
bầu cử có thua và thắng. Nhưng thua cũng phải thua cho rõ ràng, chứ thua kiểu
mập mờ thì kéo theo mọi thứ cũng đều mập mờ.
Tháng
10 vừa rồi, lần đầu tiên xứ miệt dưới bầu "hội đồng xã" bằng thư. Tui
thấy cách này tiện lợi thiệt chứ, khỏi phải xếp hàng, lại có thì giờ nghiên cứu
lá phiếu và đánh dấu.
Mấy
lần trước đi bầu xếp hàng gần một tiếng, vô được phát lá phiếu to, bầu một lúc
đủ thứ và có cả trưng cầu dân ý. Tui quẹt đại cho lẹ, cứ xem cái tên ai có vẻ
phe ta là ok. Đứng lâu quá người ta tưởng mình... không biết chữ (không biết
thiệt, nói thì bập bẹ, chữ nào khoảng bốn năm mẫu tự thì dịch được, chữ dài hơn
là thua, dân thợ hồ được vậy là hay rồi).
Cái
vụ bầu bằng thư tui thì ủng hộ. Ông già vợ (sắp cưới) cũng thích. Ổng 85 tuổi,
đâu có đi được, mà " bỏ bầu " là bị phạt cả trăm đồng chớ không như
nước Mỹ.
Phải
nói rằng, như một nhận xét quan trọng của Tocqueville, nước Mỹ sẽ chia rẽ và
trở nên mong manh hơn, lộ ra nhiều điểm yếu và mất cảnh giác hơn khi xảy ra vào
quãng thời gian diễn ra việc bầu cử (cả Lưỡng viện và Tổng thống), nó cũng dễ
bị tấn công hơn những thời điểm khác.
Điều
này được tác gia người Pháp đưa ra vào đầu thế kỷ 19, khi nước Mỹ vẫn còn chưa
hùng mạnh như bây giờ.
Và
hẳn là Trung Quốc đã đọc cuốn sách này (Nền
dân trị Mỹ) của Tocqueville, cũng như chính họ đã rõ các thuật quân sự về
điều binh, hành động mà họ là nơi sản sinh ra như Tôn Tử.
Để
ý là các bang mà xu hướng có lợi cho Trump, có thể khơi dậy hy vọng thì kiểm
phiếu chập chờn.
Như
North Carolina từ bữa giờ đóng máy án binh bất động, Arizona đang trên đường
trở lại thì ngày làm đêm nghỉ, Nevada tối tối lại rủ nhau kéo xì dzách.
Còn
các bang đang trôi về Biden như Georgia, Pennsylvania thì hết tốc lực xuyên
đêm.
Theo
dõi diễn biến về số phiếu bầu cho ông Trump và ông Biden không chỉ hồi hộp, mà
còn rất khó khăn và lẫn lộn. Khó khăn là các tờ báo và tập đoàn truyền thông
cung cấp con số kèm theo những bình luận thiên vị. Đúng là thời đại của
misinformation (tin lạc hướng) và disinformation (tin giả).
Kết
quả bầu cử đáng lý ra phải là khách quan, vì chỉ đếm số phiếu, và con số thì
không ai đàng hoàng dám chỉnh sửa. Không dám chỉnh sửa, nhưng các trung tâm
truyền thông lớn (như New York Times, Washington Post, CNN, thậm chí AP) có
cách vặn vẹo thông tin một cách tinh vi.
Chẳng
hạn như họ trì hoãn cập nhựt để sao cho con số cử tri bầu cho Biden lúc nào
cũng hơn Trump. Cách thứ hai là khi cập nhựt cho thấy số phiếu của Trump cao hơn
Biden, thì họ dùng chữ để viết kiểu như "Biden
sẽ thắng ..." nhưng phải đọc câu thứ hai thì mới rõ "nếu ông ấy có thêm 16.000 phiếu".
Đến
giờ phút này, nếu không còn bất ngờ và các phiên tòa phân xử thì khả năng em và
cha em rời Nhà Trắng có thể nói là rất gần hiện thực. Những cánh tay đã đặt lên
cha em như một chia sẻ, an ủi.
Gã
nghĩ cuộc chia tay này là trải nghiệm định mệnh đối với em, Ivanka à. Nó như
cuồng phong thổi bùng lên những nung nấu khát vọng của tuổi trẻ trong em - đứa
con gái mà ngay từ bé đã chiếm được niềm tin của người cha ấy.
Em
đã chứng minh cho cha biết Ivanka là Ivanka. Mười bốn tuổi, yêu cái đẹp và nghệ
thuật, em trở thành một trong 100 người mẫu được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ. Em
nói: Tôi chỉ muốn đem lại cái Đẹp cho nước Mỹ.
Tựa chính của tất cả nhật báo Pháp ra ngày hôm nay 05/11/2020 đều tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Le Monde đăng ảnh hai ứng cử viên với dòng tít lớn « Trump-Biden : Hợp chủng quốc tự xâu xé ». Libération chơi chữ, thay vì Maison Blanche tức Nhà Trắng, tờ báo chạy tựa « Maison flanche », tạm dịch ngôi nhà suy sụp.
Trên trang nhất La Croix là lá cờ Mỹ với một đường nứt chéo và hàng tít « Rạn vỡ ». Không hẹn mà nên, đây cũng là tựa chính của Les Echos. Ảnh của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden cũng chiếm trang bìa Le Figaro với tựa đề vô cùng ngắn gọn : « Ai ? ». Các báo cũng dành rất nhiều trang trong cho chủ đề này : Le Monde 12 trang, Libération 8 trang, Le Figaro 6 trang…
Thăm dò lại sai, lực lượng ủng hộ Donald Trump vẫn đông đảo
Cập nhật : Sau khi bị dẫn trước,
Biden đã vượt ông Trump 917 phiếu tại Georgia, với 99% phiếu được kiểm (TM).
-
Theo diễn biến cho đến nay, cho dù Joe Biden có vượt lên dẫn trước ở bang
Georgia trong hôm nay thì ông vẫn sẽ chưa thể tuyên bố chiến thắng ở bang này.
Lý
do là khoảng cách sẽ rất sít sao, cần phải chờ kiểm thêm các phiếu tạm thời và
phiếu từ người ở hải ngoại, quân nhân gửi về.
Và
sau đó dù có thua thì vẫn có thể kiểm phiếu lại vì 100% là cách biệt sẽ dưới
0,5% theo luật của bang.
Hiện
tại mưa rất lớn diễn ra tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với lượng mưa từ
170-250mm sau chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Nhiều địa phương ở Quảng Ngãi đã bị lũ
chia cắt.
Đợt
mưa này sẽ tiếp tục đến hết trưa mai (7/11) nên tình hình lũ lụt vẫn diễn biến
theo hướng xấu đi ở 3 tỉnh nêu trên.
Hy
vọng : Vào cuối ngày 07/11 đến hết ngày 09/11 mưa sẽ ngớt và nước kịp rút bớt
để đón đợt mưa lớn tiếp theo.