Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn. Afficher tous les articles

dimanche 2 janvier 2022

Trần Thạch Linh - Bố đuổi mẹ đi rồi…


Ngày trước dạy vẽ Câu Lạc Bộ, trong buổi học đầu tiên của một lớp, tôi ra đề bài là vẽ chân dung bố mẹ. Khi xem bài thì thấy hầu hết là na ná như nhau, nhưng có một bài đẹp, và rất lạ.

Thay vì vẽ bố, mẹ…tranh này lại vẽ chân dung một câu bé với một giọt nước mắt rất to chảy xuống, trong giọt nước mắt ấy là hình một người đàn bà.

Tác giả là một cậu bé ngồi cuối lớp, trông khôi ngô nhưng rất buồn bã, cả buổi cứ lơ láo nhìn ra ngoài hồi lâu rồi mới vẽ.

mercredi 8 décembre 2021

Nguyễn Thông - Văn hóa (3)

 

Không ít người bênh giáo sư Thêm đã về hùa với ông ta, nói rằng bỏ lễ là đúng. Họ cũng như ông Thêm, đánh đồng lễ với nho giáo, với phong kiến, với sự kìm hãm bằng tôn ti trật tự để trói buộc con người.

Họ không cần biết người Việt cả nghìn đời nay đã biến lễ vốn từ sự tuân phục, cung kính giáo điều, chấp nhận sự ngoan ngoãn tẻ nhạt, thành đạo đức, văn hóa, lối sống, thái độ sống, hành vi sống tốt đẹp.

Có thể nói không ngoa rằng, người Việt hiện nay còn được người nước khác yêu mến, nể trọng, thì phần rất quan trọng là nhờ thứ “lễ-đạo đức-văn hóa” ấy, chứ không phải do giỏi đánh nhau.

vendredi 3 décembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng?

 

Hôm nọ, ông Nguyễn Phú Trọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay, có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ...

Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỷ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lý do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.

Nhân văn

Thứ nhất là đậm chất nhân văn. Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

jeudi 25 novembre 2021

Lưu Trọng Văn - Văn hóa là ánh sáng soi đường còn xa, hãy là trụ cột đúng nghĩa đã

 

Tối qua gã phải cố gắng đọc toàn văn bài phát biểu nối dài hệ lý luận của TBT Nguyễn Phú Trọng. Gã thú thật khó mà nhớ được điều gì cốt lõi ngoài câu nói của cụ Hồ mà ông Trọng nhắc lại: « Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi ».

Là học trò của cụ Hồ, ông Trọng thay vì dài dòng cố gắng hoàn chỉnh hệ lý luận - khẳng định tầm lãnh tụ của mình - ông triển khai câu nói chỉ dẫn của cụ Hồ "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" (trong quốc dân ấy có cá nhân ông và đảng của ông) theo ông hiểu và cần làm như thế nào, thi sẽ ngắn gọn khúc triết, Dân chúng dễ cảm nhận hơn.

Thực ra không dễ gì có được lãnh đạo một quốc gia trên thế giới có tầm coi văn hóa là Ánh sáng soi đường cho quốc gia. Ngay cụ Hồ nhận ra chân lý ấy nhưng cụ cũng chưa thể thực hiện được. Còn Mao thì làm ngược lại với Cách mạng Văn hóa, hủy diệt Văn hóa dân tộc, đẩy hàng chục triệu trí thức văn hóa đi cải tạo và hành hạ đến chết.

samedi 23 octobre 2021

Nguyễn Khắc Mai - Chó Chết, nhưng không hết chuyện

(Rất mong tác giả thứ lỗi vì bài gởi rất sớm nhưng rơi vào spam - TM)

Tôi nhớ, thời thuộc Pháp, người ta gọi báo chí lá cải là những tờ chuyên đăng tin chó chết, hoặc bị xe cán chết, hoặc bị xe thùng của phú lít (police) bắt.

Lần này tin chó chết thì khác. Chó chết nhưng không hết chuyện.Không phải chỉ dư luận trong nước quan tâm, xúc động, mà cả ở nước ngoài. Chị Thụy My đưa tin ông Đỗ Duy Ngọc cho biết một người bạn Pháp gọi điện hỏi, tin ấy đúng sai. Ông bảo đúng đấy, báo chí trong nước đã đưa tin. Người bạn ấy khóc và than thở: terrible, khủng khiếp, terrible.

Tôi nghĩ vụ này có cái giá của nó. Không thể tha thứ cho bất cứ một mệnh lệnh nào dù ở cấp nào, và cũng không thể tha thứ cho những kẻ đã hành xử vừa tàn ác vừa bất nhân, vừa vô pháp như vậy.

mercredi 11 août 2021

Nguyễn Thông - Sụp đổ (2)

 

Dường như thể chế nào, lực lượng cầm quyền cai trị nào cũng mắc căn bệnh thích xây dựng hình tượng đại diện. Bọn trẻ bây giờ gọi là idol (ai đồ), thần tượng.

