Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa xã hội. Afficher tous les articles

lundi 11 septembre 2023

Huy Đức - Diễn biến hòa bình

Nhân Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam, ông Nguyễn Cảnh Bình gửi tặng tôi một bộ 5 cuốn sách; sách lịch sử và các kiến thức về nền dân chủ Mỹ.

Nhớ, đầu năm 2002, bác sĩ Phạm Hồng Sơn dịch bài viết “Thế Nào Là Dân Chủ”, đăng trên website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam rồi phổ biến bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương. Ngày 06-03-2002, ông viết bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam", gửi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và các cơ quan báo chí.

Hai mươi mốt ngày sau, 27-3-2002, bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị bắt. Tháng 6-2003, ông bị tuyên án 13 năm tù [phúc thẩm giảm xuống còn 5 năm tù và 3 năm quản chế].

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Thông - Quốc khánh

 

Hôm nay 02.09, xứ này gọi là ngày quốc khánh, hoặc ngày độc lập, tết độc lập.

Các nước trên địa cầu hầu như nước nào cũng có ngày quốc khánh. Theo từ nguyên, quốc nghĩa là nước, khánh là mừng, vui mừng, ăn mừng (khánh tiết, khánh thành, khánh hạ, lễ mừng thọ lục tuần đại khánh...). Quốc khánh, hiểu nôm na, là ngày lễ ăn mừng, vui mừng của một quốc gia.

Xưa nay, các nước trên thế giới thường chọn ngày quốc khánh là ngày gắn với sự kiện trọng đại, có ý nghĩa bậc nhất của nước ấy. Rồi hằng năm, cứ tới ngày tháng đó thì kỷ niệm quốc khánh. Nước Mỹ là 04.07, Pháp chọn 14.07, Trung Quốc 01.10, Việt Nam 02.09 (lưu ý là « ngày » 2 tháng Chín chứ không phải « mùng », bởi mùng chỉ dùng cho âm lịch).

vendredi 1 septembre 2023

Đoàn Bảo Châu - Bạn nhìn thấy gì? Cảm thấy gì?

 

Thẩm mỹ viện JT Angel phát quà từ thiện ngày 31.08.2023 tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

Hai tấn rưỡi gạo đã “bốc hơi” trong vòng 5 phút, 3 người ngất xỉu phải đi cấp cứu, cổng viện bị đạp đổ, hai bàn gỗ vỡ tan, chiếc xe Range Rover bị móp nóc, vỡ kính, xước xát. Năm trăm phong bì 300 ngàn đồng phải dừng không được phát như kế hoạch.

Người dân quá khổ sau 48 năm được "giải phóng". Thiên đường xã hội chủ nghĩa nhất định không phải của dân. Thiên đường là của quan tham, lợi dụng kẽ hở, sự lỏng lẻo của luật pháp để kiếm lợi chứ không phải của đám đông.

jeudi 24 août 2023

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (5)

 

Đừng có lừa mị, cả vú lấp miệng em. Tôi thấy trên hệ thống báo chí truyền thông của các ông bà cầm quyền, trên mồm các giáo sư tiến sĩ lý luận Mác - Lê rặt những lời xưng tụng bài viết của ông đứng đầu, nào là sáng suốt, đổi mới, đột phá, soi đường...

Thôi, giọng mấy ông giáo sĩ sống bằng lý luận như Hoàng Chí Bảo, Đức Dũng, Tạ Ngọc Tấn hoặc đám Đối diện nhố nhăng không nói làm gì, họ không khen thì chính họ có mà đói rã họng.

Còn những lời có cánh khác là của ai? Của ông tổng bí thư đảng cộng sản Thụy Sĩ, của ông trưởng ban tuyên giáo Cuba, ông tổng bí thư đảng lao động Mexico, ông trưởng ban tuyên huấn Lào, ông cựu đảng viên cộng sản Đức, ông công an Lào từng học ở Việt Nam, của tay giáo sư lý luận đảng cộng sản Trung Quốc, của tay cộng sản Nga chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội…

jeudi 20 juillet 2023

Khổng Đức Thiêm - Về ông Hoàng Chí Bảo, chuyên gia kể chuyện bác Hồ

 

I

Nhân có người gửi tới tôi một đoạn băng ghi lại buổi nói chuyện của anh Hoàng Chí Bảo về bác Hồ, và nghi ngờ về trình cao siêu của diễn giả. Tôi là người về Viện Mác Lê và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh muộn nên không có vinh hạnh được tiếp cận và nghe anh rao giảng lần nào.

