Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles

vendredi 24 juillet 2020

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc có nguy cơ ra tòa án quốc tế

Người biểu tình Duy Ngô Nhĩ trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫm lên ảnh bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 01/10/2019. © REUTERS/Huseyin Aldemir/File Photo
Đăng ngày:


Le Monde hôm nay chạy tựa « Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng ». Le Figaro  đặt câu hỏi « Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ? », Les Echos lo lắng với « Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch ». La Croix quan tâm đến « Nguy cơ tân quốc xã tại Đức ». Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố, nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

dimanche 12 juillet 2020

Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị Mỹ trừng phạt vì Tân Cương

Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh chụp ngày 12/03/2019. REUTERS/Jason Lee
Đăng ngày:


Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) 64 tuổi bị đưa vào danh sách đen cùng với ba quan chức cao cấp khác. Trần Toàn Quốc và Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân Cương ; Vương Minh Sơn (Wang Mingshan), giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân (Huo Liujun), cựu bí thư đảng ủy Công an Tân Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.

Lệnh trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công dân Mỹ làm ăn với những người này. Một viên chức bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters, danh sách đen không phải là trò đùa, không chỉ mang tính biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến tên tuổi, hạn chế khả năng di chuyển và kinh doanh.

jeudi 9 juillet 2020

Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đến đàn áp Tây Tạng

Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020. REUTERS - POOL New
Đăng ngày:


Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.

Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi trường là đầu nguồn các con sông châu Á bị suy thoái. Washington cũng khẳng định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây Tạng.

lundi 30 décembre 2019

2019, năm đại xui xẻo của Tập Cận Bình (1)



Biểu tình ở Hồng Kông ngày 22/12/2019 ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc.
(Frédéric Lemaître, LeMonde 30/12/2019) Hồng Kông, vụ lộ tài liệu mật Tân Cương, và sự đối đầu với Hoa Kỳ đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc.

Những lá cờ được giơ lên hôm Chủ nhật 22/12/2019 ở Hồng Kông trong một cuộc biểu tình ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ, là một tổng kết không thể nào hay hơn, về những khó khăn chồng chất mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt vào cuối năm 2019.

Ngoài những băng-rôn đen cổ vũ cho sự độc lập của Hồng Kông – vốn hầu như vắng mặt vào đầu phong trào phản kháng hồi tháng Sáu – người ta còn trông thấy những lá cờ màu xanh của Đông Thổ (Turkestan, tên mà những người muốn độc lập đặt cho Tân Cương), cờ Tây Tạng, cờ Đài Loan, kể cả cờ Mỹ và Úc, thậm chí cờ Liên hiệp châu Âu.

samedi 7 décembre 2019

« Vừa đấm vừa xoa », Trung Quốc thao túng Liên Hiệp Quốc

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2019.


Cây gậy và củ cà rốt

Liên quan đến châu Á, The Economist có bài viết « Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm ». 

Mặc dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến. Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng nhe nanh múa vuốt, còn các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật tự thế giới.

mercredi 4 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Hồng Kông và Tân Cương : Bắc Kinh đừng quên tấm gương Nam Tư

Cách đây đúng 20 năm, Nam Tư bị NATO oanh kích trong suốt 78 ngày (24/03-10/06/1999).

Các nước độc tài kiểu Trung Quốc hay Việt Nam luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.

Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam Tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ" của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết chóc người vô căn cứ...

NATO đã "can thiệp" vô chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên tắc luật quốc tế".

mercredi 27 novembre 2019

Học giả Đức tố cáo Trung Quốc "diệt chủng văn hóa" người Duy Ngô Nhĩ

Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh tư liệu 1/05/2014.

Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề. 

Nhà xã hội học Adrian Zenz, người đầu tiên phát hiện quy mô của các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ, khi trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, 27/11/2019, đã nhấn mạnh Trung Quốc đã dối trá trong một thời gian dài nhằm che giấu sự thật. Ông nói:

« Các tài liệu khẳng định rất rõ và rất chi tiết. Không thể nào nghi ngờ được nữa : Bắc Kinh rõ ràng đã dối trá ! Theo ước tính mới nhất của tôi, có khoảng 1.200 trại cải tạo và từ 100 đến 200 nhà tù. Ít nhất 900.000 người đang bị giam giữ trong các trại này kể từ mùa xuân năm 2017, thậm chí tổng số tù nhân có thể lên đến 1.800.000 người.

mardi 26 novembre 2019

Bầu cử Hồng Kông, China Cables : Bắc Kinh đồng thời lãnh hai cái tát

Các ứng cử viên dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa rồi tại Hồng Kông tập hợp trước trường đại học Bách Khoa (PolyU) ngày 25/11/2019 đòi hỏi phải tìm ra giải pháp.