Hồi tôi còn bé, đọc những sách vở tài liệu, thấy nhà nước (miền Bắc) lên án bọn phong kiến, thực dân, phát xít, đế quốc về “tội” đề cao chủ nghĩa cá nhân, tạo lập hình tượng lừa mị dân chúng, kiểu như Napoleon, Hitler, De Gaulle. Chửi khiếp lắm. Chỉ có điều, chửi thì cứ chửi, còn xây cũng chả kém gì, thậm chí hơn. Đề cao cá nhân, tạo lập ra những idol, kể cả bịa đặt, không ai giỏi, thạo nghề bằng cộng sản, bằng phe xã hội chủ nghĩa.

Không bàn tới chuyện họ tạo ra những idol đỉnh, siêu hạng, thật giả thực hư lẫn lộn chẳng biết đường nào lần. Chỉ nhắc lại thứ idol tầm tầm mà bộ máy tuyên giáo, tuyên truyền, văn chương nghệ thuật cách mạng đã xây dựng. Có những hình tượng được họ tung hô ca ngợi đến giời, nhưng bình tĩnh nghĩ lại sẽ thấy cực kỳ khủng khiếp, vô nhân, mất hẳn tính người. Đó là hậu quả của việc chỉ chăm chăm xúi con người ta vào lý tưởng, chính trị, học thuyết mà quên hẳn đạo đức con người.

samedi 7 août 2021

Hoàng Linh - Gạn đục khơi trong, trong tiếng oán có sự thật và điều nhân nghĩa

 

Sáng 6-8, mạng xã hội lan truyền câu chuyện một người mặc đồ liên quan lĩnh vực mai táng, hỏa táng chở các hũ tro cốt người mất đi giao ở các khu phong tỏa. Số tro cốt được bỏ vào một giỏ nhựa chở sau xe khiến nhiều người cảm thấy thương xót.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 6-8, bà Lê Thị Tuyết Nhung - chủ tịch UBND phường Phú Trung, quận Tân Phú - cho biết đã nắm sự việc trên, đồng thời khẳng định phường không có hẻm 42 Âu Cơ như bài viết trên đề cập, mà trên địa bàn phường chỉ có một trường hợp mất vì bệnh tim tại hẻm 477 Âu Cơ.

"Người mất được giao cốt là bà Tôn Nữ Thị T., mất vì bệnh tim mạch, bệnh viện đã hỏa táng và giao cho dịch vụ mai táng C.Đ.T giao tro cốt về", bà Nhung cho biết.

dimanche 13 juin 2021

Đỗ Duy Ngọc - Lan man từ chuyện của cầu thủ Eriksen


Cầu thủ tiền vệ Eriksen của Đan Mạch bị trụy tim trong phút 43 trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan tại vòng bảng EURO 2021.

Ngay lập tức, đội trưởng đội tuyển Đan Mạch, Simon Kjaer liền lao đến rất kịp thời, xử trí rất chuyên nghiệp, bài bản. Sau đó anh và đồng đội làm một việc rất nhân văn là xếp thành vòng tròn, không cho chụp ảnh và quay phim nạn nhân trong tình hình đấy.

Có người cho rằng việc ấy là bình thường thôi, ai nếu gặp những trường hợp tai nạn đáng tiếc đều xử lý như thế. Đúng là như vậy, đó là bổn phận và lương tâm của một con người. Nhưng tiếc thay, sự thật nó không như ta nghĩ.

samedi 1 mai 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tới luôn bác tài !


Năm nay chương trình bắn pháo bông mừng lễ ba mươi tháng Tư được hủy bỏ.

Sáng sớm mở báo ra thấy khác đi. Trang bìa tờ Tuổi Trẻ, cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt 30-4, in đậm Hòa bình, hòa hợp & hòa hiếu cùng những dòng nhỏ hơn Sài Gòn Tử Tế, Kiến Tạo Hòa Bình, Sài Gòn Bao Dung. Không có dòng nào về Ngày Giải Phóng !

Đi một vòng thành phố không thấy cờ xí biểu ngữ rợp trời, không nghe chiêng trống inh tai, chẳng bị chặn đường này đường nọ vì lễ lạt mừng ngày Giải Phóng. Cảm giác cuộc đời nhẹ nhõm và an lành biết bao !

lundi 25 janvier 2021

Hoàng Hải Vân - Vĩnh biệt Nguyễn Đình Lộc, môt bộ trưởng nhân văn hiếm thấy !


Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc vừa từ trần hôm qua, 24-1, thọ 86 tuổi. Ông là vị bộ trưởng tài năng, tư duy độc lập và liêm chính.