Tôi bèn phải hỏi một đồng nghiệp hiểu về anh Bảo khá sâu sắc và dưới đây là lời kể của anh:

Anh Hoàng Chí Bảo là người Hà Nội, bố mẹ mất sớm, phải ở với anh chị. Lớn lên học hành, làm giáo viên Văn cấp 2 tại Đông Anh, Hà Nội. Từ đây, đi thi đại học, bị trượt. Sau này, được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc 5. Sau khi tốt nghiệp anh được cử đi làm nghiên cứu sinh tại AOH Liên Xô, năm 1986 bảo vệ luận án Triết học. Thế cho nên khi về Viện Mác Lê, có người cứ muốn đưa chuyện anh ấy chưa tốt nghiệp đại học nào cả nhưng có người ngăn.

dimanche 9 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (2)

 

Hồi tôi vào lớp 8 (năm 1969), lớp đầu cấp 3 hệ 10 năm, cả thôn có 4 đứa học trường huyện, đều nhà nghèo. Thuộc diện nói như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp "chúng tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ là nông dân", trường cách nhà hơn 3 cây số, xa thế nhưng tinh đi bộ, hôm nào cũng phải dậy từ sáng sớm.

Không có đồng hồ, chả biết đâu mà lần, cứ căn theo gà gáy và tiếng người đi chợ thì dậy. Riêng lão Cước cùng lớp, cùng tuổi nhưng tôi gọi bằng chú, có chiếc đồng hồ Nicle hai kim, kim xanh kim đỏ. Cũng chả nhớ nước nào sản xuất. Đeo oai lắm, ai hỏi giờ, thỉnh thoảng chú Cước tôi vung tay quay một vòng rõ rộng rồi mới trả lời.

Hồi đó người ta truyền tai nhau câu “Ni cờ le vừa nghe vừa lắc”. Muốn biết nó đang chạy hay không phải áp sát vào tai nghe tiếng tích tắc, nếu đã chết thì lắc mạnh nó mới chạy lại. Tôi ngờ lắm, mấy lần hỏi giờ, lão Cước đều ấp úng, hình như chỉ đeo để tán gái, cô Vân Chi mậu dịch viên cửa hàng bách hóa huyện chứ không cốt xem giờ.

jeudi 6 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Xóa « nạn mù chữ »

 

1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.

Sau tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trả lời phỏng vấn đăng trên báo ‘Cứu Quốc’ ngày 21/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Ngay sau đó, chiến dịch ‘bình dân học vụ’ đã được tiến hành rầm rộ để xóa “nạn mù chữ”. “Nạn mù chữ” của năm 1946 là không biết đọc, không biết viết.

mardi 27 juin 2023

Nguyễn Thông - Chuyện cúp điện (2)

 

Không biết tự hồi nào, các nhà lãnh đạo xứ ta đặt ra tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới bằng bốn chữ ngắn gọn “điện, đường, trường, trạm”. Điện đứng hàng đầu, ưu tiên 1, sau đó mới tới đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Bất cứ ông bà cốp nào từ trung ương tới tỉnh khi về làm việc ở nông thôn, trò chuyện với nông dân cũng thủ sẵn bốn chữ ấy, cho nó thiết thực, thời sự, theo kịp thời đại, và nhất là để lấy lòng bà con chân lấm tay bùn. Quê hương đang tối tăm lầy lội, nghe các ông bà ấy hứa, ai mà chả sướng. Đêm vẫn thắp đèn dầu nhưng lòng đã le lói ánh điện xã hội chủ nghĩa.

Nhân thể biên thêm. Đám lãnh đạo xứ này có truyền thống lập ngôn, tuyên ngôn. Hồi xưa ông cụ luôn nhắn nhủ dân chúng “nước ta ở xứ nóng khí hậu tốt, rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, nhân dân dũng cảm và cần kiệm, các nước anh em giúp đỡ nhiều”, nghe xong tinh thần lại lên bừng bừng.

dimanche 18 juin 2023

Thọ Nguyễn - Phố 17 Tháng Sáu

 

Ở Đức có nhiều con đường mang tên "Phố 17 Tháng Sáu“. Ở Berlin còn có Quảng trường 17 Tháng Sáu“. Nhưng không phải người Đức nào cũng biết ý nghĩa của ngày này. Nhất là người dân Đông Đức.

Hôm nay nước Đức kỷ niệm 70 năm cuộc nổi dậy 170-6-1953. Cuộc nổi dậy của hơn một triệu người lao động Đông Đức hôm đó đã bị xe tăng Liên-Xô đè bẹp. Có 55 người đã chết, hàng ngàn người bị thương, khoảng 10.000 người bị bắt.

Khi đó nước Cộng hòa Dân chủ Đức mới thành lập chưa đầy 4 năm (07.10.1949). Nhà nước cộng hòa non trẻ này là nơi người ta muốn thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa của triết gia Đức Karl Marx.

lundi 29 mai 2023

Lê Xuân Nghĩa - Kỳ vậy ta?

