Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

vendredi 17 mai 2024

Mạnh Kim - Hiện tượng Minh Tuệ và sự khác biệt giữa hai xã hội

Hiện tượng thầy Minh Tuệ không phải là một hiện tượng tôn giáo. Đó là một hiện tượng xã hội, được mạng xã hội đẩy lên thành sự kiện “chưa từng có”.

Tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, trước 1975 cũng như bây giờ, hình ảnh tu sĩ khất thực quen thuộc đến mức chưa bao giờ trở thành “cơn gió mát”. Bước chân tu sĩ khất thực cũng chưa bao giờ được đánh giá là hành động có thể dẫn Phật tử đến với (con đường) Đạo. Người ta đảnh lễ cúi chào một tu sĩ khất thực để tỏ lòng tôn kính chứ không phải xem ông như Phật sống.

Những gương mặt quỳ lạy thầy Minh Tuệ, hoặc thậm chí một người mới đây dâng cho thầy Minh Tuệ cái bát “bằng vàng 24k”, đều trông “rất quen”. Có thể chúng ta đã “gặp” những gương mặt ấy.

Thành Nguyễn – Về « hiện tượng Minh Tuệ »

Các tổ chức báo chí trong nước đã bắt đầu vào cuộc đưa tin về “hiện tượng Minh Tuệ” từ hôm qua đến nay, chậm hơn truyền thông mạng xã hội hàng chục ngày kể từ khi sư Minh Tuệ được cộng đồng mạng chú ý.

Trong số các trang báo, có lẽ bài trên VnExpress là chất lượng nhất vì cách tiếp cận vấn đề, phỏng vấn nhân vật đều thể hiện tính chuyên nghiệp hơn. Còn hầu hết các trang còn lại vẫn mang hơi hướng tuyên truyền, không thể hiện đúng tinh thần khách quan của người làm báo cho lắm.

Có thể nói “Sư Minh Tuệ” là một hiện tượng xã hội và văn hóa nổi bật của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, dựa trên sự ảnh hưởng đến xã hội và tác động đến nhận thức của nhiều người. Do vậy, hiện tượng này có rất nhiều khía cạnh có thể khai thác qua lăng kính xã hội và văn hóa để làm giàu thêm vốn tri thức chung của cộng đồng.

lundi 29 avril 2024

Phạm Thắng Vũ - Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975


Phạm Thắng Vũ: Bạn đang ở đâu? Làm gì trong cái ngày 30-4-1975? Có thể ngày đó là ngày chào đời của một em bé (mà giờ đây em bé đó đã con cái đầy nhà), hoặc là lúc chấm dứt sinh mệnh của một người như trường hợp của Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Long.

Tất nhiên, người đó không thể ngồi kể cho chúng ta nghe về những giây phút… lịch sử khi đấy, nhưng bạn bè, thân nhân bên cạnh vẫn có thể kể lại. Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ Việt Cộng miền Nam khi hồi ức lại cái ngày lịch sử này đã nói: ” 30 tháng Tư năm 1975 có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn “. Bùi Tín, một cựu sĩ quan cộng sản Bắc Việt trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên (ICCS) đã chua chát: “… tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc Lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết “.

Bài dưới đây là tâm tình của anh H, một người bà con trong họ đã kể cho nghe, PTV chép lại.

Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đang ngồi trong căng tin của nhà máy Hóa Chất Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ vui nhộn từ phòng thông tin của Công Đoàn nhà máy. ”Thắng rồi… Ta thắng rồi… Dương Văn Minh đầu hàng rồi…“. Tôi bỏ dở cốc nước chè và cùng vài người chạy vội ra xem chuyện gì.

Đỗ Duy Ngọc - Vẫn còn nước mắt


(Cứ đến 30.4 hàng năm, tôi lại đăng bài viết này dù nó đã cũ).

Tháng Tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.

Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hòa lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ.

Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ.

vendredi 26 avril 2024

Kim Văn Chính - Mô hình cán bộ miền Nam ?


Bà Trương Thị Mai dù là gốc Quảng Bình nhưng bà là người lớn lên ở miền Nam (Lâm Đồng), nói tiếng Nam... Có thể coi bà là cán bộ người Nam (về tính cách, đạo đức, quan điểm).

Bác Nguyễn Văn Nên thì là người Tây Ninh rồi.

Bác Trần Thanh Mẫn quê Hậu Giang, dân miền Tây Nam bộ thứ thiệt.

mercredi 24 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (10)

 

X) Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Sau tháng Tư1975, quân nhân, công chức thuộc diện phải  học tập cải tạo đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Trước tiên là sự vỡ tan giấc mộng 30 ngày; rồi từ 1 năm đến quyết định cải tạo 3 năm, và sau 3 năm, đến một thời hạn ... không định trước nữa!

Song, vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất ngờ khác, làm sụp đổ bao nhiêu suy tính của mọi người, tạo ra một cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng có. 

Buổi sáng hôm đó, gần 3.000 trại viên được triệu tập lên hội trường với một lý do không được báo trước. Khi mọi người đã yên vị, một cán bộ dõng dạc tuyên bố ngắn gọn, đại ý là “những ai có tên trong danh sách này sẽ được nhận mỗi người một chiếc bao bố, dồn tất cả vật dụng riêng tư vào để trại gửi theo tàu ra Bắc”.

lundi 8 avril 2024

Nguyễn Chương - Lẽ nào "sính Tàu", "sính Tây" rồi quên mất ... tiếng Việt ?

