Affichage des articles dont le libellé est Truyền thống. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Truyền thống. Afficher tous les articles

dimanche 25 décembre 2022

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Bài trừ Christmas ?

 

ĐÒI "ĐẤM NHAU" VỚI KHÔNG TRUNG

Một trong những trend mới nổi chừng năm năm trở lại đây mỗi mùa Giáng Sinh là một số hội nhóm đua nhau “lật mặt” lịch sử của Giáng Sinh, khẳng định tính “ngoại lai” của Giáng Sinh. Và trên cơ sở đó yêu cầu “tẩy chay” hay “bài trừ” các hoạt động văn hóa liên quan đến Giáng Sinh ở Việt Nam.

Nhưng tham vọng này có thành hiện thực?

dimanche 20 novembre 2022

Lê Học Lãnh Vân - Tình thầy trò và sự nghiệp giáo dục

 

Tôi có mười lăm năm đầu đời là nhà giáo nên có nhiều bạn trong ngành giáo dục. Ngày Nhà Giáo Việt Nam, các bạn tôi vui mừng với học trò, sinh viên quây quần chúc tụng.

Nhìn nét mặt các bạn rạng rỡ, tôi vui lây, trân trọng niềm vui của các nhà giáo tâm huyết và lương thiện. Các bạn xứng đáng với niềm vui đó vì đã trọn đời làm việc tận tâm với nghề giáo.

Cuộc đời làm việc đưa tôi đi nhiều nơi trên nước Việt với tần suất cao. Những nơi đã tới cho tôi thấy, khác với điểm làm việc của các bạn tôi nơi đô thị lớn, bộ mặt chung của ngành giáo dục Việt có nhiều điều đáng lo, nhất là về mặt tổ chức, quản trị và giá trị đạo đức của ngành. 

vendredi 11 février 2022

Hoàng Tuấn Công - « Giải oan » cho bánh chưng


“…Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết.

Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ.

Nguyễn Chương - « Vía Thần Tài » mùng 10 Tết, thủ đoạn xóa bỏ một truyền thống nước Nam ?


1) Quý bạn có biết: tục thờ "vía Thần Tài" là tục của Tàu Bắc Kinh, diễn ra vào mùng 5 Tết. Ở đây, tôi không bàn tục lệ này, gọi là tôn trọng phong tục mỗi dân tộc.

Đây, không đề cập những năm trước, mà nói ngay năm nay 2022 cho "nóng": Một số tờ báo trong nước đăng là ngày vía Thần Tài có sự xê dịch, rơi vào mùng 10 Tết (?).

Một sự láo toét không thể tưởng! Tôi đăng kèm đường link về ngày vía Thần Tài (god of wealth) tại China năm 2022, quí bạn vào đọc sẽ thấy: vẫn đúng răm rắp theo thông lệ là mùng 5 Tết (ngày 5 tháng 2 năm 2022)!

lundi 7 février 2022

Đỗ Duy Ngọc - Lễ Tịch Điền

Lại thêm một lễ Tịch điền và Chủ tịch nước xuống ruộng cày bừa. Điều lạ năm nay -không biết là sáng tạo của ông nội nào - lại vẽ cho trâu lai hổ.

Con trâu năm nay được vẽ vằn vện như hổ, nhìn nửa trâu nửa hổ cũng thấy kỳ kỳ.

Trâu ra ngoài ruộng thì cứ là trâu đi, giả hổ làm chi vậy? Bởi có vẽ gì đi nữa nó cũng chỉ là con trâu đi cày chẳng có thêm giá trị gì khác.

Nguyễn Hữu Thao - Sao lại chọn trâu vằn


Là con nhà nông dân

Tôi rt chi bt ng

T nh gi chưa thy

Trâu vn này bao gi.

Trần Thanh Cảnh - Biểu tượng

Có rất nhiều loại biểu tượng.

Một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Pháp, là bánh mì baguette. Của ẩm thực Nhật Bản là sushi. Của ẩm thực Hàn Quốc là kim chi. Còn của Việt Nam, là phở và bánh chưng.

Không một trí thức tử tế nào của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc lại đi phỉ báng những biểu tượng của dân tộc mình cả. Còn bọn vô loài lưu manh, dĩ nhiên không tính.

Vũ Thị Phương Anh - Như bánh chưng ngày Tết…

Tôi vốn thích văn của nhà văn PTH, một cây bút độc đáo với giọng văn rất riêng: Sắc sảo, thông minh, nhiều khi gai góc, đôi khi mỉa mai đến độ cay độc. Đặc biệt, chị luôn có những góc nhìn khác lạ, và đánh rất trúng không nhân nhượng vào những vấn đề cần phê phán.

