Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

dimanche 10 décembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng Anh

 

Bài viết này xin trình bày những băn khoăn khi nghe tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Tiếng Anh là ngôn ngữ rất quan trọng. Để cạnh tranh ở tầm vóc thế giới: tiếng Anh là ngôn ngữ có lợi thế nhất. Để đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và học thuật, tiếng Anh là cánh cửa lớn nhất giúp ta bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Để kết bạn với thế giới văn minh rộng rãi, tiếng Anh là lợi thế không thể tranh cãi.

Hãy xem số bản tạp chí khoa học, học thuật tiếng Anh xuất bản trên thế giới, số quốc gia lưu hành các bản ấy để biết tầm quan trọng của tiếng Anh là vượt trội so với các ngôn ngữ khác như thế nào.

samedi 9 décembre 2023

Hương Nguyễn - Có học trò hư hay không ?

 

Nhớ những năm tháng đói khổ sau 1975 của miền Nam...Tôi học hai năm lớp 6,7 ở trường nữ trung học Gia Long. Sau 1975, tôi phải chuyển trường về một nơi xa xôi của huyện Thủ Đức là trường Nguyễn Trường Tộ.

Thời ấy, lũ học sinh chúng tôi cơm ăn không đủ no, phải ăn độn khoai mì, rau lang, rau muống... Vậy mà đến trường lại dư năng lượng để quậy phá.

Tôi được thầy chủ nhiệm cho làm lớp phó học tập. Còn lớp trưởng thầy cho bình bầu. Vậy là đám nghịch phá dùng số phiếu chiếm đa số bầu lên "đại ca" của mình làm lớp trưởng. Đa số học thì dở, quậy phá thì nhứt trường.

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

vendredi 8 décembre 2023

Học sinh đánh cô giáo ở Tuyên Quang: Phụ huynh bênh chằm chặp, hiệu trưởng đòi xử lý cô giáo!

Đây là những gì trên báo Tuổi Trẻ sáng nay:

“Việc tôi bị nhốt trong lớp, đuổi hay chửi, đấm vào lưng giữa sân trường diễn ra thường xuyên. Một số học sinh quây tôi vào bàn giáo viên, đội mũ, khoác áo lên đầu, phe phẩy trước mặt tôi. Có bạn cầm thước kẻ, chống xuống đất doạ nạt, chửi tôi. Có bạn còn thọc gậy vào bộ phận sinh dục của tôi”.

Đọc đến đây, tôi lạnh toát người. Thực sự là không quá khó tin sau khi xem clip và nghe từ trong clip những ngôn từ bẩn thỉu nhất mà một học sinh nam lớp 7 nói với cô.

Em này có phụ huynh tên Hương, cũng là em học sinh cầm ghế phang lại cô giáo, rồi lăn đùng ra giữa lớp hô hoán là bị cô giáo đánh. Bà Hương, mẹ của học sinh này, hôm nay phát ngôn trên báo là “Cô có thế nào con tôi mới vậy. Cô đánh con tôi thì con tôi đánh lại”.

jeudi 7 décembre 2023

Đỗ Việt Khoa - Chuyện giáo viên đánh học sinh và học sinh đánh giáo viên ở địa phương tôi

 

1) Trường THPT Ng. Tr xảy ra ít nhất ba vụ đánh giáo viên

- Giáo viên (GV) Thai dạy Hóa có vấn đề về tâm thần, nóng nảy mất kiểm soát ngôn từ, đánh học sinh, cuối cùng thì bị học sinh đánh lại vài bận.

- GV Huong mắt rất kém, dạy Toán. Cứ học sinh này mất trật tự thì đánh nhầm sang học sinh khác. Lớp trưởng can thì đánh luôn lớp trưởng. Kết quả bị các nam sinh lao vào đánh, khiêng lên văn phòng bàn giao cho hiệu trưởng và dọa : Nhà trường mà để giáo viên này lên lớp là chúng em đánh tiếp. Chán chường, GV này xin chuyển về trường THPT Va.T.

- GV Hoa dạy Lý. Vừa mới bị học sinh đánh vài bận vì nóng nảy, chửi bới nói năng vung vít, đánh học sinh.

mercredi 6 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu ?

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức.

Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức, chứ càng lên cao thì càng ít, và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm...

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

Nguyễn Thông - Xuống đáy rồi

 

Nước Nam ta từ khi có nền giáo dục tới nay, chưa bao giờ nó (giáo dục) lại xuống cấp tận đáy thảm hại đến thế.

Cả lớp xúm lại đánh chửi cô giáo, thì đạo đức của học trò đã được cắt giảm về 0. Trước khi hứa với thế giới giảm phát thải ròng carbon về 0 thì hãy cố vực đạo đức xã hội lên số dương đã, đảng ạ.

Dù thầy cô gây lỗi gì chăng nữa, nhà trường cũng đã mạt hết mức. Giờ thì thấy hệ quả của việc chê bai và tháo bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn" thay bằng "Sống học tập, làm theo..." trong nhà trường.