 

- Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Để cứu mình, Việt Nam đã mở toang cửa để bang giao với “kẻ thù không đội trời chung” là Đế quốc Mỹ và bọn Tư bản bóc lột.

Khi mà nội lực xem như không còn gì, quan hệ quốc tế gần như bị cô lập hoàn toàn thì không hề sợ hãi, không hề sợ bị thôn tính chế độ. Và quyết sách đó đã đúng.

- Cũng vì dũng cảm bang giao với “phía đối lập” mà Việt Nam chúng ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế và uy tín trên trường quốc tế như ngày hôm nay. Vậy tại sao lại luôn sợ hãi “âm mưu thâm độc của Đế quốc Mỹ và phương Tây” đe dọa sự tồn vong của chế độ?

dimanche 21 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (5)

 

Tốt nghiệp đại học tháng 12.1976, tháng 4.1977 tôi khăn gói quả mướp xuống tàu biển Thống Nhất ở bến Chùa Vẽ, Hải Phòng vào Nam, hành nghề dạy học.

Mấy tháng chờ việc ở quê nhà, thày bu tôi thương thằng con gần 4 năm đói dài đói rạc nên bồi dưỡng chút thức ăn có chất đạm bù lại. Tôi 4 tháng được ăn cơm trắng, rau cỏ vườn nhà, cá mú vùng quê lúc ấy cũng khá rẻ, nên trông đã ra cái hồn người, đã có tí da tí thịt. Khi biết tôi phải vào Nam, thày tôi động viên, bảo miền Nam lúa gạo tôm cá nhiều, vào trong ấy chắc đỡ hơn ngoài bắc mình, con ạ.

Cầm tờ "công vụ lệnh" (quyết định phân công công tác), tôi ra trụ sở ngân hàng nhà nước gần bến Bính đổi tiền được 90 đồng tiền miền Nam, ra tiếp bến Chùa Vẽ xếp hàng mua được cái vé tàu khách Thống Nhất hạng 90 đồng (có 3 hạng: 60, 90, 120, loại 60 bao giờ cũng hết trước). Nhờ trình công vụ lệnh nên được ưu tiên, chứ có nhiều người xếp hàng mấy ngày vẫn không mua nổi, nhỡ chuyến thì phải chờ hơn chục ngày sau mới xếp hàng tiếp.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (4)

Khoai lang ăn nhiều bị nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo.

Ăn khoai rãi cũng có nguyên do, bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

vendredi 19 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (3)

 

Nhiều khi cơm độn cũng chả đủ cho nhà đông miệng ăn, nhiều gia đình phải dùng đến cách độn gián tiếp là ăn thật nhiều rau củ. Độn vào bữa ăn chứ không phải chỉ riêng nồi cơm.

Nhà tôi sau khi đã vào hợp tác xã cũng thiếu gạo như những nhà xã viên khác, cơm chỉ hai lưng bát mỗi người nên rau thành món độn. Có những bữa, rửa rau muống cả rổ sề, chỉ luộc chấm mắm cáy thôi, thế mà cũng ăn hết.

Mùa nào thức ấy, canh rau cải, rau tập tàng (tập tàng là tên chỉ nhóm rau gồm những loại rau dại như rau sam, rau dền, rau muối… nấu chung với nhau), mướp, rau ngót, ngọn khoai lang, ngọn bí, đọt bầu, mùng tơi… chiếm lĩnh mâm cơm, cứ xanh ngăn ngắt. May mà ăn rau nhiều không chán, lại sẵn nữa, không thì chết đói. Thày tôi động viên “cơm không rau, ốm đau không thuốc”.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (1)

 

Cách đây mấy hôm, trên phây cô nhà văn Phan Thúy Hà (tác giả những cuốn sách lừng danh như Gia đình, Đừng kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, Qua khỏi dốc là nhà...) kể chuyện một anh bộ đội sau khi đánh nhau ở miền Nam, hết chiến tranh trở về quê nhà Nghệ Tĩnh, anh không ngờ người quê mình đang tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đói đến thế. Có chi tiết buồn thảm kinh lắm, tôi không tiện biên ra đây.

Chợt nghĩ, mình chính là chứng nhân lịch sử của thời đen tối đói kém ấy, sao không ghi lại để góp vào cái bảo tàng đói kém mà thể chế này đã tạo nên, dù họ cố tình lờ đi.

Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết "ăn độn" là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, đâm ra thắc mắc độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn…

vendredi 12 mai 2023

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản (2)

 

Phim ảnh và văn hóa

Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng,  Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.

