Affichage des articles dont le libellé est Chuyện mùa dịch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chuyện mùa dịch. Afficher tous les articles

dimanche 26 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 10

 

Đêm qua lại mất ngủ, nằm trằn trọc suốt đến sáng, cái đầu nghĩ đủ mọi thứ chuyện. Đêm Sài Gòn những ngày cuối của cuộc phong tỏa kéo dài vẫn êm ắng lạ thường. Không nghe tiếng rú của xe, không một tiếng người.

Cách nhà tôi có một appartement và sát đó là một Hotel rất đẹp toàn khách Tây với Đại Hàn. Bình thường khách Tây đi về khuya không ồn ào bằng đám Đại Hàn, xí xa xí xồ ỏm tỏi. Lúc trước thì bực, bây giờ lại nhớ. Bởi đêm khuya còn có âm thanh của con người.

Lại nhớ tiếng rao đêm suốt mấy tháng nay không còn nghe nữa. Đó là giọng khàn khàn của ông bán bánh giò đi trên chiếc xe đạp cũ. Bánh giò nóng đ...â…y. Giọng Bắc kéo dài nghe mệt mỏi giữa khuya vắng. Rồi tiếng lắc của chùm thẻ nhôm của những thanh niên hành nghề đấm bóp. Rồi tiếng rao bánh mì Sài Gòn nóng dòn đặc ruột. Những âm thanh của đêm.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (3)


3.9

Ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu Quốc hội, nhân vụ cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn nhà chức việc vẽ ra đủ thứ giấy tờ, quy định, app này app nọ hành dân. Ông lên tivi nói chỉ có mỗi cái giấy đi đường mà cứ lúng ta lúng túng, hết công an hành tới chính quyền hành, nay đòi thế này, mai đòi thế khác, chỉ khổ dân.

Ông Nhưỡng bảo rõ ràng Hà Nội đã không rút được bài học kinh nghiệm qua 2 lần dịch trước, cứ gây phiền hà cho dân. Ông ví dụ, đã có căn cước công dân gắn chip rồi, quản lý hiện đại 4.0 rồi, sao lại còn đòi giấy đi đường.

Cũng cái vụ hành dân đó, bác Nguyễn Thiện cho rằng nhà nước thực hiện bí quyết để người dân không dám ra đường là tạo ra ma trận, bày thật nhiều giấy tờ, thủ tục rắc rối khiến cho họ ngán ngẩm, chán chường, tặc lưỡi thà ở nhà cho rồi. Dù biết rằng ở nhà thì đói, bệnh tật, căng thẳng, có khi phát điên.

vendredi 24 septembre 2021

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (2)


22.8

Trung ương quyết định điều động quân đội giúp Sài Gòn chống dịch. Ông Phan Văn Giang đại tướng bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố phen này không thắng không về. Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tivi kêu gọi vì miền Nam ruột thịt, cả nước hướng về miền Nam ruột thịt. Như không khí chiến tranh.

Ông anh vợ tôi bảo nghe mấy ổng nói cứ ghê ghê, nhất là mấy câu vì miền Nam ruột thịt, gợi một thời muốn quên đi. Vì một lần đã đủ khổ tới giờ, nay lại vì nữa thì biết chạy đi đâu.

Nhớ hôm trước, ngồi với nhau, thằng Tân hát mấy câu trong bài “Đời chưa hết giặc là ta chưa về” của nhạc sĩ Huy Du, rằng “Thế quyết giữ trọn tình đất nước, anh em ta ơi. Ngày mai sẽ được cả đất nước, anh em ta ơi”, nó bảo hóa ra mấy ổng tham thật, quá bằng đi xâm lược, chiếm đất của người ta.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 8

 

Mấy hôm nay trên mạng râm ran chuyện Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vaccin Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc.

Việt Nam đang thiếu vaccin trầm trọng. Muốn mở cửa, điều kiện quan trọng là phải có tỉ lệ chích vaccin cao trong cộng đồng. Lãnh đạo Việt Nam gần đây đã đi khắp nơi để xin, để mua vaccin. Từ ông Vương Đình Huệ đến ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước. Nhưng hình như chẳng xin được bao nhiêu. Ừ thì xin không được thì mua, nhưng mà mua vaccin Tàu thì dân không khoái lắm.

