Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles

jeudi 10 juin 2021

Nhật Bản sẽ bảo vệ tàu chiến Úc theo luật an ninh mới


Đăng ngày:

Theo báo Nhật Asahi, thỏa thuận đã đạt được sau cuộc họp qua video giữa lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao hai nước. Phía Nhật Bản là ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, và đồng nhiệm phía Úc là Marise Payne và Peter Dutton.

Đạo luật an ninh quốc gia, vốn gây tranh cãi, có hiệu lực từ năm 2016 cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ. Từ khi bắt đầu được đưa ra Quốc hội thảo luận, Úc đã được coi là ứng viên tương lai được bảo vệ, nếu có nhu cầu.

mercredi 21 avril 2021

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh


Đăng ngày:

Mới cách đây hai năm, những người hiếm hoi nêu ra ý tưởng này đều vấp phải một bức tường do dự. Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Châu Âu (EU) tập trung cho một « chiến lược hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Một chiến lược không bao giờ nêu tên Trung Quốc, nhưng cho thấy sự cần thiết phải có lời đáp nhất quán trước một cường quốc châu Á ngày càng đáng lo ngại.


Về hình thức, tài liệu này tránh công khai chỉ trích Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Frédéric Grare của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu (ECFR) ghi nhận « tất cả những nhập nhằng của EU về chủ đề này : tất cả mọi người đều muốn hợp tác với Bắc Kinh, nhưng chỉ một số nhìn thẳng vào những khác biệt về giá trị, trong khi số khác tìm cách xóa mờ những phương diện có thể gây rắc rối trong quan hệ ».

Với lời kêu gọi đồng thuận trong việc hợp tác và quan hệ đối tác, Hội đồng Châu Âu nêu ra danh sách các mục tiêu chiến lược, mà một số cho thấy khoảng cách giữa châu Âu với Trung Quốc.

mercredi 7 avril 2021

Hàng không mẫu hạm Mỹ đến Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc tập trận gần Đài Loan


Đăng ngày:

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin của tổ chức South China Sea Strategic Situation Probing Initiative (Sáng kiến Điều tra Tình hình Chiến lược Biển Đông), trụ sở tại Bắc Kinh, dựa vào dữ liệu vệ tinh, cho biết các hoạt động của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, Reuters đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hôm nay bắt đầu tập trận gần Đài Loan. Hải quân Trung Quốc tối qua tuyên bố việc tập trận « sẽ trở nên thường xuyên ». Hành động này đánh dấu một sự leo thang mới của Bắc Kinh, khi trong cùng ngày bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan tố cáo 10 phi cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

mardi 23 mars 2021

Mai Thanh Hải - « Biển này là của tao, đảo này là của tao »


1. Đầu tháng 7.2019, mình viết loạt bài nhân kỷ niệm 30 năm tiểu đoàn DK1 (Vùng 2 Hải quân). Báo vừa đăng, lãnh đạo gọi: “Cấp trên yêu cầu giải trình”.

Thế là mình phải bỏ dở quy trình kiếm thằng cu, hì hục gõ 3 trang A4, báo cáo quá trình tác nghiệp, lần mò gặp gỡ các nhân chứng, lấy tài liệu... Và cuối báo cáo, ghi thẳng kiến nghị “Đây là những chuyện thật, tài liệu công khai và tuyên truyền để bạn đọc hiểu về rõ thêm về quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng - Nhà nước và nhất là Quân đội, cùng các thế hệ cựu chiến binh - cựu quân nhân. Yêu cầu cơ quan chức năng không gây khó dễ vô lý cho cơ quan báo chí và người làm báo”.

Vụ này, sau không thấy nhắc lại nữa, nhưng các cựu chiến binh - nhân vật của mình thì rất bức xúc: “Họ đến hỏi chúng tao từng ly từng tí. Bộ đội nhà giàn đóng quân 30 năm nay, cả thế giới biết, có đ*o gì phải sợ sệt, lo lắng”.

mercredi 10 mars 2021

Đô đốc Mỹ : Trung Quốc có thể xâm lăng Đài Loan từ nay đến 2027


Đăng ngày:

Đô đốc Davidson tuyên bố trước Thượng viện : « Tôi lo ngại Trung Quốc đang tăng tốc các dự án nhằm qua mặt Hoa Kỳ từ nay đến 2050, và họ muốn vượt mục tiêu trước thời hạn. Rõ ràng Đài Loan nằm trong tham vọng này, mối đe dọa là tất nhiên trong thập niên tới, thực tế là trong sáu năm tới, tức từ nay đến 2027 ».