Dù khó vượt qua được sự giới hạn của hệ thống chính trị còn đậm tệ quan liêu, nhưng với tư cách là một bộ trưởng Tư pháp, ông đã có nỗ lực rất lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tiệm cận với cơ chế thị trường và để lại những dấu ấn không phai mờ.

Tôi nhiều lần gặp ông, nhiều lần nghe ông nói trên diễn đàn Quốc hội. Lời ông bao giờ cũng sắc sảo và dung dị, tôi chưa bao giờ nghe những lời giáo điều “nói cho đúng quan điểm” phát ra từ miệng ông.

dimanche 6 décembre 2020

Lê Văn Luân - Sự bạo hành man rợ


Một ngôi trường bêu tên học sinh bị kỷ luật trước toàn trường để làm gì, ngoài sự nhục mạ công khai và với mục đích để đe dọa những học sinh còn lại đừng phạm lỗi ?

Hơn thế, chỉ là kỷ luật, một nữ sinh còn vị thành niên, lại bắt thiếu nữ này lao động khi tay bị gãy vẫn còn đang nẹp.

Đây là thứ giáo dục có tính trừng phạt của thời trung cổ. Nó không phải là trường học, nó là nơi tra tấn, cưỡng bức và đày đọa con người. Ngôi trường như vậy làm sao có nền tảng để giáo dục con người trở thành nhân văn?

vendredi 16 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Hội chứng Khuyết Cảm (Empathy Deficit Disorder)


Những hình ảnh về đại hội, lễ lạc diễn ra ở các thành phố, giữa lúc miền Trung đang trong tình trạng tang thương với hơn 30 người chết, rất nhất quán với hội chứng 'khuyết cảm' hay EDD.

Miền Trung lại gồng mình đối phó với một trận bão lịch sử. Nhiều người chết và mất tích. Ở xa quê nhìn những tấm hình thấy xé lòng nhưng chẳng giúp gì được hơn là âm thầm chia sẻ sự mất mát. Nhưng một điểm nổi bật là trong lúc miền Trung tang thương như vậy, mà các 'đại hội' vẫn diễn ra với đầy bông hoa cùng những nụ cười!

Đây không phải là lần đầu mà các lễ lạc diễn ra ở thị thành, giữa lúc miền Trung bị bão lụt với nhiều người chết.

jeudi 8 octobre 2020

Mai Bá Kiếm - Phải lồng « Đức dục » vào trong « Trí dục »


 

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, cố giáo sư Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)”.

Rồi, GS Tú giải thích: Trí dục là dạy kiến thức, Đức dục là dạy làm người, Thể dục là dạy rèn luyện thân thể.

Bậc tiểu học, học trò chưa phát triển đầy đủ tế bào neurone, vì thế không được dành phần lớn thời lượng cho Trí dục như hiện nay, mà phải tăng thêm thời lượng cho Đức dục và Thể dục, để học trò phát triển cân bằng về kiến thức, nhân cách và thể chất.

samedi 3 octobre 2020

Bông Lau - Không đánh kẻ ngã ngựa


Ba giờ sáng thức dậy bật truyền hình đón coi chương trình Shannon Bream của Fox News. Shannon Bream là luật sư chuyên về Hiến Pháp Hoa Kỳ nên phân tích các điều khoảng hiến pháp rất sâu và hay.

Nhưng không thấy Shannon Bream đâu cả, mà chỉ thấy các đồng nghiệp của cô có khuôn mặt ưu tư nói liên tục cả giờ về nguồn tin Tổng Thống Donald Trump và Phu Nhân đã bị dính Coronavirus. Bật qua BBC và các đài khác cũng nói toàn ông Trump bị nhiễm siêu vi khuẩn tử thần này.

Tò mò bật qua CNN thấy chương trình của Don Lemon. Hắn là một nhân vật luôn luôn chỉ trích và chế giễu Trump rất nham nhở. Nhưng lần này Don Lemon đang thảo luận với những nhân vật đã từng chửi bới Trump không ngừng nghỉ như Brian Stelter. Họ không bươi móc lên án ông Trump “nói láo” như thường lệ nữa mà bàn tán về chuyện ông Trump và Đệ Nhứt Phu Nhân bị dính Covid-19. Họ nghiêm trang một cách bất ngờ.

samedi 12 septembre 2020

Lê Văn Nghĩa - Sách giáo khoa « thừa kế »


Những thằng già trên 60 - lứa tuổi không biết thằng nào đi trước, thằng nào đi sau - ngồi bên chai bia thường nhắc chuyện hồi…đó.