Hơn nữa sở dĩ dân mạng nói nhiều chuyện này là vì trong nghị quyết này cho thấy việc mua bán này ta bị ép quá, mua trả tiền chứ có phải đi xin đâu. Giá cũng đắt chứ không hề rẻ. Thế mà ta bị nằm kèo dưới bị ép đủ điều. Đọc qua văn bản mà tức anh ách.

jeudi 23 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Ai cứu người dân Sài Gòn ?

 

Tôi biết anh 6 năm trước, khi có người thuê tôi khám cho một bệnh nhân ở Cần Thơ. Anh ấy đại diện cho nhóm từ thiện để đi cùng tôi. Thật tiếc là bệnh nhân ấy không muốn chữa bệnh. Bệnh nhân muốn để tình trạng bệnh tật để còn dễ… xin tiền, nên chỉ chấp nhận cho các bác sĩ điều trị nửa vời.

Thế rồi tôi bắt đầu để ý đến anh ấy. Cứ cuối tuần là anh ấy đi. Hết miền Đông đến Miền Tây, hết Sài gòn đến miền Trung… Anh chuyển tiền, gạo, đồ ăn, thuốc men… mà các nhà hảo tâm nhờ anh tặng cho những mảnh đời bất hạnh. Thường thì anh gặp họ, rồi đăng lên, và các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển. Cứ thế, đã 6 năm nay, tuần nào tôi cũng thấy anh đi như vậy.

Thế rồi dịch đến. Khi thấy mình ở Đà Lạt, mà bà con Sài Gòn không thể mua được rau. Tôi đã mua rau chuyển xuống. Anh là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Không ngờ, anh không làm như xưa nữa. Anh đi hàng ngày, và anh lo cho hàng mấy trăn người dân Vĩnh Lộc, từ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, từ bánh mì, đến gạo, nước mắm, nước tương, cá, rau…

Cù Mai Công - Sài Gòn mưa đá, cầu vồng và một tháng « giãn cách nghiêm » (23/8 - 23-9-2021)

 

Đêm trước ngày “bộ đội nhập thành” 23-8-2021, Sài Gòn mưa lớn. Dân Thủ Đức lẫn dân mạng ngạc nhiên lẫn xí xào bàn tán trận mưa đá hiếm có ở thành phố mới Thủ Đức.

Gần hết một tháng “giãn cách nghiêm”  (chính quyền không dùng “thiết quân luật” vì thực tế chính quyền dân sự vẫn nắm quyền, dù có giới nghiêm, một biện pháp thường kèm theo thiết quân luật), bầu trời Sài Gòn chiều 21-9 xuất hiện cầu vồng đôi. Dân mạng lại một lần bàn tán, hy vọng vì cầu vồng đôi thường mang lại “điềm lành”.

Sau một tháng “giãn cách nghiêm”, thực tế số ca nhiễm mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn cao. Ngày 22-8, số ca nhiễm trên dưới 200.000 ca thì đến tối 22-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 353.655 ca, tăng hơn 150.000 ca.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (1)

 

Dịch Vũ Hán (mà người ta quen gọi thành Covid-19) hai năm qua đã tàn phá cả địa cầu, nhân loại chứ không riêng gì xứ ta. Đúng là “bức tranh vân cẩu, con người tang thương”.

Nhà cháu chỉ ghi nhanh ghi vội những gì xảy ra trong bức vân cẩu ấy, biên chép thô thôi, không có ý trau chuốt gọt giũa, thậm chí gác cả những quy tắc ngữ pháp. Đưa chúng lên đây cho mọi người cùng đọc, nếu ai (nhà văn, nhà viết sử) có ý định sử dụng, nhà cháu cũng chẳng hẹp hòi gì. Lịch sử luôn là của chung.

Do ghi chép dài, mỗi lần nhà cháu chỉ đưa 1.000 chữ cho dễ đọc. Thời gian cũng có thể lộn xộn không theo trình tự, nhưng đảm bảo sự chân thật.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 7


Mở đầu chuyện lan man hôm nay cũng lại là chuyện chọc ngoáy. Ông bạn nhà báo về hưu của tui vừa đưa lên trang của anh về chuyện anh đã được ngoáy lần thứ 5, nghe hãi thật.