Sau khi thẳng tay đàn áp Hồng Kông, Bắc Kinh liên tục đe dọa Đài Bắc bằng cách giương oai diễu võ, ngăn cản việc tàu các nước đi qua eo biển Đài Loan.  

mardi 19 janvier 2021

Lê Đức Dục - Chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bất thành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa


Không thể đặt vào lịch sử những chữ “Nếu”.

Người Pháp có câu “Với những chữ “nếu" có thể bỏ cả Paris vào trong chiếc lọ”.

Cũng như thế, bây giờ không thể nói “Nếu” vào tháng 1-1974, cuộc không kích của 5 phi đoàn tiêm kích F.5 của không lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với hơn 100 máy bay nhằm tái chiếm Hoàng Sa thành công thì cục diện Biển Đông bây giờ đã khác !

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa


(TTO 19/01/2021) - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

"Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ" - ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

"Giá như tôi đến sớm hơn"

dimanche 6 décembre 2020

Ấn Độ và Nga tập trận tại Ấn Độ Dương


Phát thanh RFI ngày 05.12.2020

Năm chiến hạm gồm hai chiếc của Ấn Độ và ba của Nga từ hôm qua 04/12/2020 đã tiến hành cuộc tập trận Passex kéo dài hai ngày tại khu vực phía đông Ấn Độ Dương.

Thông cáo của Hải quân Ấn Độ cho biết cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác, nâng cao kiến thức và tiếp thu các phương pháp tốt nhất của Hải quân hai nước. Cuộc tập trận Passex gồm các bài tập tác chiến trên biển, chống tàu ngầm, tác xạ, các hoạt động có trực thăng tham gia…

Trong năm nay Hải quân Ấn Độ đã tham gia 13 cuộc tập trận song phương và đa phương. Vào tháng Chín, Ấn và Nga đã thực hiện Indra 2020 ở bắc Ấn Độ Dương, là cuộc tập trận song phương đầu tiên kể từ sau khi mọi hoạt động bị đình chỉ do đại dịch.

mardi 4 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đẩy lùi ngư thuyền của Trung Quốc ?


Tướng Mỹ Kevin Schneider hứa giúp Nhật giải quyết nạn tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku.

Đối mặt với Trung Quốc trên biển, khó khăn nhất không phải hải quân. Vì hải quân chỉ có tính răn đe để khỏi xẩy ra chiến tranh. 

Tranh giành thực địa trên biển chỉ có hai lực lượng ra mặt chủ chốt, là hải cảnh và ngư thuyền. Trong đó ngư thuyền là lực lượng chiếm hữu thực địa quan trọng nhất. 

Các nước ở Thái Bình dương có biển giáp với biển Trung Quốc luôn là nạn nhân của ngư thuyền Trung Quốc. 

mercredi 15 juillet 2020

Úc sẽ tham gia tập trận của "Bộ tứ" nhằm đối phó Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tham gia cuộc tập trận chung Malabar 2015. Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 18/10/2015. AFP - MCS CHAD M. TRUDEAU
Đăng ngày:


Bốn quốc gia dân chủ hợp thành « bộ tứ » (Quad) đang siết chặt hợp tác quân sự để đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh. Từ 5 năm qua, Úc đã thúc giục nhưng Ấn Độ vẫn do dự. Tuy nhiên nay nhiều tờ báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết New Delhi sẽ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới.

Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước « Quad » đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008 ; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Quốc.

mercredi 4 mars 2020

Lưu Trọng Văn - Tàu sân bay và chiếc neo Dân chủ



Trần Song Hải, con trai của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) - từng cùng Ngụy Văn Thà chỉ huy hạm Nhật Tảo HQ 10 của VNCH, sau đó Ngụy Văn Thà hy sinh khi tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - điện thoại cho gã:

Em cùng nhóm tàu của em vừa rời Bến tàu Cao tốc Sài Gòn đi Đà Nẵng, theo lời mời của Phái bộ Hải quân Mỹ và Ban Tổ chức đón tiếp Tàu sân bay Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt Mỹ, để đưa rước các thành viên Tàu sân bay vào cảng Tiên Sa lên thăm Đà Nẵng.

Theo nhiều nguồn tin thì ngày 5.3.2020 Tàu sân bay hiện đại nhất hải quân Mỹ cùng các tàu chiến hộ tống sẽ cặp cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. 

dimanche 19 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Hoàng Sa... Những hình ảnh sẽ nhớ mãi



Đôi lời : Ngày 19/01/2020, kỷ niệm 46 năm ngày giặc Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ có lác đác vài bài báo về Hoàng Sa trên báo nhà nước (và Thụy My đã đăng lại). Một số nhà hoạt động như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết bị canh không cho ra khỏi nhà. Nhưng trên Facebook vẫn có không ít những status kỷ niệm sự kiện bi hùng này. Người Việt không bao giờ quên Hoàng Sa, mảnh đất thấm máu của cha ông…

Nhà báo Lưu Trọng Văn qua những tấm ảnh, tường thuật về một cuộc họp mặt thú vị giữa thân nhân các anh hùng hy sinh ở Hoàng Sa và Gạc Ma, giữa những người cựu binh hai chiến tuyến.

mardi 3 décembre 2019

Ấn Độ đuổi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Tàu khảo sát Shi Yan 1 của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, đã bị đuổi đi hôm nay 03/12/2019.

Hôm nay, 03/12/2019, Hải quân Ấn Độ đã xua đuổi một tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở gần Port Blair.

Theo Times of India, chiếc tàu khảo sát Shi Yan 1 (Thực Nghiệm 1) của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết chiếc tàu này đã bị máy bay giám sát biển phát hiện.

Ngay sau đó Hải quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Thực Nghiệm 1 đã di chuyển về hướng khác, có thể là về Trung Quốc.

mercredi 21 août 2019

Lữ Mai - Mắt biển Đông



Đến với đảo Đá Đông.

(VnExpress 20/08/2019) Tôi ra lô Tư Chính hồi tháng 5 vừa rồi, đã thấy thấp thoáng những con tàu khác, không có cờ đỏ sao vàng. Tuần trước, lòng bỗng cồn cào, tôi gọi ra cho một số chiến sĩ nhà giàn: “Các anh thế nào?” - “Chúng tôi vẫn công tác tốt. Chỉ cần mọi người giữ lòng, chỉ cần đất liền được bình yên”.

Nghe họ nói thế, nhưng tôi chẳng dám khẳng định các anh đang hoàn toàn yên ả. "Các anh cần gì không?", tôi gặng hỏi. Một người nói anh muốn xin vài ấm trà mạn Thái Nguyên để uống đêm. Tôi và một số bạn bè quyên góp chè, trong lòng tôi luôn hiện ra cảnh những đêm thao thức của lính nhà giàn, chong mắt ra biển khơi gió lộng.

Trong chuyến đi Trường Sa tháng 5 rồi, tôi đã đếm và ghi chép. Quần đảo có chín ngọn hải đăng, khác nhau hoàn toàn về thiết kế, chiều cao, màu sắc, tính chất sáng. Ở nơi xa khơi này, chớp sáng của hải đăng, chính là Tổ quốc.

mardi 20 août 2019

Nhà Trắng tố cáo "chiến thuật đe dọa" của Bắc Kinh trên Biển Đông


Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 12/08/2019.
Washington hôm nay 20/08/2019 tố cáo Bắc Kinh vận dụng « chiến thuật hăm dọa » trên Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích. Về vụ bãi Tư Chính, phía Bắc Kinh trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua 19/08/2019 khẳng định tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.

Tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, khi trả lời câu hỏi của báo chí về vụ tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8, đã khẳng định tàu này « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

jeudi 8 août 2019

Tạ Duy Anh - Trung Quốc có thực sự đáng sợ ?



Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hòa hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc, nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ? 

Thử xem hải quân Trung Quốc mạnh tới cỡ nào? Chúng ta biết chắc chắn một điều là tầu sân bay hiện tại của họ chỉ có tác dụng tốt nhất là làm bia tập bắn cho Su35 (Đây là lời ông Lý Quang Diệu, chứ không phải của tôi). Còn các loại vũ khí khác như tầu chiến, tầu khu trục, tầu hộ vệ, tầu tấn công, đặc biệt là tầu ngầm…thì chưa dụng binh lớn bao giờ, chưa viễn chinh bao giờ. 

mardi 6 août 2019

Trần Mạnh Hảo - Giặc Tầu đang kéo biển Tầu vô cướp biển




Bạch Đằng giang, trận thủy chiến lừng danh của dân tộc, đánh tan giặc Nguyên năm 1288.

Gic Trung Quc đang kéo trăm chiến thuyn cướp bin
Dã T
ượng, Yết Kiêu ơi bãi Tư Chính nguy ri
Đ
i tướng Trn Khánh Dư đi Trn v giáp chiến
Dìm quân thù trong bi
n la bùng sôi


Hi lch s xin v đây cu nước
Lý Tr
n Lê tng tm máu quân thù
Gi
c Trung Quc muôn đi là k cướp
Sao vua hèn t
ướng mt li im ru ?

Chín mươi triu đng bào ơi gic đến
M
t bin ri dân tc s v đâu
Sông B
ch Đng phóng ra khơi hi chiến
Dãy Tr
ường Sơn thành hm đi chng Tu

dimanche 21 juillet 2019

Nguyễn Ngọc Chu – Khẩn cấp hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam



Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014.

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc cộng sản.

HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN: KHẨN CẤP NHẤT TRONG CÁC KHẨN CẤP CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM 

1. Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã không làm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) của Trung Quốc rời khỏi bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

2. Từ hôm 03/7/2019 đến nay, bốn tàu cảnh sát biển Việt Nam đang đối mặt với hai tàu cảnh sát biển có vũ trang của Trung Quốc đi theo bảo vệ cho Haiyang Dizhi 8 thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

lundi 15 juillet 2019

Song Phan - Cập nhật vụ Hải Dương Địa Chất 8




GS Ryan Martinson tweet cho biết trong các ngày 12-15/07/2019, Hải Dương Địa Chất 8 (HYDZ-8) vẫn tiếp tục luẩn quẩn ở khu vực cũ (xem bản đồ 1, 2). 

Còn tàu cảnh sát biển của Tàu 35111 được triển khai nằm cách bãi Tư Chính khoảng 40 hải lý, đã rời đi về bãi Chữ Thập ngày 12/7/19, có lẽ để lấy đồ tiếp tế, sau đó quay trở lại bãi Tư Chính ngày 14/07/2019 (xem bản đồ 3).

Như vậy, tin đồn bọn Tàu rút về chỉ là ... tin đồn.

Hoàng Hải Vân - Chuyện ở bãi Tư Chính



Các tàu cảnh sát biển Việt Nam theo sát các tàu hộ tống Trung Quốc. Ảnh của GS Ryan Martinson ngày 10/07/2019.

Trong những ngày qua, nhiều chiến binh mạng dùng bàn phím định xông ra bãi Tư Chính “cứu nước” và không quên kịch liệt lên án báo chí chính thống “im mồm” không dám đưa tin về lực lượng Hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”. 

Sự thật là có một tàu, gọi là tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với một số tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã vào thềm lục địa của ta tại khu vực bãi Tư Chính để thăm dò dầu khí. Nơi đây có nhà giàn DK1 của Hải quân ta kiểm soát khu vực thềm lục địa này. 

Theo luật pháp quốc tế, chủ quyền thềm lục địa của ta là ở phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Còn cột nước phía trên đáy biển thuộc tự do hàng hải, nếu không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ta không có chủ quyền gì. Bởi vậy tàu bè các nước qua lại đi tới đi lui vùng biển phía trên thềm lục địa của ta đều không vi phạm.