Bàn bia hôm nay bỗng dưng nhớ lại chuyện đi học. Hồi nhỏ chỉ nhớ chuyện chơi, già lại nhớ chuyện đi học. Á ngộ ta…

Nhớ thày, nhớ cô, nhớ những trò quỷ của bọn đứng hàng thứ ba trong danh sách “phá hoại”. Rồi bỗng dưng nhớ lại mấy câu ca dao trong cuốn sách tập đọc lớp năm gọi là “vần con gà” “Nhiễu đều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Té ra mấy câu ca dao nầy đã theo tụi tui gần 60 năm mà vẫn còn nhớ hay thiệt.

lundi 17 août 2020

Trần Thạch Linh - Vì sao… « Mầu tím hoa sim »

Nhiều thế hệ nối tiếp nhau sau kháng chiến chống Pháp đều biết đến ba bài thơ nổi tiếng thời đó là : “Núi Đôi” của Vũ Cao, “Quê Hương” của Giang Nam, và “Mầu tím hoa sim” của Hữu Loan. 

Cả ba bài thơ này cùng khai thác một tứ (thơ) là : Chiến tranh đã không giết chết người lính ngoài chiến địa, mà chết người con gái ở hậu phương. 

Thế nhưng chỉ có hai bài thơ: “Núi Đôi” của Vũ Cao, “Quê Hương” của Giang Nam là được đánh giá cao ở Miền Bắc, được đưa vào sách giáo khoa, các loại tuyển tập, được tuyên truyền, giáo dục rộng rãi. Còn bài thơ “Mầu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan thì trái lại, bị cấm đoán, rồi lưu lạc và nổi tiếng ở Miền Nam. Cho đến sau năm 1975, thế hệ trẻ Miền Bắc mới thật sự biết tới bài thơ này cùng ca khúc phổ nhạc đậm chất tiền chiến. 

dimanche 28 juin 2020

Lê Học Lãnh Vân - Sữa học đường xưa và nay



Năm 1962 tụi tui học lớp Năm, lớp Tư (tức lớp 1, lớp 2 bây giờ) tại trường tiểu học Bàn Cờ. Mấy năm đó đi học, tới giờ ra chơi học sinh sắp hàng theo cô giáo đi tới cuối sân trường uống sữa miễn phí.

Góc sân có một cái bàn to, trên bàn để một cái nồi cũng thiệt to đầy sữa. Lớp này theo sau lớp kia, từng lớp theo hàng rất trật tự tiến tới gần bàn. Hai cô bận áo màu trắng, coi giống áo y tá, liền tay múc, đưa, múc, đưa… Uống xong học sinh đi vòng ra phía sau, nơi đặt một chiếc bàn nhỏ hơn, để chiếc ly không trên đó.

Mỗi học sinh bắt buộc uống một ly, bạn nào thèm xin thêm ly nữa! Tui thích vị sữa, thích mùi sữa nên có khi uống ba ly. Đám con nít quẹt miệng không sạch, nhiều đứa còn sót bọt sữa đóng trên mép, coi giống như ria mép màu trắng, đứa này lêu lêu chỉ trỏ đứa kia cười hỉ hả!

mardi 16 juin 2020

Lưu Trọng Văn - Đối thoại, thêm bạn bớt thù, tại sao không?



Trần Quốc Hương, ông trùm tình báo Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để... đối thoại.

Sau cuộc đối thoại đó, Ngô Đình Nhu còn nhiều cuộc gặp Trần Quốc Hương để lắng nghe tiếng nói phía đối nghịch. Ông Nhu nói với ông Hương: tôi đang viết chính đề cho Việt Nam Cộng Hòa, tôi sẽ đưa một số ý kiến của anh vào.

Đó là những gì Trần Quốc Hương kể cho các nhà văn ở trại viết Đà Lạt, người ghi lại là Nguyễn Hồng Lam.

lundi 1 juin 2020

Ngọc Vinh - Hai anh em và bài thơ phổ nhạc



Tôi kết bạn với Việt, con trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Việt không đi theo nghề nhạc của cha mà theo nghề làm báo, rồi bỏ để buôn bán bất động sản nho nhỏ sống qua ngày chờ qua đời.

Thú thật, trong gia tài nhạc của Phạm Thế Mỹ, tôi chỉ thích một bài hát duy nhất của ông là bài "Bông hồng cài áo", dù tuổi thơ tôi lớn lên trong radio thời chiến, thường xuyên nghe nhiều bài hát của ông chớ ko phải một. 

Thật ra, nếu ai yêu mẹ, có thể hiểu tại sao tôi yêu bài Bông hồng cài áo. Nhưng không chỉ tình mẹ, nhạc điệu và lời nhạc cũng rất đáng thích vì chúng gần gũi và thiết tha với tình mẫu tử.

vendredi 1 mai 2020

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30.4



Ảnh tư liệu: Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp xúc với đại diện Phật giáo.

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:


" Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế dinh độc lập, trong team của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. 

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". 

Tổng thống cho ý kiến ngay: 

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi, để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.