Lại thêm đọc tin này lại ngơ ngác tự hỏi tại sao thế? Tin có tít như thế này: Người Thành phố Hồ Chí Minh được xét nghiệm như thế nào đến 30.9? Theo đó, học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học sẽ được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp tần suất 7 ngày một lần.

Nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, cán bộ công nhân viên các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam...cũng ngoáy theo tần suất thế. Nhân viên, người phục vụ sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần.

mercredi 22 septembre 2021

Đỗ Ngọc - Người về qua nhà…

 

Bà nằm viện mấy tháng, tuổi già sức yếu, như cây nến lụi dần ở tuổi 90. Nến chưa tắt thì bà dương tính với covid, được chuyển từ bệnh viện đến bệnh viện dã chiến. Cầm cự được 10 ngày thì bà yếu hẳn.

Cô bác sĩ “truyền hình” trực tiếp video call giây phút cuối của bà cho vợ chồng con trai bà. Anh khóc òa như đứa trẻ, xót thương mẹ không người thân kề cận phút sinh ly tử biệt.

Bác sĩ thay vợ chồng anh từ biệt mẹ. Cô nói to “Bà nghỉ bình an bà nhé. Bà có nghe con nói không?”. Qua màn hình điện thoại, anh thấy cơ mặt mẹ cử động rồi bà thở hắt, máy đo chỉ số sinh tồn về vạch ngang bằng 0.

Tiểu Vũ – Sài Gòn, bao nhiêu mất mát chia lìa

 

Một túi đồ vẫn còn nguyên vẹn do người con gửi đến cho mẹ đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến số 16 (Thành phố Hồ Chí Minh). Trên gói đồ có lời nhắn "Mẹ ơi cố lên".

Nhưng người mẹ này mãi mãi không có cơ hội để mở túi đồ ra, vì bà đã mất. Mất khi chưa kịp chạm vào yêu thương hy vọng từ gia đình con cái người thân của bà gửi đến.

Sài Gòn của tôi buồn vậy đó. Những người mắc cúm Tàu thường qua đời đơn độc trong bệnh viện, lúc họ mất không có người thân bên cạnh, không có ai để nói lời trăn trối cuối cùng...Ra đi như thế sao cho đành lòng.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 6

 

Đêm qua Tết Trung thu, thấy người Hà Nội đổ ra đường đông nghẹt mà ớn lạnh. Người Hà Nội dũng cảm quá. Nể thiệt. Dân chơi không sợ mưa rơi là đây chứ tìm đâu. Có lẽ họ đã được chích vaccin đầy đủ rồi mới gan thế chứ, mà toàn thuốc Anh, Mỹ thì ngon rồi.

Theo các chuyên gia đánh giá, nhiều người dân thủ đô đã quá khinh suất khi tràn ra đường chơi Trung thu trong khi toàn thành phố vẫn giãn cách theo Chỉ thị 15. Người ta nghĩ rằng nỗ lực chống dịch ở Hà Nội có thể đổ bể sau đêm Trung thu.

Đôi khi việc đổ ra đường kiểu này lại cho ta một phép thử. Nếu trong những ngày tới, Hà Nội không tăng người nhiễm dịch thì có thể kết luận là nếu được tiêm chủng đầy đủ thì chuyện bung ra đường không gây nguy hiểm gì. Các tỉnh thành khác có thể qua đó mà rút kinh nghiệm để giảm giãn cách. Còn ngược lại, số người nhiễm tăng thì là một bài học. Nhưng nếu thế thì bài học phải đổi lấy sinh mạng con người, giá đắt quá.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 5

 

Hôm nay là Trung thu. Có lẽ là một cái Tết Trung thu buồn nhất ở đất Sài Gòn. Phố không đèn hoa, quầy bánh. Những ngõ nhỏ, những hẻm sâu nhà nhà khép cửa, đầu xóm dây vẫn giăng, kẽm gai vẫn kéo. Những đứa trẻ ngồi buồn, người lớn nằm lo.

Trung thu năm nào thành phố này cũng có mưa, Sài Gòn khó mà được ngắm trăng rằm đêm thu. Nhưng mùa dịch này, còn được đông đủ cả nhà, còn được ngồi xem ti vi, còn được nghe tiếng cười của cháu con dù trong bụng đang lắm điều lo cũng là hạnh phúc rồi.