 

1/ Một người tôi quen ở ngoài Hà Nội, có lần thắc mắc, "Bấy lâu nay cứ gọi "mì chính". Nhưng, "mì"? Đây đâu phải bánh mì cũng chẳng phải sợi mì. Tôi thưc sự không hiểu". 

Này, "mì-chính" là tiếng Tàu, ồ, bây giờ gọi ... "tiếng Trung"!

Chất monosodium glutamate (gọi tắt MSG), người Trung Quốc chuyển dịch thành (âm Hán-Việt "vị tinh") => Tiếng Hoa Bắc Kinh đọc /wèi jīng/. hao hao "wầy-chíng", tiếng Hoa Quảng Đông đọc /mì-chíng/!

mercredi 6 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (2)

 

Phần 2 : Những cô bộ đội và thanh niên xung phong ở binh trạm 12

Trích “Nhật ký chiến tranh” ghi trong những ngày giữa năm 1969 khi tôi theo Phạm Tiến Duật vào Đoàn 500 - một binh đoàn tách ra rồi lại nhập vào 559. Lòng người lúc này còn trong sáng, không ai cảm thấy chiến tranh là cả một gánh nặng nhất là quãng 1972 trở đi như tôi ghi hôm trước, bản thân tôi cũng còn nhiều non dại.

20/5/1969                                                                                                       

Nghe Duật giới thiệu Binh Trạm 12.5 năm nay, lứa thanh niên xung phong (TNXP) thứ hai lại gần hết hạn. Năm năm trước, một số cô gái ấy thích chuyển sang bộ đội, bây giờ lại cứ ở TNXP. Một cái cầu độc mộc mà ai cũng phải qua, trước khi bước vào cuộc đời chăng?

Nghe kể về những chuyến xe vượt khẩu và chuyện thường ngày ở binh trạm. Lính bạ cái gì cũng lấy lưỡi lê chọc thử, xem có gì ngon thì ăn, ăn chán thôi. Lấy thuốc lá sợi chống lầy. Duật gặp mấy cậu khoe em có thứ giấy này làm phong bì, mịn mặt lắm, chỉ tội hơi cưng cứng. Hỏi ra thì là giấy ảnh. Có ai biết đâu? Ở hai đầu mọi thứ đều quý. Chỉ ở giữa lúc vận tải trên vai người lính, nó là một cái gì lẫn đi giữa cát bụi.

mardi 5 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (1)

 

Phần 1 :  Những nữ dân công Thanh Hóa 

(Trích Nhật ký chiến tranh Hà Nội - Quảng Trị - Hà Nội 1972 – 1975)

1972

14/7

Về T.70.  Có lệnh quay ra. Từ vương quốc của hoang dại, bọn tôi sẽ trở lại vương quốc của sự nhân tạo, cấy trồng. Những chán ngán trong gia đình, những lúng túng trong công việc, và sự không phương hướng trong tình thế chung – sẽ lại đối mặt tất cả. Sau chuyến đi này liệu mình có khác được chút nào?

Lo đường ra. Nghe người ta nói đường ra mà sợ. Địch đánh liên miên. Ngoài kia, cách chỗ tôi đang ngồi viết không xa, những người dân Thanh Hóa, dân công đang ngồi bệt xuống đất nói chuyện. Thanh Hóa, cái tỉnh bè bè ra đó, người đông quá xá, người nào tiếng cũng bè bè, dáng dấp cũng bè bè. Đàn ông, có người 47- 48, thuộc loại đã đi dân công từ cuộc kháng chiến lần trước, đi từ Điện Biên Phủ, và bây giờ họ lại đi. 

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Con người ta để sống được phải có ăn. Ăn là “nhiệm vụ” hàng đầu.

Người đời đã tổng kết tứ khoái, thì ăn chiếm vị trí số 1. Các cụ xưa từng kết luận một cách rất triết học “dĩ thực vi tiên” (lấy ăn làm đầu, làm trước hết). Cũng có dị bản câu này là “dĩ thực vi thiên” (lấy ăn làm trời). Dân chỉ sợ trời chứ chả sợ đứa nào, ăn cũng ngang trời, không có ăn thì đói bỏ mẹ, rã họng, chết.

Ở một nước có truyền thống nông nghiệp, còn được ca tụng là “văn minh lúa nước”, trong những thứ bỏ vào mồm, gọi chung thành lương thực thực phẩm, thì gạo ở vị trí hàng đầu, số 1. Bữa cơm (nấu từ gạo) trở thành hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

mercredi 28 février 2024

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

jeudi 22 février 2024

Hoàng Linh - Đào Mai đại chiến

- Đào : Là phim lịch sử được tài trợ, báo chí làm truyền thông cho phim một cách trơ trẽn, lố bịch, « mù chữ » về điện ảnh kiểu « Khán giả khóc ngay từ đầu đến cuối phim ».

(Mở đầu phim là đoạn Giao đãi giống Intro mở đầu bài hát, đã có gì đâu mà khóc !).

- Mai là phim thị trường được công bố là có doanh thu phòng vé trăm tỉ, tôi đã dạo một vòng thấy khách cũng bình thường, không tin con số này.

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (1)

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20.

Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ.