Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Tấn Dũng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Tấn Dũng. Afficher tous les articles

mercredi 16 mars 2016

Việt Nam đi về đâu sau Đại hội Đảng 12 ?


« Chiến lược mở cửa kinh tế trong chủ trương Đổi Mới được khẳng định. Sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản, Việt Nam đi về đâu ? ». Câu hỏi này được nhật báo cộng sản L’Humanité đặt ra với hai nhà nghiên cứu trên mục tranh luận của số báo hôm nay 16/03/2016. Đó là giáo sư Pierre Journoud chuyên về lịch sử đương đại của trường đại học Paul-Valéry Montpellier III, và ông Benoît de Tréglodé, giám đốc chương trình châu Á của Irsem, thuộc Học viện Quân sự Pháp.

jeudi 28 janvier 2016

Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 28/01/2016

Vừa tái đắc cử Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo « dân chủ hơn hẳn » so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng :« Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».

Ông Trọng vừa tái đắc cử Tổng bí thư, tiếp tục là người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị gồm 19 người, sẽ lãnh đạo đất nước trong năm năm tới, sau cuộc đấu ngắn ngủi với nhân vật số hai là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng : Duy trì tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Đại hội Đảng 12. Ảnh ngày 28/01/2016.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc ngày 28/01/2016. Danh sách Bộ Chính trị được công bố gồm 19 ủy viên, trong đó có 12 khuôn mặt mới. Còn lại là các thành viên trong chính phủ của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước và củng cố sự đồng thuận trong ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, nói rằng ông miễn cưỡng tiếp tục lãnh đạo đảng, với nhiệm vụ nặng nề là đưa Việt Nam thành một đất nước hiện đại hóa. Ông nói : « Tuổi tôi đã cao, sức khỏe và trình độ cũng có hạn. Tôi đã xin nghỉ nhưng trách nhiệm của Đảng giao thì chúng tôi với tư cách là đảng viên phải chấp hành. Tôi cũng lo lắng vì công việc sắp tới còn nặng nề ».

Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016

Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » : Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.

Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

mardi 26 janvier 2016

Đại hội 12 : Đảng giữ lại các khuôn mặt chủ chốt

Các đại biểu Đại hội Đảng 12 bỏ phiếu bầu Ủy ban trung ương, ngày 26/01/2016.
(Reuters 26/01/2016) Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ lại các khuôn mặt chủ chốt, nhưng những chức vụ trong chính phủ thì chưa bảo đảm.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay, thứ Ba 26/01/2016 đã bầu lại vào Ủy ban trung ương những quan chức cao cấp trong đảng và các bộ trưởng trong chính phủ, cho thấy có thể không có sự thay đổi lớn nào diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi chính trường.

dimanche 24 janvier 2016

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi hay ở?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Đại hội Đảng ngày 21/01/2016.

(Reuters 24/01/2016) Thủ tướng cấp tiến của Việt Nam nằm trong số những người được đề cử vào Ủy ban trung ương hôm nay, Chủ nhật, theo lời một quan chức. Như vậy khả năng tranh chức của ông trong ban lãnh đạo vẫn còn, sẽ được quyết định trong tuần tới.

 

Tuy vậy tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa lấy gì làm chắc chắn, sau khi tên ông không nằm trong số các ứng cử viên cho các chức vụ hàng đầu, được Bộ Chính trị giới thiệu ra tái cử trong Hội nghị trung ương vừa qua. Đây là một khúc quanh bất ngờ trong Đại hội Đảng diễn ra năm năm một lần, được khai mạc hôm thứ Năm 21/1 dưới một rừng tranh cãi.

lundi 12 janvier 2015

Việt Nam : Bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, ai cao phiếu nhất?

Đăng ngày 12-01-2015

Hôm nay 12/01/2015 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 đã bế mạc sau tám ngày làm việc. Trong hội nghị, lần đầu tiên đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, kết quả đã được báo cáo hôm qua. Tuy nhiên đối với dân chúng thì kết quả này vẫn là điều bí mật.
Theo ngôn từ chính thức, thì việc lấy phiếu tín nhiệm trong Hội nghị Trung ương 10 nhằm giúp những người được đưa ra lấy phiếu tự nhìn lại mình để điều chỉnh, đồng thời Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí cán bộ.