Nhưng bài viết về bánh chưng mới đây của PTH - mà hiện đang làm dậy sóng dư luận, người khen cũng có nhưng dường như gạch đá còn nhiều hơn gấp bội - thì quả tình chính tôi, người hâm mộ tài văn chương của PTH, cũng không thích.

Tất nhiên tôi hiểu ý tứ của tác giả, vốn không nhắm đến việc đả phá bánh chưng (có lẽ đó chỉ là một cái cớ) cho bằng lên án một số tật xấu của người Việt. Dân ta có tật "sống và làm theo" những lời dạy bảo của các thế hệ trước, hoặc bắt chước đám đông "ai sao mình vậy", hoàn toàn thiếu tư duy phản biện (và tự phản biện).

Thái Hạo - Giải thiêng bánh chưng


Giải hoặc hay giải thiêng, giải ảo, đó là một trong những cách để trả đối tượng về đúng chỗ của nó, đặng thoát khỏi những ràng buộc ghê gớm của quá khứ, của các giáo điều và lớp sương khói huyễn ảo. Và nhà văn Phạm Thị Hoài đã cố làm điều đó với bánh chưng bằng bài viết đang gây nhiều tranh cãi của mình.

Câu hỏi đặt ra là, bánh chưng có còn "thiêng", còn "ảo", còn "hoặc" nữa không để mà "giải". Trong quan sát của tôi thì câu trả lời là "không".

Ngày nay, tính chất nghi lễ, thần bí, huyễn hoặc ở cội nguồn và mong cầu của người dân từ chiếc bánh chưng đã phôi phai gần hết. Không cần phải đợi đến tết để được ăn bánh chưng như xưa, từ hàng chục năm nay, bánh đã được bán như một món đồ ăn sáng, ăn vặt. Có cả bánh chưng nấu lẫn bánh chưng chiên từ chợ quê ra tới thành thị.

vendredi 4 février 2022

Thái Hạo - Bánh chưng ở lại chịu lời đắng cay

 

Sáng thức dậy tình cờ thấy nhà văn Phạm Thị Hoài cũng vừa post bài “Các vua hùng đã có công” với nội dung “phê phán” bánh chưng. Trong đó có đoạn:

“Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng,

Võ Khánh Tuyên - Ngẫm...

 

Cắn một góc bánh chưng, bạn không nuốt nổi.... Ấy là NGÁN.

Xì xụp bát Phở Chó quán ven đường.... Bạn bảo NGON.

Nhưng đó là bạn, người phàm phu tục tử, người chỉ biết ăn là ăn. Còn nếu là người có học, đặc biệt là Tây học. Khi chê bai, chửi rủa bánh chưng, bánh dầy, bánh tét...Bạn phải rối rắm tầm chương trích cú, điển này tích kia, nhồi kiến thức y khoa một chút, triết lý một chút, rê dắt cho đối phương hoa mắt mà tưởng bạn hoa mỹ lung linh.

Thái Hạo - Tết không đóng cửa

 

Đến gần trưa, mình mới lững thững đi xuống nhà bố mẹ, cách khoảng 200 mét. Nghe thấy tiếng tivi đang hát, hai chiếc xe máy trên sân, cửa và cổng đều không đóng. Gọi bâng quơ vài tiếng, không thấy ai trả lời, biết là cả nhà đã đi chúc Tết.

Những ngày Tết, ở quê mình, thường mọi người không đóng cửa. Cứ để cả cổng và cửa nhà như thế. Nếu có khách vào chơi, chủ không có nhà thì quay ra hay có thể tự vào ngồi uống ly nước rồi ra về (mấy ngày Tết gần như trên bàn luôn có nước trà mới pha, còn ấm nóng).

Có nhiều lý do văn hóa cho việc để cửa này, nhưng cũng còn vì: ngày Tết không có kẻ trộm. Không phải chỉ vì kẻ trộm bận ăn Tết, mà hơn thế, dường như mọi loại người đều tự thấy mình phải giữ cho lòng lương thiện trong mấy ngày ấy, như một ý niệm thiêng liêng.

mercredi 2 février 2022

Đỗ Duy Ngọc - Tết


Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị, vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm.

Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con.

Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính.

Nguyễn Ngọc Tư - Cầu dư và cầu an


Tết nhứt, người miệt miền Tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ: cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung, một bước lên cầu xài sung.

Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.

Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt.

mardi 1 février 2022

Tuấn Khanh - Đọc Phạm Quỳnh, nghĩ về ngày Tết Việt Nam


Những thời khắc quan trọng nhất đón năm mới đã đến. Cái Tết thật sự của người Việt bùng lên vào trước giờ phút đón giao thừa làm ấm lòng người, dù mọi thứ có phôi phai bởi những khó khăn của đời sống, hiểm nguy của dịch bệnh và những câu chuyện xã hội đầy chê chán.

Nhìn Huế, Sài Gòn, Hà Nội tựa nhau gượng đón xuân về, chợt nhớ đến bài tiểu luận “Tâm Lý Ngày Tết” của học giả Phạm Quỳnh viết vào năm 1930 mà ngậm ngùi.

“Tết, cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đã phải chịu đựng suốt năm qua, và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!”, bài viết có đoạn ghi như vậy.

Lê Nguyễn - Tết của người xưa


Có thể nói Tết là một trong những phong tục tồn tại lâu nhất trong xã hội ta. Nó hiện diện ngay trong bộ sử đầu tiên của ta là bộ An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn thảo vào khoàng cuối thế kỷ XIII hoặc nửa đầu thế kỷ XIV. Và chúng ta cũng không ngờ rằng cách đây bảy tám trăm năm, dưới thời Trần, cổ nhân từng có những cái Tết linh đình như thế.

Sách chép rằng “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên vương.

“Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỷ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….

Tiểu Vũ - Tại sao đòi bỏ Tết cổ truyền ?


Không hiểu vì nguyên nhân gì mà một số người đề ra ý tưởng bỏ hẳn Tết cổ truyền để gộp lại chung với Tết dương lịch. Đó là cách suy nghĩ có thể nói là điên rồ.

Chắc ai cũng biết, từ mấy ngàn năm nay người Việt chọn ăn Tết theo âm lịch và biến thành lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm. Lựa chọn vừa mang tính khoa học vừa mang tính văn hóa đó là có lý do rất rõ ràng.

Tết cổ truyền dù có nguồn gốc Trung Hoa, nhưng tổ tiên của chúng ta đã biến nó thành một cái Tết đậm đà văn hóa Việt, sau đó được lưu truyền qua nhiểu thế hệ.

Nguyễn Tuấn Khoa - Đón xuân này, nhớ xuân xưa


Thời còn nhỏ tôi ở Cư Xá Đô Thành. Khu này có nhiều người nổi tiếng cư ngụ như nhạc sĩ Văn Phụng, ông Lê Văn Khoa, ca sĩ Thanh Thúy, ông Hoàng Mai đóng kịch, ông Tòng Sơn thổi kèn, ông Tam Lang đá banh, cải lương thì có chị em Hoài Dung- Hoài Mỹ...

Giới học thức cao cũng nhiều, gia đình quân nhân cũng nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là giới lao động. Do vậy ngày Tết ở Cư Xá Đô Thành là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam VN ngày đó.

Đối với con nít ở xóm lao động, không có ngày nào trong năm vui bằng những ngày trước Tết Nguyên Đán.

lundi 31 janvier 2022

Nguyễn Quang Thiều - Những bí mật của Tết


Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ''kế hoạch'' cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

lundi 10 janvier 2022

Nguyễn Chương - Chọn thủ phủ của « Bên thua cuộc » làm thủ đô cả nước thay cho kinh đô nghìn năm


Não trạng thủ cựu, cổ hủ luôn luôn tìm cách che đậy bằng cụm chữ "giữ gìn truyền thống". Rất tai hại, và cản trở tốc độ phát triển của một quốc gia. Tham khảo câu chuyện của Nhựt Bổn, ắt phải kinh ngạc, nể phục.

CHỌN THỦ PHỦ CỦA "BÊN THUA CUỘC" LÀM THỦ ĐÔ CẢ NƯỚC, THAY CHO "KINH ĐÔ NGHÌN NĂM"!

Nhựt hoàng Minh Trị (Meiji) nổi tiếng với công cuộc Duy Tân giúp nước Nhựt vươn mình mạnh mẽ. Một trong những bằng chứng về tầm viễn kiến duy tân của ông là quyết định không đặt cung điện Hoàng Gia tại Kyoto (nghĩa là Kinh Đô) mà dời về Edo (đổi tên thành Tokyo: nghĩa là Đông Kinh) vào năm 1869!