Affichage des articles dont le libellé est Truyện ngắn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Truyện ngắn. Afficher tous les articles

mardi 14 avril 2020

Vũ Thư Hiên - Ông Bát Sách



Có một thời, mà không phải, còn nhiều thời tiếp theo nó, cái sự thích ở vài người được tôn thành quốc sách, thành giáo lý. Vài người là nói chung chung, chứ có khi chỉ một, hoặc hai thôi, nhiều lắm là ba, nhưng vài người ấy lại ngồi chót vót trên đỉnh cao quyền lực, mới khổ.

Kẻ không thích cái mà chúng và lũ hậu duệ a dua thích theo liền bị đóng nóng lên trán hai chữ “phản động” bằng thứ mực vô hình không thể tẩy xóa. Tên “phản động” lập tức được đưa tới những nơi không ai muốn đến, nhẹ nhất là bắt làm những việc không tên nào muốn làm.

Thế nhưng xét cho cùng thì cuộc đối đầu giữa cái thích và không thích nọ là sự xung đột giả vờ. Cái thích được trưng lên để che lấp cái khác, cái thể chế cai trị, chứ không phải chính nó. Cái không thích về thực chất cũng không có mục đích chống lại cái lý thuyết được dùng làm màn che cái sự cai trị ấy.

dimanche 15 septembre 2019

Phùng Quán viết về những ngày cuối ngục tù của « Thanh ngang trên cây thập tự Chúa »


Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh, người bị đày đọa trong tù cùng với nhà thơ Nguyễn Tuân, được nhà văn Phùng Quán ghi lại.

Lời giới thiệu của FB Mai Vu : « Thằng khùng » trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù.

"Anh ta vào ở trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin.

Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi lều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó.

samedi 7 septembre 2019

Vũ Thư Hiên - Gặp gỡ ở lưng đèo



1

Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.

Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.

Chuyện là thế này.

Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.

Ba lô trên vai, tôi cắm cúi đi.

dimanche 26 août 2018

Đỗ Trường - Vũ Thư Hiên, người giã từ thiên đường ảo ảnh



Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: "nhóm xét lại chống Đảng". Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi nhiều công thần của chế độ, cả những nhà báo, văn nhân. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó. 

Chín năm dài đằng đẵng trong lao tù, cứ tưởng Vũ Thư Hiên đã đoạn tuyệt với văn thơ. Nhưng kỳ lạ thay, chính những năm tháng quằn quại đớn đau ấy là chất liệu, nguồn thực phẩm nuôi dưỡng, thôi thúc tâm hồn, để Vũ Thư Hiên viết nên những tác phẩm tuyệt vời, với bút pháp hiện thực nhân đạo đặc trưng đến vậy. Có thể nói những tác phẩm ấy không chỉ được viết bằng tài năng, trí tuệ mà còn thấm đẫm cả máu và nước mắt của nhà văn. 

lundi 23 avril 2018

Nguyễn Thị Kim Thoa - Thư ký của thiên thần



Tôi đến thị xã Ban Mê Thuột vào một buổi chiều đầu mùa khô năm 1977. Gió bụi của miền cao nguyên đất đỏ làm tôi tối mắt sau một chuyến đi dài trên chiếc xe đò cọc cạch. Để mặc cho anh Chu Sơn – chồng tôi, loay hoay với mấy túi áo quần, sách vở. Bước xuống xe, tôi chỉ còn đủ sức ngồi bệt trên đám cỏ bên vệ đường. Đất đỏ, cỏ úa và bầu trời buổi chiều xám xịt. Đất trời Ban Mê Thuột buổi đầu giao tiếp đối với tôi chẳng thú vị gì.

Nơi tôi làm việc là khoa Nhi bệnh viện tỉnh Daklak. Đây là một đấu trường quá sức với tôi. Cảm nhận lúc đầu là như thế. Khoa có 50 giường bệnh, bệnh nhân nằm la liệt hai ba em trên một giường. Những chiếc giường sắt tây cũ rét, cái mất song, cái gãy chân kê đóng khập khiễng. Mền chiếu đen đủi, tả tơi rách nát. 

dimanche 4 mars 2018

Từ Thức - Nhà văn Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài




Người Sài Gòn. Ảnh minh họa
André Gide nói « C’est avec des beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature » (Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở) (1). Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt

Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt, chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : « Người chi mà tình nghĩa quá héng ? ». Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghĩa quá héng. 

Độc giả chai đá tới đâu, đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghĩa đồng bào vẫn còn những người tử tế. Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực. 

mardi 20 février 2018

Vũ Thư Hiên - Ông thông gia



Tôi sung sướng đằm mình trong nước mát. Trên đầu tôi, quanh tôi, nắng chói lòa. Tôi bập bềnh trôi. Có tiếng sáo diều văng vẳng. Đang say sưa ngụp lặn, bỗng có một cái gì va vào tôi làm tôi vùng vẫy, sặc sụa.

- Cậu ngủ say quá thể! - nghe tiếng người, tôi nhận ra tiếng cô Lương - Dậy đi, cậu.
Cô Lương lột tấm chăn tôi trùm kín đầu. Tôi giằng lại, nhưng không được. Thế là tỉnh hẳn.