Trong khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản nhưng không cấm xem phim Ba Lan.

dimanche 7 mai 2023

Hiệu Minh - Điều không thể lý giải về…Tư bản

 

Nhân chuyện Chủ tịch nước mình sang dự lễ đăng quang Vua Charles III bên London, mình băn khoăn từ thời xưa, Marx, Engel, Lenin từng lên án bọn vua quan bóc lột, rồi tư bản thối tha. Thế rồi mọi thứ thay đổi, dân ta đi khắp nơi, kể cả sang tư bản.

Cách mạng tháng 10 (1917), chủ nghĩa cộng sản đã lan truyền, kéo theo hơn một nửa nhân loại mơ ước về một trái đất không còn cảnh người bóc lột người, thế giới đại đồng. Nhưng từ giấc mơ đến hiện thực, nhân loại cần 70 năm để chiêm nghiệm. Chủ nghĩa tư bản thối tha nhưng hàng hóa thì không

Thời trẻ tôi được học trong trường, chủ nghĩa tư bản bóc lột người, đưa lợi nhuận lên hàng đầu, giữa họ không có tình người.

vendredi 14 avril 2023

Thọ Nguyễn - Tàn dư xô-viết (2)

 

(Tiếp theo)

Trong các nước thuộc Liên-Xô cũ thì Ukraine có nền kinh tế hùng mạnh nhất, có thể tự sản xuất từ tiểu liên AK47 đến tên lửa, xe tăng và cả máy bay. Đất nước 45 triệu dân từng sở hữu bom hạt nhân cho đến năm 1994 nên về lý thuyết, có đủ tiềm năng khôi phục lại vũ khí này.

Ukraine với diện tích bao la hơn 600.000km², với nền nông nghiệp trù phú nhất châu Âu chính là hậu phương hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Nền giáo dục phát triển ở đây đào tạo ra lực lượng tin học đông đảo hàng đầu châu Âu v.v…

Bên cạnh đó Ukraine còn được cả một liên minh quốc tế hùng hậu tiếp viện về vật chất, từ liều thuốc kháng sinh, bông băng quân y đến tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard. Hơn 30.000 binh sĩ Ukraine đã và đang được huấn luyện ở các nước NATO. Hàng ngày, hàng giờ họ được tình báo phương tây cung cấp các loại thông tin quan trọng.

samedi 8 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (3)

 

Suốt mấy chục năm ròng rã chế độ xã hội chủ nghĩa, ban đầu ở miền Bắc, sau tháng 4.1975 lan tiếp cả miền Nam, việc phá rừng chặt cây được coi là chủ trương kinh tế.

Rừng trong con mắt và bộ óc nhà cai trị chỉ có giá trị khai thác gỗ, hoặc là đất hoang, phải biến thành đất nông nghiệp trồng lương thực, rau màu. Tất cả những cuộc vận động đi khai hoang, lập quê mới, xây vùng kinh tế mới, thực chất là đi phá rừng.

Nhà cai trị chỉ chú ý đến phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên, chứ gần như không quan tâm tới vấn đề môi trường, sinh thái tự nhiên. Nếu trước kia để giành độc lập, họ sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì giờ đây để có “củ khoai củ sắn thay cơm” họ chả ngại chi chuyện phá rừng. Có thực mới vực được đạo Mác - Lênin, đạo xã hội chủ nghĩa, thì “rừng thiêng nước độc” đâu nghĩa lý gì bởi không đem lại lúa ngô khoai sắn đỗ.

mercredi 21 décembre 2022

Lê Học Lãnh Vân - Đọc Linh Nghiệm

 

Lúc ấy, khoảng năm sáu ngày sau khi Linh Nghiệm xuất hiện trên báo Văn Nghệ, tôi được đọc truyện ngắn ấy tại Vancouver do một người quen cầm tay từ Sài Gòn.

Cảm nhận đầu tiên là thích thú. Một vật gì đó được đi tìm, dù người tìm chưa biết là vật gì nhưng số đông vẫn đi theo! Tôi tin rằng đa số người theo dõi thời sự và quan sát thời cuộc hiểu ngay thông điệp truyện ngắn muốn truyền tải. Họ dễ hiểu nhân vật Hinh trong Linh Nghiệm tượng trưng cho ai, vật mà nhân vật đó tìm kiếm tượng trưng cho cái gì, và đám đông đi sau tượng trưng cho đám đông nào…

Cảm giác thứ hai là khâm phục tác giả. Năng lực khái quát cao cùng lòng dũng cảm thực đáng ngưỡng mộ! Xin đặt mình trong môi trường chuyên chính và toàn trị của xã hội những năm đầu thập niên 1990 để hiểu lòng khâm phục của người viết bài này!