Võ Khánh Tuyên - Khi những chuẩn mực chỉ là hình thức

 

Nếu so sánh các thế hệ học sinh bây giờ với đời trước, sẽ thấy mọi việc có vẻ chỉn chu, quy củ, chuẩn mực hơn nhiều. Đồng phục tối đa từ quần áo, ba lô, giày dép, bao tập vở...thậm chí cả áo lót của nữ sinh.

Hoặc đơn giản chỉ là hành động dong tay xin phát biểu thôi cũng đã thấy rõ sự tiêu chuẩn hóa rồi. Nó phải là cánh tay trái với khuỷu tay tì trên mặt bàn, phải vuông một góc 90 độ so với mặt bàn, năm ngón tay xòe đưa thẳng.

Hehe, đôi khi bàn tay chỉ được cụp xuống trong những tiết có dự giờ, là tín hiệu để giáo viên nhận biết được là "em không biết câu trả lời, cô đừng kêu em", dù 100 % học sinh dong tay cho xôm tụ.

Chu Mộng Long - Trò chơi ném dép

 

Báo Tuổi Trẻ tường thuật có đầu có đuôi vụ cô giáo và học sinh chơi "trò chơi ném dép" ở Tuyên Quang. Đầu đuôi là cô giáo có "khúc mắc" với học sinh, học sinh "phản ứng" và sau đó diễn ra "trò chơi ném dép". Tuy nhiên, báo không cho biết rõ là "khúc mắc" như thế nào.

Chỉ nói cô giáo "nhắc nhở" một số học sinh ở ngoài chưa vào lớp và "không đồng ý" khi học sinh xin ra ngoài. Chỉ có thế mà kết quả là xung đột diễn ra. Khi cô giáo đã sang dạy lớp khác mà học sinh vẫn kéo nhau sang tấn công cô giáo: nhốt cô giáo lại, chửi bới, ném rác, ném dép vào đầu cô giáo.

Nếu viết một vở kịch dựa trên tường thuật của báo như vậy thì ắt bạn đọc sẽ bảo: Đó là kịch phi lý hoặc là hư cấu một cách khiên cưỡng. Bởi vì nếu cô giáo chỉ nhắc nhở, không cho học sinh ra vào tùy tiện trong giờ học mà dẫn đến học sinh tấn công cô giáo là chuyện không thể xảy ra. Nếu chỉ vì thế mà bị tấn công thì nhà giáo nào chẳng một lần bị ăn đòn?

Lâm Bình Duy Nhiên - Thảm trạng giáo dục

 

Học sinh xúm lại đánh cô giáo. Cô giáo cũng dùng giày dép rượt đuổi và đánh học trò…

Dường như học trò tiểu học hay trung học cơ sở thôi!

Thật ngao ngán và xấu hổ! Liệu đó có phải là một trường hợp lẻ loi hay chỉ là bề nổi của tảng băng ngầm cho cái gọi là nền giáo dục Việt Nam ngày nay?

mardi 5 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Vụ cô giáo bị học sinh xúc phạm ở Tuyên Quang

Vụ cô giáo bị học sinh quây, ném dép, xúc phạm ở Tuyên Quang, mình xem 3 video đã thấy ngờ ngợ về cô giáo. Chắc phải thế nào mới bị bọn học sinh đồng lòng xúc phạm, kể cả mấy đứa con gái. Còn bọn học sinh bố láo mất dạy thì quá dễ thấy rồi. Nên thoạt nhìn là ai cũng muốn chửi bọn chúng đã.

Trong hai video quay bằng điện thoại, cô giáo tỏ ra nhẫn nhục, bất lực, học sinh thì càn quấy, còn tỏ ra chòng ghẹo trêu chọc cô như chọc người có tật. Nên mình đã cảm thấy trước đó cô đã thế nào đó, nên mới bất lực vậy. Lẽ thường phải báo ban giám hiệu và bảo vệ xử lý, có quyền bỏ dạy, bỏ lớp.

Đến khi xem video thứ ba, chắc là camera của trường, cô cũng đuổi theo học sinh để ném giày/dép, đánh học sinh, thì cảm giác của mình thấy đúng hơn một tí. Nhìn động tác thấy cô cũng không vừa. Nhưng mình vẫn chưa dám có ý kiến vì vẫn sợ linh cảm sai!

Hoàng Nguyên Vũ - Cả lớp “hỗn chiến” cô giáo ở Tuyên Quang: Học sinh ngày nay đã không còn coi thầy cô ra gì?

 

Lớp học bị khóa trái cửa. Bên trong là cô giáo và số rất đông học sinh của lớp. Học sinh cố tình trêu tức cô, nói hỗn, châm chọc cô giáo như thể châm chọc người điên ngoài chợ, cái cảnh mà ta vẫn thường thấy trong phim ảnh ở nông thôn bao đời nay.

