Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn hóa. Afficher tous les articles

lundi 25 décembre 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin các ngài đừng làm rối rắm thêm cách gọi danh từ hóa học

 

Lo người Việt không có từ khoa học để diễn đạt và giảng dạy, từ năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn đã cất công soạn ra cuốn danh từ khoa học. Từ đó người Việt đã không dùng nguyên xi tiếng Pháp để diễn đạt các nội dung khoa học nữa.

Đặc biệt trong lãnh vực hóa học, tên các nguyên tố, các chất hóa học rất khó Việt hóa, nhưng Ông Hoàng Xuân Hãn vẫn dày công nghiên cứu và Việt hóa khá trọn vẹn. Như oxygen, nitrogen, sodium, potasium, acide, oxyde, acide sunfurique, acide sunfureuse, hydroxyde de fer II ...  Việt hóa ra thành ô xy, ni tơ, natri, kali, axit, oxyt, axit sunfuric, axit sunfurơ, hydroxit sắt nhị ...

Hầu hết danh từ hóa học ông Việt hóa từ tiếng Pháp và cả từ tiếng Latinh. Ví dụ tiếng Pháp gọi là potasium, sodium thì ông Việt hóa thành Kali, Natri từ gốc tiếng La tinh là kalium, natrium.

jeudi 21 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Kính phục dân phố cổ Hà Nội

 

Gã lọt vào phố cổ Hà Nội đặt lưng bốn đêm.

Ngõ Tạm Thương cắt phố Yên Thái, người bảo thuộc phường Cửa Đông, người bảo thuộc phường Hàng Gai, oai vệ cặp loa trắng toát, miệng loa bằng cái lồng bàn. Căn phòng gã thuê trọ vinh dự được hứng trọn bản tin phường theo quy trình chặt chẽ: Không cho chúng nó thoát.

Và thế là boong đúng giờ, loa phát. Rất tiến bộ, không có nhạc hiệu, không lời chào dài dòng, vào thẳng ngay vấn đề nóng hổi: Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, hiện nay nắng nóng và mưa sẽ tạo điều kiện cho lăng quăng…

Nguyễn Trường Trung Huy - Bộ sưu tập trọn vẹn 12 năm tạp chí Văn từ số ra mắt cho đến số cuối cùng (01/01/1964 - 26/03/1975)

 

Đúng một lục thập hoa giáp tính từ số ra mắt 01/01/1964 và đúng hai thập kỷ từ ngày tôi sưu tầm những số đầu tiên tạp chí ( và giai phẩm) Văn, để có được đầy đủ 210 số bán nguyệt san Văn và tiếp theo sau là các số Giai Phẩm (*).

Một thời gian - ngắn không phải là ngắn mà nói dài không phải là dài - để có được “công trình” này.

Có những hiện vật khó/ không thể quy đổi thành tiền, vì nhiều khi có tiền cũng không kiếm được. Nào có thể mua được định mệnh, mua được những hạnh ngộ hãn hữu, những tình cờ…được sắp đặt. Những gom góp chắp vá qua tơi bời của điêu linh, của tàn nhẫn thời gian…mà mỗi tờ báo đã như là một sinh mệnh.

mercredi 20 décembre 2023

Thái Vũ - Ứng xử văn minh nơi công cộng

 

Thấy cái clip quay cảnh một nhóm rất đông người tiễn con em đi lao động Nhật Bản, trải bạt làm luôn bữa tiệc linh đình ngay sảnh sân bay quốc tế.

Luộm thuộm, bầy hầy, bạ đâu ăn ị đó ... là cái thói tật của không ít người. Kể cả khi đã sang các nước văn minh, sạch sẽ, nề nếp.

Chỉ đến khi bị phạt bỏng tay mấy lần vì các thứ như để quá nhiều xô chậu tùm lum sân sau (để trồng rau), đậu xe bãi cỏ (nếu có nhớt chảy ra sẽ ngấm vào đất). Hồ bơi không sử dụng mà vẫn để nước (gây muỗi), gây tiếng ồn, cãi nhau trước nhà ngoài đường (tội misconduct) ... thì mới thông não được.

