Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn. Afficher tous les articles

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Tiến Tường - Bên trong sự ngạo nghễ


Khoảng thời gian cuối tháng Giêng, khi đại dịch mới bùng phát Corona ở Vũ Hán, Vietjet được cấp phép 4 chuyến bay liên tiếp đến Vũ Hán. Đại diện Cục hàng không và doanh nghiệp khi đó nói rằng 4 chuyến bay là do chính quyền Trung Quốc “nhờ” chở công dân của họ về nước.

Bốn chuyến bay liên tiếp chở người Trung Quốc hồi hương, và bay về Việt Nam bằng máy bay rỗng. Đương nhiên điều kiện cấp phép chuyến bay không nằm trong thẩm quyền của Cục cũng như doanh nghiệp. Nhưng không một ai tham mưu cho Chính phủ để mang công dân về.

Thời điểm đó, công dân Việt Nam bị trả về ở biên giới. Sự “biệt đãi” của Vietjet cho công dân Trung Quốc và sự đáp lễ của Trung Quốc cho công dân Việt Nam gây nên sự bức xúc.

dimanche 3 novembre 2019

Dương Quốc Chính - Tử tế với người tị nạn


Thủ tướng Anh Boris Johnson và cảnh sát trưởng Essex tưởng niệm 39 nạn nhân tại Grays, ngày 28/10/2019.
Hôm nọ xem hội luận bàn tròn trên BBC thấy có chi tiết này đồng quan điểm với mình. Đó là lý do khiến người Việt vượt biên sang Anh nhiều chính là vì cả công dân lẫn nhà chức trách ở Anh và Pháp (nơi tập kết trung chuyển) quá tử tế với dân tị nạn. 

Người tị nạn ở Pháp, ở trong trại, còn được các tổ chức thiện nguyện đến cho thức ăn, quần áo, đưa đi tắm giặt... Trốn không thoát thì cảnh sát Pháp thả cho về để...trốn lại ! 

Sang Anh làm việc chui mà bị bắt thì người Anh đối xử cũng tử tế, tạo điều kiện để cho nhập tịch. Cảnh sát Anh có hốt được thì cũng đối xử tử tế văn minh, trả về Pháp cho trốn lại. Kể cả trồng cỏ có bị đi tù cũng sướng.

dimanche 28 avril 2019

Ngô Nhân Dụng - Miền Nam còn giúp miền Bắc



Sài Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. (Hình: Flickr manhhai)
(Người Việt 26/04/2019) Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, nhiều đồng bào miền Bắc thương họ hàng ruột thịt trong Nam đói khổ, đã đem cả thúng gạo cùng mấy cái bát, đĩa vào cứu giúp. Đến nơi mới thấy dân miền Nam, khá giả giàu có hơn mình nhiều. Có người, như nhà văn Dương Thu Hương, thì ngạc nhiên thấy đời sống trí thức ở miền Nam quá tự do. Trong tiệm bày bán cả những sách về chủ nghĩa Marx! Đó là chưa kể trong đại học Văn Khoa có những lớp dạy triết học cũng giảng tư tưởng của Karl Marx!

Từ năm 1975 đến nay, cuộc sống của đồng bào miền Nam và miền Bắc ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn. Chế độ cai trị từ Hà Nội đè lên trên Sài Gòn hết cục cựa; nhưng quần áo, thức ăn, ca nhạc, cho đến cách cư xử của người miền Nam có cơ hội Bắc tiến.

Trên báo chí, lớp ký giả miền Bắc vào tràn ngập trong Nam đem theo những ngôn ngữ và lối viết của báo Nhân Dân, nhưng trong dân gian thì tiếng nói miền Nam cũng lan ra Bắc. Có người đã nhận xét dân miền Nam được học miền Bắc những tiếng như “thu phí,” “bao cấp,” “trấn lột;” còn người Bắc bây giờ cũng thích nói những tiếng đặc miền Nam như “hổng sao!” “hổng biết!” và “dễ thương!”

Nhưng đồng bào miền Bắc chỉ nhìn thấy đời sống của người miền Nam bây giờ, chớ không biết trước năm 1975 nó như thế nào.

jeudi 29 novembre 2018

Lưu Trọng Văn - Nhân văn với ai, thưa bác cả Trọng?



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Đăng Khoa

Vừa rồi khi tiếp xúc cử tri, bác cả Trọng cho rằng: “Việc lấy phiếu có tính răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, ai thấp dưới 50% là phải xử lý. Vừa rồi may là không xảy ra. Ta chẳng mong gì phải thay cán bộ. Sai rồi phải sửa, thấy rồi thì rút kinh nghiệm. Thế mới là nhân văn, là tốt… Giả sử độ một nửa cán bộ phải thay thì lấy ai làm, có thay kịp không?...”

Bác cả hỏi cử tri, hê, cái gì thì cái chứ gã cũng có cái quyền cử tri thỉnh thoảng có đi bỏ phiếu, gã xin trả nhời bằng hai câu hỏi lại bác cả:

jeudi 1 mars 2018

Đoàn Khắc Xuyên - Ý thức hệ cao nhất là ý thức hệ về con người



Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Vừa nghe tin một số tờ báo ở Saigon bị ai đó ở thành phố này phê bình vì đưa tin, viết bài về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người đã để lại cho đời những dòng nhạc buồn và đẹp. 

Không rõ những người phê bình, họ có nghe nhạc của Nguyễn Văn Đông? Và giả dụ có nghe, họ có hiểu, có cảm gì về nhạc của ông, một thứ âm nhạc đã đi vào lòng người, không chỉ ở miền Nam, suốt bao nhiêu thế hệ?