Bên cạnh những vấn đề trong nước như việc cải cách chế độ lương hưu và cuộc đình công lớn sắp diễn ra, Trung Quốc là chủ đề lớn được các báo Pháp đề cập đến, nhưng để phơi bày những góc cạnh xấu xí của chế độ. 

Tất cả các báo Paris hôm nay đều nói về cú đòn trời giáng mà cử tri Hồng Kông đã dành cho Bắc Kinh trong cuộc bầu cử cấp quận vừa qua. Riêng Le Monde, chạy tựa trang nhất « Ở trung tâm cỗ máy đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc ». Đây là một trong 17 tờ báo quốc tế cùng đăng tải « China Cables », tiết lộ những chỉ thị mật của Bắc Kinh về cách vận hành những trại cải tạo nhằm tẩy não người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 

Phe dân chủ Hồng Kông hạ nốc ao phe thân chính quyền Bắc Kinh 

Trong bài « Phe dân chủ Hồng Kông tặng một cái tát nổ đom đóm mắt cho Bắc Kinh trong cuộc bầu cử »,Le Figaro nhận định, một « đợt sóng màu vàng » đã ập xuống Hồng Kông tối Chủ nhật 24/11/2019, mang theo làn gió mới tiếp sức cho công cuộc phản kháng chống Trung Quốc. 

lundi 25 novembre 2019

« China Cables » : Lời chứng của một người Duy Ngô Nhĩ sau 11 tháng tù

Bên ngoài một cơ sở mang danh là "trường dạy nghề" nhưng thực chất là trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Đạt Phản Thành (Dabancheng), Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/09/2018.

Trong hồ sơ « China Cables » trên Le Monde hôm nay 25/11/2019, có thuật lại câu chuyện của bà Tursunay Ziavdun, một người Duy Ngô Nhĩ khoảng 40 tuổi, đã trải qua 11 tháng trong một « trung tâm giáo dục và đào tạo » của Trung Quốc ở Kunas, tiếng Hoa là Tân Nguyên (Xinyuan), phía tây Tân Cương.

Tursunay nằm trong số các tù nhân được trả tự do nhờ có thân nhân ở nước ngoài, trong trường hợp của bà là ở Kazakhstan, nơi người chồng (quốc tịch Trung Quốc nhưng thuộc thiểu số Kazakhstan) sinh sống. Những lời kể của bà từ Almaty, được Le Monde ghi lại trong hai cuộn video dài, cho thấy chính sách tống giam đại trà người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan đi kèm với sự tùy tiện, đe dọa, dối trá.
Năm 2016, bà Tursunay cùng với người chồng đã định cư nhiều năm tại Kazakhstan quyết định trở về Trung Quốc, vì bà chưa được nhập tịch Kazakhstan và visa hết hạn. Hai vợ chồng không có chút nghi ngờ gì, tuy nhiên Tursunay có chút ngạc nhiên khi gia đình ở Trung Quốc « dường như không được vui khi tôi quay về ».

lundi 18 novembre 2019

Trung Quốc : Những bằng chứng « thanh lọc chủng tộc » người Duy Ngô Nhĩ



Harmony New Village ở Hòa Điền, Tân Cương, nơi giam giữ khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ.
(La Croix 18/11/2019) Nhật báo Mỹ The New York Times có được trên 400 trang tài liệu mật chứng minh từ năm 2014 đã có kế hoạch đàn áp và tiêu diệt « không nương tay » người Duy Ngô Nhĩ và những sắc tộc thiểu số khác theo đạo Hồi ở Tân Cương, Trung Quốc. Trên một triệu người đã bị nhốt vào các trại cải tạo lao động.