Huỳnh Thị Tố Nga - Miếng ăn là miếng tồi tàn

 

Ông bà ta có câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" là để dạy cho con cháu cách ứng xử trong những sinh hoạt hàng ngày sao cho tao nhã, lịch sự. Mở rộng hơn, đó là văn hóa trong ứng xử giữa người và người, là nét văn minh của con người.

Người Nhật, họ có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Không bàn về thức ăn thế nào, nét đặc trưng của họ là tất cả các thành viên trong gia đình đều có phần ăn riêng. Mỗi món, cho dù là chút ít nước chấm, cũng phải chia riêng thành mỗi phần ăn riêng biệt cho mỗi người. Dù là cùng ngồi ăn với nhau trong một bàn, nhưng phần ai nấy ăn, không đụng chạm với nhau.

Người Việt và đa phần các quốc gia châu Á khác, có thói quen ăn chung với nhau những đĩa thức ăn trên bàn. Mỗi thói quen khác nhau có ưu khuyết điểm khác nhau.

lundi 18 décembre 2023

Bùi Chí Vinh - Sài Gòn ơi...

Sài Gòn năm 1967

Các tà áo dài trên đi l Hàm Nghi

Mt chút gió cũng làm cây run ry

Nhng ngày cui năm man mác xuân thì

Nguyễn Chương - Ngớ ngẩn mà đòi lòe bịp !

 

Ai muốn học thứ tiếng, thứ chữ gì, thuộc quyền cá nhân, đây không bàn.

Nhưng có những kẻ biện minh cho thói tôn sùng "chữ Hán", "tiếng Hoa" như ri: Hiện tại người Hàn, Nhật vẫn sử dụng chữ Hán song song với hệ thống chữ viết của họ sáng tạo ra / ở Malaysia, quốc ngữ hiện tại của họ là tiếng Hoa, Anh, Hindu...

Ai biểu nói ra (đại loại như trên), nên thiên hạ biết tỏng là "dốt mà đòi nói chữ"! 

Cần phải phân định "văn tự chính thức" dùng ở cấp quốc gia, với tiếng nói / chữ viết của các tộc người sống ở quốc gia đó.

Nguyễn Thông - Góp ý với các nhà báo : Hoạn lộ hay quan lộ ?

 

Sau khi thằng đầu đảng ở Bến Tre là Lê Đức Thọ (nghe cái tên rất kinh, rất sáu búa) bị bắt, có những tờ báo mậu dịch nhìn ra ngay nội dung thời sự nóng sốt, câu được bạn đọc, kiếm viu (view) dễ, liền khai thác mở rộng, kể chuyện đời tư, chuyện y làm quan.

Tờ Tiền Phong đăng bài “Đường quan lộ của ông Lê Đức Thọ”, còn tờ Người Lao Động thì “Quan lộ của ông Lê Đức Thọ”… Tiền Phong sau đó thấy chối tỉ quá, giật tít lại, bỏ chữ “đường”, giống như Người Lao Động, cứ nghĩ thế là ổn.

Lỗi dùng sai này trên báo mậu dịch dốt đã khá phổ biến và cũng từ lâu rồi chứ không phải bây giờ. Vừa nhầm lẫn, vừa cẩu thả, vừa dốt khi họ không phân biệt được “hoạn lộ” và “quan lộ”, phải dùng thế nào, trong trường hợp nào mới đúng.

dimanche 17 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ký ức lân sư rồng

 

I. Kỷ niệm về những đoàn lân

Ngày xưa khi còn bé, tôi rất sợ về sống ở nhà nội trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11. Vì đối với tôi, đó là một căn nhà tăm tối ảm đạm, luôn tỏa ra một thứ mùi ẩm mốc do rất nhiều thứ đồ đạc để dồn lại hàng chục năm không dọn dẹp nằm trên một con đường buồn tẻ.