Đây là hội nghị quan trọng nhưng đã bị dời lại nhiều lần. Bên cạnh việc đưa ra định hướng chiến lược, quan trọng nhất là việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12, mà theo giới quan sát, là dịp để tranh chấp quyền lực.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon về vấn đề trên.

samedi 15 novembre 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Obama tại hội nghị ASEAN ở Miến Điện, 13/11/2014.
Đăng ngày 15-11-2014

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.
Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.

lundi 20 octobre 2014

Trên 150 trí thức Đức yêu cầu bà Merkel đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 15/10/2014.
Đăng ngày 18-10-2014

Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
Lá thư đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trường hợp luật sư Lê Quốc Quân khi hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Giáo sư Johannes Kals thay mặt cho tập thể 158 trí thức Đức đề nghị bà Merkel mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân.

samedi 31 mai 2014

Biển Đông : Việt Nam lại "chuẩn bị" kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan ?

Bài đăng : Thứ bảy 31 Tháng Năm 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 31 Tháng Năm 2014 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên bản tin của hãng Bloomberg hôm nay 31/05/2014 tuyên bố, Việt Nam đã chuẩn bị các chứng cứ để khởi kiện Trung Quốc về việc xâm phạm chủ quyền biển đảo, và đang nghiên cứu thời điểm thuận lợi nhất để nộp đơn kiện. Việt Nam cũng đã gởi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

Trả lời hãng tin Bloomberg từ Hà Nội hôm qua, ông Nguyễn Tấn Dũng, 64 tuổi, cho biết : « Chúng tôi đã chuẩn bị và sẵn sàng cho hành động pháp lý. Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để tiến hành biện pháp này ». Tuyên bố này được đưa ra bốn ngày sau khi một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh tự tiện cho đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981.

samedi 11 janvier 2014

Giáo sư Tương Lai : Ngọn gió lành đầu năm mang lại hy vọng cho dân chủ ở Việt Nam

Bài đăng : Thứ bảy 11 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Giêng 2014 
Năm mới 2014 bắt đầu với nhiều sự kiện dồn dập, từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được đón nhận với nhiều ý kiến khác nhau, cho đến vụ án Dương Chí Dũng, và việc rục rịch kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những dấu hiệu này nói lên điều gì ? RFI Việt ngữ đã trao đổi với giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề trên.

RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai, trước hết xin rất cám ơn giáo sư đã nhận trả lời phỏng vấn. Cách đây một tuần, chính xác là ngày 2 tháng Giêng, giáo sư đã cho rằng thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là « một ngọn gió lành ». Vì sao giáo sư có nhận xét này ?

Giáo sư Tương Lai - TP Hồ Chí Minh
(19:51)
Giáo sư Tương Lai : Phải nói là tuần vừa qua mở đầu cho năm 2014 dồn dập rất nhiều sự kiện lớn. Cứ như một đợt sóng trào, mà những con sóng dội lên trên bề mặt thực ra do sự vận động ngầm của sức nước ở bên dưới. Những điều bộc lộ trên bề mặt cuộc sống, thì tôi cứ suy nghĩ, tôi cảm thấy rằng nó cũng thể hiện được một cách khá cô đọng những vấn đề ấp ủ trong lòng xã hội Việt Nam suốt thời gian vừa qua.

Những vấn đề bức xúc mà tôi chỉ muốn nói thông qua lăng kính của một người giàu suy tư về vận nước. Tôi cảm nhận được rằng mở đầu năm 2014, thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một ý nghĩa động viên rất lớn, như một ngọn gió lành.

mardi 24 septembre 2013

Pháp cần siết chặt quan hệ với Việt Nam

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, 05/08/2013.
(Bài viết của nhà kinh tế Philippe Delalande đăng trên Le Monde 24/09/2013) Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du chính thức nước Pháp từ ngày 24 đến 27/09/2013. Chuyến viếng thăm này đã được chuẩn bị trước đó qua chuyến đi Paris của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh hồi tháng Ba, và chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vào tháng Tám.

Trong chuyến công du này, Thủ tướng Việt Nam sẽ ký kết với người đồng nhiệm Pháp Hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Việt. Tổng số 26 điều khoản của hiệp định này được chia làm 5 chương, tập hợp vào một văn bản duy nhất các hiệp định hợp tác khác nhau đã được thỏa thuận trước đây, và quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên gắn bó hơn.