Ngoài kia biết bao đứa trẻ đón Trung thu khi chẳng còn cha mẹ, ông bà. Biết bao bà mẹ, ông bố đang ở tuyến đầu chống dịch chưa được về với con. Và còn bao nhiêu bệnh nhân đang ở ranh giới sinh tử trong cơn dịch bệnh. Biết bao gia đình đêm Trung thu thắp nén nhang trên bàn thờ có thêm mấy hũ cốt. Người có gia đình đang được bình yên trong đại dịch là hạnh phúc, dù Trung thu héo hắt, lặng lẽ đang đến và đi qua, để lại một kỷ niệm buồn khó quên.

lundi 20 septembre 2021

Cù Mai Công - Vầng trăng nào cho Sài Gòn mùa Trung thu Covid ?

 

Đường Tân Hòa Đông chạy qua hai quận 6 và Bình Tân. Ở hai bên ngã tư Tân Hòa Đông – An Dương Vương – Phan Anh (ranh giới hai quận) có hai rào chắn hai bên, hàn cứng. Mỗi rào lại có hai lớp, cách nhau ba, bốn mét.

Đó không phải là điểm rào chắn hiếm hoi có hàn khu vực này. Có lẽ bà con ở đây đa số dân lao động, rào sơ sơ như khu trung tâm là bà con “thông chốt láng”. Chắc nhân sự không đủ ngồi đó canh, hàn lại cho “chắc ăn”.

Tuần rồi, có bệnh nhân ở một con hẻm trên Tỉnh lộ 10 phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân đi cấp cứu bệnh. Xe cấp cứu tới. Bà con trong hẻm phải lấy búa phá chỗ hàn.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 4

 

Buổi sáng còn ngủ nướng thì nghe chó sủa rần rần, chạy ra balcon nhìn xuống thấy một đoàn y tế đang đến phố chọc mũi. Xế trưa thì nghe khách sạn cách nhà ba căn đã phát hiện một F0, dây đã giăng cách ly tại chỗ.

Xem như chọc mũi cả dãy phố chỉ bóc được một con F0, không biết tốn bao nhiêu tiền cho bữa chọc ngoáy này. Khu này từ hổm rày được xem như là khu xanh mà, hai đầu vẫn giăng dây và kẽm gai gọi là bảo vệ vùng xanh, người ngoài không được vào, người ra phải có giấy.

Đọc báo thấy có tin Doanh nghiệp tự mua kit test của Việt Nam được Bộ Y tế công nhận có giá từ 120.000 - 150.000 đồng một kit. Theo ghi nhận của báo, giá test nhanh tại các cơ sở y tế tư nhân trên dao động từ 180.000 - 350.000 đồng/người, tùy thuộc vào loại kit test.

dimanche 19 septembre 2021

Nguyễn Tập - Sữa cho con

 

Gần trưa nắng khá gắt, đi ngang cầu Nguyễn Tri Phương thấy mấy đứa nhỏ đang chơi quanh một phụ nữ ngồi xe lăn nên tôi dừng lại hỏi thăm.

Người phụ nữ gầy nhom, giọng run run: “Em tên Phan Thị Ngọc Thủy, 40 tuổi, bị tai biến. Trước dịch mướn nhà ở gần Xóm Củi, hết tiền đóng trọ nên ra đây”. Ông chồng bại liệt tên Huân, 50 tuổi, ngồi cách đó không xa, thấy tôi hỏi chuyện cũng quặt quẹo đi tới.

Đứa lớn Bích Châu, 12 tuổi ngồi chơi bên thành cầu. Đứa giữa Gia Hân, 5 tuổi, đu sau xe lăn. Còn bé út Mỹ Huyền, 2 tuổi, thì khóc ằng ặc trong lòng mẹ. Nó ở truồng, chân ghẻ tùm lum vì “bị muỗi chích rồi lở ra”. Sao con bé khóc dữ vậy? “Nó đòi sữa đó anh. Hôm hổm người ta có cho mấy hộp sữa tươi, mà uống hết lâu rồi”.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 3

 

Nửa đêm hôm qua, Sài Gòn mưa lớn, sấm sét nổ như đạn pháo kích. Không ngủ được đành nằm nghe mưa. Mưa buồn như Sài Gòn đang buồn trong mùa dịch.

