Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồi ký. Afficher tous les articles

mardi 29 octobre 2019

Góc nhìn của một “thùng nhân”



Đôi lời : Đây là lời kể rất chân thật của một người trong cuộc, được một trang Facebook đăng và Thụy My đã biên tập lại cho dễ đọc. Mời bạn đọc theo dõi để biết được phần nào những truân chuyên trên con đường vượt biên từ Việt Nam sang Anh.

...Mình đi một tháng. Con đường đi là bay từ Việt qua Nga, xong tập trung ở một nơi nào đó ở Nga và đi chuyển sang biên giới Latvia. đó 14 người sống trong một ngôi nhà bỏ hoang trong rừng giữa thời tiết lạnh, ngôi nhà sau khi Tây chở đến và bỏ vào đó khóa cửa lại. 

Ăn ngủ i* đái trong nhà đó, nước đánh răng không có thì đừng nói tắm. Mỗi ngày nó vác cho xô mì tôm, nó bỏ vào xô sơn ấy. Lúc đầu nó cho mấy cái bát tiện lợi để ăn. Ai cũng nghĩ ngày nào cũng thế. Ăn xong vứt, hôm sau nó chỉ mang cho xô mì tôm, thế là không có bát ăn, bèn đi tìm lấy lại hoặc cắt vỏ chai nhựa làm bát. Ăn xong mỗi người làm vốc bécberin uống.

Ở trong nhà đó gần hai tuần. Mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đói rét hôi thối vì sinh hoạt trong cái nhà tồi tàn. Xong được nó chỉ đến nơi mới chả biết ở đâu. Được tắm nhưng không có nước nóng. Lạnh buốt da thịt, ăn mì tôm, bánh mì. Đêm đó nó cho một tốp 7 người đi vượt biên sang nước khác trong đó có mình. 

dimanche 15 septembre 2019

Phùng Quán viết về những ngày cuối ngục tù của « Thanh ngang trên cây thập tự Chúa »


Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh, người bị đày đọa trong tù cùng với nhà thơ Nguyễn Tuân, được nhà văn Phùng Quán ghi lại.

Lời giới thiệu của FB Mai Vu : « Thằng khùng » trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù.

"Anh ta vào ở trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin.

Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi lều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó.

mercredi 1 mai 2019

Nguyễn Tiến Hưng - ‘Việt Nam Hóa’ và những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa


Cuộc họp Weyand. (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)

(Người Việt 29/04/2019) Trời đã về khuya, tôi nóng lòng ngồi chờ Eric. Eric Von Marbod (Đệ nhất Phó Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ) là một thành viên của phái đoàn Tướng Fred Weyand do Tổng Thống Gerald Ford gửi sang Sài Gòn để thẩm định tình hình. Hôm ấy là ngày 28 Tháng Ba, 1975.

Tôi đã để sẵn trên bàn mấy chai 33 – loại bia ông ưa thích nhất. Vừa tới, ông uống liên tục hai chai rồi trao đổi với tôi về tình hình tuyệt vọng ở Đà Nẵng vì hết quân để tiếp viện cho Tướng Ngô Quang Trưởng. “Bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận việc Tổng Thống (TT) Thiệu gửi anh đi thuyết phục ông Schlesinger giúp trang bị thêm hai sư đoàn làm lực lượng trừ bị.” Đây là ông nhắc lại hai lần chúng tôi gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schelesinger (ông thầy dạy tôi gần bảy năm tại Đại Học Virginia). Lần nào cũng nghe ông trả lời là không thể được vì Quốc Hội đã cắt quân viện.

Ngày 31 Tháng Ba, 1975 (chỉ một tháng trước khi sụp đổ) một buổi họp với phái đoàn Weyand dưới sự chủ tọa của TT Thiệu tại Phòng Tình Hình Dinh Độc Lập vào lúc 5 giờ chiều. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và chúng tôi cùng tham dự.

Đây là buổi họp Việt-Mỹ cuối cùng sau 30 năm người Mỹ dính líu vào Việt Nam.

jeudi 7 février 2019

Huy Đức - Tết, đọc những dòng nhật ký



Trong ba ngày Tết, có thể nói - với tôi - không có thứ rượu nào nồng hơn "Nhật Ký Nguyên Hồng". Cho dù đang là những ngày còn nồng ấm với Cách mạng, 1948; hay bầm dập Nhân Văn, từ 1957... quan sát của ông vẫn là quan sát của một nhà văn. Khả năng "đọc hiểu" những quần chúng cốt cán cho đến các bậc đạo cao chức trọng trong làng văn nghệ đều thấu tận tâm can cả. 

Nhật Ký Nguyên Hồng là một góc sử của thời đại có nhiều chính sách thực dân hậu thực dân. Thời mà Nguyên Hồng - cũng như Hữu Loan, Phùng Quán - bỏ các vinh hoa phù phiếm nơi thị thành để giữ mình, với câu nói nổi tiếng, "Ông éo chơi với chúng mày..." Thời mà phải đọc chính những con chữ như rứt ruột, cắt máu để viết ra từng đêm của ông chứ vài dòng giới thiệu ở đây là không thể nào chạm tới. 

lundi 7 janvier 2019

Nguyễn Quang Duy - Trận Phước Long 1975 Qua Hồi Ký



Liên đoàn Biệt kích dù 81 tại Phước Bình.

Sau cả tháng chiến đấu, đêm 6/1/1975, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) rút khỏi Phước Long và núi Bà Đen, Tây Ninh. Vài tháng sau VNCH hoàn toàn sụp đổ.

Cuộc chiến đã chấm dứt 44 năm nhưng còn quá nhiều điều đến nay vẫn chưa hiểu được và có thể không bao giờ hiểu được. Hồi ký của những người trong cuộc cho thấy phần nào sự đẫm máu của cuộc chiến này.

Người ở lại Phước Long…

Đại Tá Nguyễn Thống Thành, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long là người trực tiếp chỉ huy mặt trận Phước Long. Ông Thành từng tử thủ An Lộc, được vinh thăng đại tá tại mặt trận, ngày 26/8/1972 được thăng chức Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long. Năm 1974 ông được chuyển về Phước Long, giáp ranh biên giới Campuchia, bao quanh là các mật khu cộng sản.

vendredi 14 décembre 2018

Vũ Thư Hiên - Ngày về



1

Tôi rất yêu bài “Ngày Về” của Hoàng Giác.



Tôi có thói quen phàm yêu mến nghệ sĩ nào thì cũng phải tìm gặp bằng được. Thế mà ở cùng một thành phố tôi lại không có duyên gặp ông lấy một lần, để được bắt tay ông một cái, để được nhìn vào mắt ông mà nói một lời câm rằng tôi yêu lắm lắm bài hát ấy.

“Ngày Về” được người nghe đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi nó ra đời, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Các đoàn Tuyên truyền Xung phong trong khi lang thang lưu diễn ở ”hậu phương”, tức vùng không bị Pháp chiếm đóng, bao giờ cũng dùng nó làm “bài tủ” để diễn đạt nỗi lòng chiến sĩ xa nhà.

Ấy là vào giai đoạn những bậc lãnh đạo đạo cao đức trọng của cuộc kháng chiến chưa kịp húp cả cặn món tạp pí lù mao-ít để buộc tội những bài hát như thế là thứ nhạc ủy mị, gọi tắt là nhạc vàng, và ra lệnh cấm chúng.

dimanche 29 juillet 2018

Đoàn Phú Hòa - Bác tôi



Nhà văn, dịch giả Đoàn Phú Tứ.

Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác.

Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác.

mercredi 4 avril 2018

Hoàng Nguyên Vũ – Giả sử là sự thật



Ca sĩ Ái Vân trong dịp giới thiệu cuốn hồi ký "Để gió cuốn đi". Ảnh Zing

Giả sử là sự thật, thì sự thật để làm gì và bạn có đối mặt được không?

Ái Vân, nữ ca sĩ gọi là nức tiếng của Việt Nam thập niên 80, có một cuộc đời theo những gì chị từng chia sẻ, rất bão tố. Nhiều giai thoại, đồn đoán và có cả việc người trong cuộc nói, thì chặng đời bão tố nhất là sống với người chồng cũ. Chị ra sách, cũng tính kể một phần nào những ngày được hiểu là "bão" ấy, nhưng suy đi tính lại, chị quyết định không nói ra nữa. Không nói, nhưng chị vẫn đồng ý để trống 8 trang sách, và vẽ lên đó hình của những cơn bão.

Trong lịch sử xuất bản sách có lẽ điều này là ngoại lệ. Thôi thì cứ để bão vờn trên trang giấy, hơn là bão kéo về trong lòng người một lần nữa, dù câu chuyện đã trôi qua gần một nửa đời người.

dimanche 1 avril 2018

Trần Trung Đạo - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi


Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng.
Đà Nẵng của tôi, nơi những buổi chiều của tuổi mười ba, tôi vẫn thường đứng nhìn những đoàn xe mang nhãn hiệu Sealand, RMK, GMC nối đuôi nhau mỗi ngày trên chiếc cầu màu đen mang tên của một viên tướng thực dân.

Những chiếc chiến xa nặng nề, những khẩu đại pháo nòng dài được cất lên từ những chiếc tàu lớn neo ngoài cửa biển Sơn Chà. Tiếng gầm thét của những đoàn phi cơ chiến đấu đang đáp xuống phi trường quân sự ngoài ngã ba Duy Tân. Tiếng nhạc, tiếng cười, tiếng chọc ghẹo, okay, hello, goodbye của những người lính Mỹ và những cô gái Việt Nam vào tuổi chị tôi, vọng lại từ những hộp đêm dọc bờ sông Bạch Đằng.

samedi 10 mars 2018

Vũ Đông Hà - Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3, một cuộc đời đã mất



Rạp Lodo, thành phố Ban Mê Thuột thời xưa. Ảnh Dân Làm Báo

(Danlambao 11/03/2017) - Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi, tôi đã cảm nhận được cuộc bể dâu.


Hai anh em sinh đôi, thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi ba tuổi đi lùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê, tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong tòa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng.

mardi 6 mars 2018

Huy Đức - « Hồi Ức Lính Tây Nam »



Năm con gà bị vặn cổ; một con heo sặc tro, chỉ ít phút sau, lính pha thịt chặt xương đâu ra đấy [gà và heo của những người dân Khmer vừa chạy, trong thời điểm người lính được quán triệt “không lấy cái kim sợi chỉ của dân”]. Những người lính giành nhau những miếng vàng lá. Những người lính loay hoay mở chiếc đồng hồ trên cổ tay một tên “Pốt” vừa bị bắn hạ. Và, những món đồ cổ trong ba lô… 

Chưa có một cuốn sách nào tiếp cận những “người lính tình nguyện” ở cả những góc khuất như thế. Nhưng, đấy là chiến tranh. Đấy là những người lính rách rưới, đói xanh xao, hành quân cả tháng, không có “chất tươi”. Đấy là những người lính có thể chết vì hổ vồ, rắn cắn; có thể mất chân, có thể mục kích bốn, năm đồng đội của mình bị hất tung lên bởi một trái mìn… 

mardi 6 février 2018

Huế, Tôi và Mậu Thân – Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 TQLC



(Nguyễn Văn Phán) Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.

Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. 

Mậu Thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa



(DânLàm Báo 01/10/2012) - Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân.

Như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...