Những hôm cúp điện, cả căn nhà như một cái hang sâu hun hút càng đáng sợ. Ngôi nhà u ám ấy là cơn ác mộng của những năm tháng tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỷ niệm buồn. Tuy nhiên, đến dịp tết Nguyên Đán, tôi lại rất mong được về Chợ Lớn vì một lý do: xem múa lân.

samedi 16 décembre 2023

Hiệu Minh - Mèo, chuột và ngoại ngữ

 

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”.

Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!

Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.

vendredi 15 décembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Thẩm mỹ dị hợm, văn hóa tụt dốc không phanh

 

Văn hóa các bạn trẻ kiểu này thì không biết có thể tin nổi các bạn có thể làm cho mọi thứ tốt hơn không?

Hôm qua tôi đi xem triển lãm Van Gogh tại TPHCM, một triển lãm cũng khá công phu với đầy đủ các tác phẩm của danh họa, hầu hết hiển thị bằng công nghệ.

Khi đến, tôi khá vui vì hầu hết người xem đều là người trẻ, đồng nghĩa với việc người trẻ đã có những yêu thích nào đó dành cho nghệ thuật (thay vì một đối tượng không nhỏ công chúng bình luận trên báo vnexpress chẳng hạn - nói rằng khi nhìn tranh không hiểu gì hoặc "con tôi vẽ còn đẹp hơn").

jeudi 14 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Người Hoa ở Chợ Lớn

 

Tôi là người Việt gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Bên nội tôi là người gốc Quảng Đông sống ở Chợ Lớn còn bà ngoại tôi là người lai Phúc Kiến.

Theo lời kể của bà ngoại tôi thì bà là hậu duệ của một nghĩa sĩ trong một tổ chức cách mạng chống lại Từ Hy Thái Hậu, do tránh truy bắt nên lưu lạc sang Việt Nam rồi lấy vợ sinh con định cư ở Bến Tre. Còn bên nội tôi thì sang Việt Nam từ khi nào, vì lý do gì chưa bao giờ tôi nghe ba tôi kể lại.

Khi tôi ra đời thì ông bà nội tôi đã mất từ lâu nên tôi chỉ biết mang máng rằng ông nội tôi từng coi sổ sách cho một hãng buôn của Pháp ở Sài Gòn, sau đó vì siêng năng nên được chủ người Pháp cho mượn vốn ra mở cửa hàng làm ăn riêng nhưng không may làm ăn thua lỗ nên buồn bực sinh bệnh mà chết.

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (1)

 

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một.

Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn. Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán cười bảo chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Uống chè đủ trăm phương nghìn cách.

mercredi 13 décembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Tri ơn những người làm ra và truyền bá chữ Quốc Ngữ

 

Mỗi lần có giao lưu giữa Tàu và Việt, phải nói là rất vui khi thấy băng rôn ghi rõ chữ Việt ra Việt, chữ Tàu là chữ Tàu.

Văn hóa Việt sáng chói, riêng biệt.

Các bạn tưởng tượng là nếu chúng ta không có chữ Quốc Ngữ thì ngự trị trên đó là chữ Tàu luôn rồi, chữ Nôm cũng là sản phẩm của chữ Hán thôi.

Nguyễn Thông - Phu nhân

 

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ "phu nhân" xuất hiện hơi bị nhiều.

Trước hết cần xác định đây là danh từ chung, không cần viết hoa chữ "phu". Là danh từ chung, thì nó cũng chỉ như những danh từ chung khác chỉ người, ví dụ vợ, bồ, dì ghẻ, mợ... thôi. Ở xứ này, bệnh viết hoa tùy tiện đã nặng lắm rồi, thấm vào lục phủ ngũ tạng rồi, hết thuốc chữa.

Tại sao không chữa được? Tại vì kẻ có quyền đang lộng quyền, cứ thích viết thế nào thì lại bắt người khác phải viết như thế, không theo ý thì nó đánh, phạt. Rất vô lý khi tự dưng phải viết hoa Đảng, Thủ đô, Tổ quốc, Bác, Chính phủ, Nhà nước... khi những từ ấy đứng một mình.

mardi 12 décembre 2023

Mai Quốc Việt - Chấn hưng văn hóa kiểu gì?

