Affichage des articles dont le libellé est Giải thưởng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giải thưởng. Afficher tous les articles

vendredi 13 septembre 2019

Việt Nam : Blogger Phạm Đoan Trang được giải tự do báo chí của RSF


Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.

Giải thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và một số nhà báo từng đoạt giải.

Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động », dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại sự độc đoán. 

mercredi 10 avril 2019

UNESCO tặng thưởng 2 nhà báo Reuters bị tù tại Miến Điện


Thân nhân hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo chờ đợi trước Tòa án Tối cao Miến Điện ngày 26/03/2019.

Phát thanh ngày 10.04.2019
 
Hai nhà báo của hãng tin Reuters, Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị lãnh án bảy năm tù tại Miến Điện vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, sẽ được trao giải tự do báo chí năm 2019 của UNESCO, theo thông cáo hôm nay 10/04/2019 của tổ chức Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Paris.

Ông Wojciech Tochman, chủ tịch hội đồng giải thưởng UNESCO cho biết : « Wa Lone và Kyaw Soe Oo là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Miến Điện sau nhiều thập niên cô lập. Hai nhà báo này bị bắt chỉ vì đưa tin về một chủ đề cấm kỵ : các tội ác đối với người Rohingya ».

mardi 18 décembre 2018

Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017.

Một trong những tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay 18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự « dửng dưng » của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.

Vào thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.

samedi 1 décembre 2018

Paris hủy bỏ tư cách công dân danh dự của bà Aung San Suu Kyi

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi dự thượng đỉnh ASEAN, Singapore, 15/11/2018.

Tòa Đô chính Paris hôm qua 30/11/2018 loan báo rút lại danh hiệu công dân danh dự đã trao tặng cho bà Aung San Suu Kyi năm 2004. Đây là hành động chưa có tiền lệ, do sự im lặng của nhà lãnh đạo Miến Điện trước tình trạng bạo lực đối với người thiểu số Rohingya.

Phát ngôn viên Tòa Đô chính Paris cho biết : « Do xảy ra rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và lực lượng an ninh dùng bạo lực đàn áp người Rohingya, mà Liên Hiệp Quốc đã gọi là « diệt chủng », đô trưởng Paris đề nghị rút lại danh hiệu công dân danh dự của thành phố đã tặng cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2004 ». Quyết định này sẽ trở thành chính thức trong cuộc họp của Hội đồng Paris ngày 10/12/2018. 

mardi 24 avril 2018

Dâm thư bôi nhọ danh nhân được tặng giải!



 Nguyễn Đình Bổn - Sách hay hay sách dơ?
Theo báo nhà nước, sáng ngày 19/4, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất đã được diễn ra tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Sau hơn ba tháng chấm giải, các hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã xét chọn, công nhận 35 tác phẩm đạt giải Sách hay, giải Sách đẹp.

Trong dịp này có ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia trình bày báo cáo về giải thưởng. Trong đó có cuốn sách dơ bẩn dưới đây.

Tôi nói nó dơ vì nó viết về chuyện làm tình một cách thô bỉ, thua cả các trang web đen. Tính dục trong văn chương là bình thường, nhưng viết theo cách như vậy chỉ làm bẩn tính dục, bẩn mắt người đọc. Tôi đưa lên đây để thấy cái bọn chấm giải này nó dơ ra sao, và cảnh báo các bạn đừng phí tiền rước của nợ này về nhà.

mardi 7 novembre 2017

Giải Goncourt 2017 : Hitler và bi kịch châu Âu thế kỷ 20

Nhà văn Pháp Eric Vuillard giới thiệu tác phẩm sau khi đoạt giải Goncourt, ngày 06/11/2017.

Tác phẩm « L’ordre du jour » của nhà văn Eric Vuillard vừa đoạt giải văn chương danh giá Goncourt 2017 của Pháp công bố hôm nay 06/11/2017, là câu chuyện kể đặc sắc về việc nhà độc tài Hitler lên nắm quyền, vụ Đức xâm chiếm nước Áo và sự ủng hộ cỗ máy chiến tranh của giới kỹ nghệ nước Đức.
Nhà văn 49 tuổi có lối kể chuyện độc đáo bằng cách ẩn mình trong hậu trường lịch sử, để thuật lại những sự kiện đã được biết rõ. Sau các tác phẩm nói về sự sụp đổ của đế quốc Inca (trong « Conquistadors », 2009), chinh phục thuộc địa (« Congo », 2012) và Cách mạng Pháp (« 14 tháng Bảy », 2016), nay « L’ordre du jour » là cơ hội để nhìn lại sự kiện Đức quốc xã lên nắm quyền.

Pháp công bố giải văn chương Goncourt và Renaudot 2017

Nhà văn Eric Vuillard (G) đoạt giải Goncourt 2017. Ảnh lúc đến nhà hàng Drouant, nơi tuyên bố giải thưởng, ngày 06/11/2017.

Các giải thưởng văn chương danh giá của Pháp là Goncourt và Renaudot năm 2017 vừa được công bố hôm nay 06/11/2017 tại Paris. Giải Goncourt dành cho nhà văn Eric Vuillard với tác phẩm « L’ordre du jour » (tạm dịch « Chương trình nghị sự ») và nhà văn Olivier Guez được giải Renaudot với tác phẩm « La disparition de Joseph Menguele » (Sự mất tích của Joseph Menguele).
Nhà văn Eric Vuillard, 49 tuổi đã vượt qua Yannick Haenel và hai nhà văn nữ Véronique Olmi, Alice Zeniter, giành được giải thưởng Goncourt quý giá, tuy ông chưa ra đời tác phẩm mới vào đầu mùa sách tháng Chín năm nay. Tác phẩm « L’ordre du jour » do Actes Sud xuất bản vào mùa xuân, vẽ lại quá trình lên nắm quyền của nhà độc tài Hitler, kể lại vụ Đức quốc xã xâm chiếm nước Áo, với sự ủng hộ nhiệt thành của giới kỹ nghệ Đức cho bộ máy chiến tranh.