Mấy tháng rồi nằm nhà, căn phòng im thật im, không còn tiếng xe, không còn tiếng người cười nói dưới phố, ngoài ngõ, không còn những sinh hoạt bình thường. Nhiều lúc cứ ngỡ thế giới đang đứng lại, cuộc sống đang ngừng lại. Thật ra nó vẫn trôi.

Nhìn hai chiếc kim đồng hồ trên tường vẫn nhích và hiểu rằng mình đang bị đánh cắp mất một quãng thời gian của cuộc đời. Một đoạn đời lặng lẽ với nhiều lo âu và buồn chán.

Đỗ Duy Ngọc - Lan man lắm chuyện 2


Tối hôm qua, đang chuẩn bị đi ngủ thì có điện thoại của một ông bạn ở bên Tây gọi về. Sau khi thăm hỏi đúng lệ thường, anh quay qua nói về vụ ông Thủ tướng quay mấy ông lãnh đạo ở Tiền Giang và Kiên Giang mà anh vừa xem được.

Anh hỏi tui có phải ông Thủ tướng chơi khăm mấy ông cán bộ ở miền Tây không? E hèm! Chuyện cũ rồi mà còn quan tâm chi nữa cha nội. Nhưng mà tui cũng nêu quan điểm riêng của tui trong chuyện này.

Đây có lẽ là lần đầu tiên, chuyện như thế này được công khai trên báo, trên đài cho công chúng xem. Từ khi có Đảng đến nay, mới có chuyện đem cái chuyện không hay chút nào của tổ chức ta bày ra cho toàn dân hiểu.

Nguyễn Phương Yến - Vaccin tâm linh

 

Nam mô na nô cô vắc!

Vaccin là khoa học, thế mà công ty Nanogen lại mời cả thầy chùa về cúng trước ngày hội đồng đạo đức y sinh thông qua.

Tưởng chỉ cầu cúng ở chùa, ai ngờ cúng tại công ty luôn.

samedi 18 septembre 2021

Cù Mai Công - Chuẩn bị sống chung với Covid nhìn từ rào gai, chốt chặn

 

Trưa 14-9, trước một con hẻm giăng lưới B40, rào kẽm gai chằng chịt nhiều lớp trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, có cảnh đau lòng: một bà cụ khoảng 65 tuổi quyết liệt vượt chốt ra ngoài bằng đôi tay gầy gò, đen đủi. Chiếc nón lá và bộ quần áo cũ mèm cho thấy bà là một người lao động nghèo, rất nghèo.

Không rõ bà ra ngoài làm gì, nhưng chắc chắn không phải là dạo chơi. Đường phố Sài Gòn lúc này vắng tanh, buồn thiu có gì để ngắm. Với động tác vượt chốt, rõ ràng bà đã có kinh nghiệm leo rào này nhiều lần: mặc quần ngắn để không vướng kẽm gai, ném chiếc bao nhựa ra ngoài trước rồi leo qua.

Rào chắn là hình ảnh quen thuộc suốt mấy tháng nay ở TP.HCM với hàng vạn, mấy vạn rào. Chỉ nội Gò Vấp đã có hơn 3.000 con hẻm. Đủ kiểu, từ giăng dây, kéo kẽm gai cho đến bàn ghế cũ, xe đẩy, xe tải, bảng hiệu quảng cáo, cành cây, giàn giáo… Có gì rào nấy, hiệp đồng chủng loại mà ai cũng thấy.

vendredi 17 septembre 2021

Vĩnh Thắng - Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ…

 

Chiều nay mình đứng trước một cái xe vịt quay, tần ngần, suy nghĩ rồi quay đi…

Chợt thấy mình giống như mình 35 năm trước, khi làm thầy giáo nghèo đến ngày lãnh lương!

Hồi đó lãnh lương 300 đồng/1 tháng. Giá gạo tám là 17 đồng/1 kg; giá nước mắm ở Bách hóa trước bệnh viện Sùng Chính là 10 đồng/1chai;Giá xe buýt một chặng Sàigon-Chợ Lớn là 1 đồng.