 

Văn hóa Việt be bét đang cần chấn hưng.

Chấn hưng kiểu gì?

Theo tôi việc đầu tiên cần chấn hưng là xây dựng lại lực lượng quản lý.

Lực lượng quản lý hiện tại cũ quá có thể gọi là già nua.

lundi 11 décembre 2023

Phạm Lưu Vũ - Thơ chết là phải

 

Có một bạn đọc nữ, nick Thảo Dân gì đó, viết một bài về cụ Tú Xương, chê thơ cụ là nhảm, là sản phẩm của một nho sinh bất tài, bất đắc chí vì thi trượt.

Lý do vì bạn ấy ghét cay ghét đắng cái anh Tú vô tích sự, phải để vợ nuôi, chỉ suốt ngày lông bông thơ phú. Bạn này có lẽ ghét chồng lắm, đến nỗi ghét lây cả anh Tú? Hay là...

Chao ôi, Tú Xương, người sống trên cuộc đời chưa đầy 40 niên, bên cạnh những Nho gia lừng lững, khiến cụ Tam Nguyên Yên Đổ phải thốt lên:

Đỗ Duy Ngọc - Giản dị và đua đòi

 

Mấy hôm nay trên báo chính thống và mạng xã hội râm ran chuyện ông Jensen Huang - CEO Tập đoàn Nvidia có giá trị vốn hóa thị trường hơn 1.000 tỉ USD và tài sản cá nhân hàng chục tỉ USD của Mỹ - ngồi ăn phở vỉa hè, uống cà phê bình dân ở Hà Nội, Việt Nam.

Thật ra ở các nước trên thế giới, chuyện ấy là bình thường. Đã từng thấy Thủ tướng đi xe đạp, Bill Gates xếp hàng mua thức ăn, Tổng thống ngồi bệt ở tam cấp nghe diễn thuyết. Rất bình thường. Có chi mà bàn tán lắm thế?

Ở nước ta, không nói đến cấp lãnh đạo, chỉ mới là tên hề mới nổi đã thuê 10 vệ sĩ, đi đâu cũng đeo kính đen kè kè như phim Hồng Kông. Ca sĩ chưa tiếng tăm gì cũng cư xử như quý tộc, đại gia, đi đến đâu cũng có kẻ mở đường. Tất cả chỉ là làm trò, làm bộ làm tịch.

Trần Thanh Cảnh - Tự Lực Văn Đoàn

 

Nhân buổi Chủ nhật mùa đông xứ Bắc nhưng ấm áp, tạnh ráo mấy văn nhân cao hứng lại rủ nhau xuống ga Cẩm Giàng, nơi có di tích của nhóm "Tự lực Văn đoàn" chơi.

Ông bạn giáo sư Nguyễn Văn Hiệp có vợ tháp tùng, cùng ông giáo sư Hoàng Dũng từ TPHCM ra nữa, vui quá.

Theo đánh giá của Tạ Duy Anh, nhóm Tự Lực Văn Đoàn chỉ tồn tại 7 năm, nhưng đã làm được một công việc khổng lồ: Chuyển nền Văn học Việt Nam, từ lối văn cổ sang văn mới, hiện đại, tiếp cận với các giá trị phương Tây.

dimanche 10 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng Anh

 

Bài viết này xin trình bày những băn khoăn khi nghe tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Tiếng Anh là ngôn ngữ rất quan trọng. Để cạnh tranh ở tầm vóc thế giới: tiếng Anh là ngôn ngữ có lợi thế nhất. Để đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và học thuật, tiếng Anh là cánh cửa lớn nhất giúp ta bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Để kết bạn với thế giới văn minh rộng rãi, tiếng Anh là lợi thế không thể tranh cãi.

Hãy xem số bản tạp chí khoa học, học thuật tiếng Anh xuất bản trên thế giới, số quốc gia lưu hành các bản ấy để biết tầm quan trọng của tiếng Anh là vượt trội so với các ngôn ngữ khác như thế nào.