Đối với những ai vẫn còn hoài nghi về tiến trình thanh lọc chủng tộc đang diễn ra tại Tân Cương từ nhiều năm qua, các bằng chứng chính thức đã xuất hiện.

dimanche 3 novembre 2019

Dương Quốc Chính - Tử tế với người tị nạn


Thủ tướng Anh Boris Johnson và cảnh sát trưởng Essex tưởng niệm 39 nạn nhân tại Grays, ngày 28/10/2019.
Hôm nọ xem hội luận bàn tròn trên BBC thấy có chi tiết này đồng quan điểm với mình. Đó là lý do khiến người Việt vượt biên sang Anh nhiều chính là vì cả công dân lẫn nhà chức trách ở Anh và Pháp (nơi tập kết trung chuyển) quá tử tế với dân tị nạn. 

Người tị nạn ở Pháp, ở trong trại, còn được các tổ chức thiện nguyện đến cho thức ăn, quần áo, đưa đi tắm giặt... Trốn không thoát thì cảnh sát Pháp thả cho về để...trốn lại ! 

Sang Anh làm việc chui mà bị bắt thì người Anh đối xử cũng tử tế, tạo điều kiện để cho nhập tịch. Cảnh sát Anh có hốt được thì cũng đối xử tử tế văn minh, trả về Pháp cho trốn lại. Kể cả trồng cỏ có bị đi tù cũng sướng.

jeudi 31 octobre 2019

LHQ kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Người Turkistan biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/10/2019 phản đối Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Hoa Kỳ, Anh, Pháp và 20 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc hôm 29/10/2019 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc bắt bớ đưa đi cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi tại Tân Cương.

Trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại sứ Anh Karen Pierce thay mặt 23 nước thành viên đòi hỏi chính quyền Trung Quốc « tôn trọng luật pháp quốc gia, các nghĩa vụ quốc tế và những cam kết về nhân quyền, trong đó có tự do tín ngưỡng, tại Tân Cương và trên toàn quốc ».

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc cùng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Đức trong cuộc họp báo nhấn mạnh, Bắc Kinh « phải khẩn cấp chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác ».

vendredi 6 septembre 2019

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.

mardi 16 juillet 2019

Lá thư Tân Cương và mãnh lực kim tiền của Bắc Kinh

Ảnh minh họa: Cờ Trung Quốc tại một khu trại ở Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/06/2019.

Như chúng tôi đã đưa tin, 22 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, được cho là đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ, trong lá thư đề ngày 08/07/2019 gởi cho chủ tịch Hội đồng. Động thái chưa có tiền lệ này rất được các tổ chức bảo vệ nhân quyền hoan nghênh, đặc biệt là Human Rights Watch.

Đáng ngạc nhiên là chỉ vài ngày sau, xuất hiện một lá thư khác, được 37 nước ký tên, bênh vực chính sách của Trung Quốc. 

Hai lá thư trái ngược về Tân Cương

Nguyên văn lá thư đầu tiên được công khai, còn lá thư thứ hai vẫn chưa công bố cho công chúng. Tuy nhiên cả hai lá thư đều bao gồm yêu cầu được coi là tài liệu của kỳ họp thứ 41 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

jeudi 11 juillet 2019

Hơn hai chục nước kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương

Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019.

Hai mươi hai quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/07/2019 kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, nơi giam giữ trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ. Human Rights Watch hoan nghênh động thái chưa có tiền lệ này.

Trong lá thư đề ngày 8/7 được 22 đại sứ ký tên, các nước phương Tây đòi hỏi Trung Quốc từ bỏ việc tống giam hàng loạt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ; đồng thời bày tỏ quan ngại trước sự giám sát ở tầm vóc quy mô tại Tân Cương.

Lá thư kêu gọi Trung Quốc « tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, trong đó có tự do tín ngưỡng tại Tân Cương và trên toàn quốc », tránh « giam giữ tùy tiện và hạn chế tự do đi lại của người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác ở Tân Cương ».

jeudi 27 juin 2019

Bắc Kinh giở đủ trò để ngăn các nhà báo đến Tân Cương

Cổng chào đang được xây dựng của một trại cải tạo mang danh "trung tâm dạy nghề" ở Dabancheng, Tân Cương.