Cô trong trạng thái không thể bình tĩnh, vác dép đuổi theo “trò ngoan”. Rồi như giữa đảo khỉ, đứa nhảy lên bàn, đứa trèo lên ghế vô thiên vô pháp. Có đứa còn cầm cả cái ghế phang lại cô giáo.

Sau đó, chúng dồn cô giáo vào một góc lớp để đấu tố, nhục mạ. Một học sinh nam chỉ tay năm ngón, nói năng hỗn hào, vênh mặt lên thách thức, sau đó tự dưng lăn đùng ra la làng là cô giáo đánh mình.

samedi 2 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Biệt kinh…kỳ !

 

Đọc báo thấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo của ông Nguyễn Kim Sơn công bố, kể từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc.

Bỗng nhớ lại, sau khi thay bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển (28/06/2006), bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (kiêm phó thủ tướng) "hưng phấn" ban hành "Đề án dạy học & học ngoại ngữ giai đoạn 2008 - 2020" vô cùng hoành tráng, đặt mục tiêu đến 2025 tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai !

Trong khi, thời 2008 giáo viên Anh ngữ cấp 2 + 3 ở vùng sâu, miền núi thiếu trầm trọng, nhiều trường không dạy tiếng Anh. Thấy Nguyễn Thiện Nhân nói tiếng Anh "như gió" mà mình "tiếng có tiếng không", cựu bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển xin người kế nhiệm cho đi học tiếng Anh ở Luân Đôn, bằng vốn ngân sách, dù đã quá tuổi. Báo hại bộ trưởng Nhân phải giải trình thủ tướng Dũng về "tấm gương hiếu học tiếng Anh" của cựu bộ trưởng.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

mercredi 22 novembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Một nền giáo dục mà học sinh phải đi học thêm là một nền giáo dục thất bại!

 

Trước đây chúng tôi rất ít phải học thêm. Các nước tiên tiến, nền giáo dục của họ, cũng không có học thêm. Mà nếu có, thì học thêm các kỹ năng sống, các thứ cần thiết cho việc trưởng thành của một đứa trẻ.

Bây giờ, mỗi một đứa trẻ đã phải cõng trên vai hàng chục cân sách vở. Học cả ngày ở trường. Học đủ thứ với các loại sách vở khác nhau nơi này in nơi kia in. Học đủ thứ các thứ mà nhóm lợi ích này đưa vào nhà trường, nhóm lợi ích khác đưa vào nhà trường.

Chưa bao giờ, con trẻ phải học nhiều thứ như hiện nay. Học không còn thời gian vui chơi. Học không còn tuổi thơ nữa.

lundi 20 novembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Nhớ những năm dạy học ở Củ Chi

 

Trước năm 75 tôi có đi dạy giờ mấy trường tư thục. Lúc ấy thầy giáo dạy từ đệ nhất cấp trở lên gọi là giáo sư.

Dạy giờ là kiểu dạy hợp đồng, dạy giờ nào tính tiền giờ đó, hết niên khóa nếu dạy không đạt yêu cầu, nhà trường sẽ gởi một bức thư từ chối cho niên khóa tiếp. Nếu dạy tốt, được đánh giá cao cũng sẽ nhận thư của nhà trường trân trọng mời ông tiếp tục niên học tới có chữ ký của Hiệu trưởng cùng cái dấu đỏ.

Sau 75, chính quyền mới cho học thêm mấy tháng gọi là bồi dưỡng chính trị và kiến thức của chế độ mới ở trường Đại học Sư phạm Thành phố. Xem như là khóa đầu tiên ra trường của Đại học Sư phạm sau thống nhất. Thi xong chờ phân công. Con của "ngụy quân, ngụy quyền" không được nhận nhiệm sở, đành kiếm nghề khác sống.

jeudi 2 novembre 2023

Huy Đức - Sách giáo khoa và trách nhiệm Nhà nước

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỉ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

lundi 30 octobre 2023

Hoàng Linh - Vì sao tam đại bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo đều 'đội sổ' phiếu tín nhiệm?

 

 "Tín nhiệm thấp" hôm 25-10 tại Quốc hội :

1. Bộ trưởng bộ Giáo dục-Đào tạo, Nguyễn Kim Sơn: 72 phiếu.

2. Bộ trưởng bộ Khoa học-Công nghệ, Huỳnh Thành Đạt: 71 phiếu.

3. Bộ trưởng bộ Văn hóa-Thể thao -Du lịch, Nguyễn Văn Hùng: 62 phiếu.

lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.

dimanche 22 octobre 2023

Tuấn Khanh - “Lưỡng” và “Chôm”

 

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Câu chuyện bộ phim Đất Rừng Phương Nam gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam về nội dung là một chuyện. Nhưng bên cạnh đó, một nội dung khác cần phải được nhắc tới. Đó là chuyện giới trí thức lãnh đạo học đường nhiều nơi, lại tìm cách “lưỡng” tiền của phụ huynh, bằng chuyện ra công văn tổ chức cho học sinh phải đi coi bộ phim này, mà theo ngôn từ của các công văn thông báo là chuyện học tập quan trọng.