Dàn dựng ra tai nạn giao thông, giả dạng du khách…Tại Tân Cương, chính quyền đã huy động trí tưởng tượng tối đa để ngăn trở không cho các nhà báo quốc tế đến điều tra về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc bị Liên Hiệp Quốc tố cáo đã bắt một triệu người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo, còn Bắc Kinh biện minh rằng đó là những « trung tâm huấn nghệ » nhằm phòng ngừa Hồi giáo cực đoan.

Khi đi xe trên một con đường dẫn đến một trong những trại cải tạo loại này, mà các phóng viên của hãng tin Pháp AFP đã chứng kiến một cảnh tượng « siêu thực ». Một xe vận tải nhẹ chạy với tốc độ rùa bò về phía một chiếc xe đang đậu trên lề đường, rồi dừng lại khi còn cách vài…milimét để giả làm một vụ đụng xe.

Chỉ trong vài phút, « tai nạn » này đã thu hút một đám đông hiếu kỳ khiến giao thông phải ngưng lại. Mục tiêu của công an đã đạt được : lối vào trại cải tạo đã bị tắc.

mercredi 22 mai 2019

Sau Hoa Vi, Mỹ có thể trừng phạt thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc

Một gian triển lãm của Hikvision tại hội chợ trí thông minh nhân tạo thế giới tại Thiên Tân, 16/05/2019.

Sau khi cho Hoa Vi (Huawei) vào danh sách đen, các mục tiêu sắp tới của chính quyền Donald Trump có thể là năm công ty Trung Quốc sản xuất camera giám sát, đặc biệt là Hikvision chuyên về công nghệ nhận diện, được sử dụng rộng rãi ở Tân Cương. Các hãng tin Bloomberg và Reuters hôm nay 22/05/2019 cho biết như trên. 

Cũng như Hoa Vi vào tuần trước, nay đến lượt Hikvision (Hải Khang Uy Thị) có nguy cơ bị liệt vào danh sách đen, tức là các nhà cung cấp Mỹ phải được chính phủ cho phép mới có thể buôn bán với công ty này. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin của New York Times.

Những nguồn thạo tin khác cho Bloomberg hay, chính quyền Mỹ lo ngại Hikvision lẫn Dahua Technology (Đại Hoa), với các camera có công nghệ nhận diện được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể phục vụ cho gián điệp.

jeudi 2 mai 2019

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.

Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
 
Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai », tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ », chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau

Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.

Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.

samedi 6 avril 2019

Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc bất đồng về thương mại và nhân quyền

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tiếp trước một cuộc họp tại Bruxelles, ngày18/03/2019.

Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và quyền của người thiểu số đang cản trở Liên hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và Reuters biết như trên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp thượng đỉnh với chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. 

Ông Donald Tusk « đã khuyến cáo các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên hiệp Châu Âu ».

mardi 26 mars 2019

Tân Cương : Cứ 6 người dân, có 1 người bị đi cải tạo

Người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động biểu tình trước tháp Eiffel, Paris ngày 25/06/2019 phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

« Công lý cho người Duy Ngô Nhĩ », « Chấm dứt diệt chủng »…Sau cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm Chủ nhật, hôm qua thứ Hai 25/03/2019, ngày chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chính thức viếng thăm nước Pháp, đến lượt khoảng mấy trăm người Duy Ngô Nhĩ xuống đường tại Paris để đòi hỏi vấn đề nhân quyền ở Tân Cương phải được nêu ra với ông Tập Cận Bình.

Tháng Năm năm ngoái, sau khi tiến hành một cuộc điều tra công phu trong một thời gian dài, ông Adrian Zenz, chuyên gia người Đức về Tân Cương, đã ước tính khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở « khu tự trị » phía tây Trung Quốc đã bị tống giam, trong khuôn khổ một chiến dịch « cải tạo về chính trị » được đưa ra vào năm 2017. Phân tích của ông được củng cố với nhiều nhân chứng.Ngay cả một số ngôi sao như Ablajan Awut (được coi là Justin Bieber của người Duy Ngô Nhĩ) và cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Erfan Hezim cũng bị « mất tích ».

Tuần trước tại Genève, trong một cuộc hội thảo được tổ chức bên lề Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên cứu Adrian Zenz đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng bắt người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo đã tăng lên rất nhanh trong năm 2018, cho rằng đây là một sự « diệt chủng về văn hóa ».