Affichage des articles dont le libellé est Bất đồng chính kiến. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bất đồng chính kiến. Afficher tous les articles

mercredi 9 décembre 2020

Không gian chính trị thu hẹp ở châu Á, Việt Nam bị xếp hạng « đóng cửa »


Phát thanh ngày 09.12.2020

Theo báo cáo thường niên của CIVICUS Monitor được The Diplomat trích dẫn hôm 08/12/2020, hiện nay gần 90% dân châu Á sống tại các quốc gia mà xã hội công dân bị đóng kín, đàn áp hoặc ngăn trở.

Báo cáo của tổ chức toàn cầu chuyên theo dõi không gian chính trị và xã hội dân sự qua việc tôn trọng các quyền tự do căn bản tại 196 nước, được xếp vào năm nhóm « cởi mở », « thu hẹp », « ngăn trở », « hạn chế », « đóng cửa ». Tổng cộng năm nay chỉ có 13% dân số thế giới sống tại các nước « cởi mở » và « thu hẹp », cho thấy không gian chính trị đang xấu đi trên thế giới.

Riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chỉ có Đài Loan được đánh giá là « cởi mở ». Có 9 nước xếp loại « ngăn trở », 9 nước « thu hẹp », và 4 nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên được cho là « đóng cửa » với xã hội công dân. 

dimanche 22 novembre 2020

Hoàng Hải Vân - “Tả” và “Hữu, con đường nào cho Việt Nam tôi ?


Tôi đã viết nhiều về tả khuynh (left-wing) và hữu khuynh (right-wing) trong chánh trị, cái tút này không nhắc lại lịch sử các khái niệm cùng các diễn biến và phân cực của từng phái.

Chỉ nhắc lại tóm tắt một số nội dung căn bản về chính sách của từng phái trong chánh trị thế giới, điển hình là trong chánh trị Anh – Mỹ, với chừng mức có thể tham khảo cho Việt Nam :

PHÁI HỮU : Tôn trọng tự do cá nhân và bảo vệ quyền tài sản của người dân, chủ trương giảm thuế và duy trì một chính phủ nhỏ gọn (little government). Duy trì một chính sách an sinh xã hội đủ để chăm sóc người yếu thế không có khả năng lao động và hỗ trợ dân chúng gặp rủi ro bất trắc, không lấy tiền của người giàu để phân phối lại cho những người có sức lao động nhưng lười biếng không chịu làm việc.

mardi 3 novembre 2020

Đặng Sơn Duân - Những mối quan hệ đổ vỡ trong một nước Mỹ từ lâu đã chia rẽ

 


Bàn về sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ 4 năm qua, sẽ khó tìm thấy một ví dụ mang tính đại diện và nổi tiếng hơn gia đình Conway.

Kellyanne Conway là một trong số những phụ tá ít ỏi còn lại trong "đội hình chiến thắng" năm 2016, cho đến khi từ chức vì lý do gia đình vào tháng 8.2020.

Nếu Trump quả thật là một Voldemort như những người căm ghét ông bị ám ảnh, thì Kellyanne hẳn phải là Bellatrix Lestrange, thủ hạ trung thành nhất của Chúa tể hắc ám.

jeudi 25 juin 2020

Lê Nguyễn Hương Trà - Liên tục gây rúng động về những vụ bắt bớ!



Sáng nay (24/6) công an Hà Nội và công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ chị Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư; ngoài ra bà Nguyễn Thị Tâm (Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo điều 117 BLHS.

Trong sự kiện thảm khốc Đồng Tâm 9/1, đây là những người đầu tiên đưa lên Facebook, cung cấp nhiều thông tin về vụ việc. Ngay cả các viên chức của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng tiếp xúc với Trịnh Bá Phương để trao đổi về cuộc bố ráp, tập kích Đồng Tâm!

dimanche 15 mars 2020

Tạ Duy Anh - Người giải phẫu chế độ Trung Quốc



Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. 

Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn diễn ra ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989.

Năm 2010 tôi có dịp lần đầu đến Trung Quốc, được nghe anh bạn người Trung Quốc kể lại là chính quyền kiểm soát chặt thông tin về sự kiện này đến mức cứ vào mỗi dịp kỷ niệm, số 4 và số 6, chữ TỨ và chữ LỤC lại tự động biến mất trên hệ thống mạng tìm kiếm của Trung Quốc vài hôm?

dimanche 1 mars 2020

Nguyễn Huệ Chi – Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ



Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. 

Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. 

Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

mardi 25 février 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức


Phải dành một ngày quên đi chuyện Covid-19 để tưởng nhớ đến một người rất quan trọng: Hòa thượng Thích Quảng Độ (*). Thầy mới qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong hai chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.

Hai hòa thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lý do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hòa thượng rất ư khác nhau.

dimanche 23 février 2020

Dương Quốc Chính - Thích Quảng Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất



Cụ Thích Quảng Độ thuộc thành phần phản động đời đầu, kể từ khi nước Việt Nam thống nhất. Nên anh em phản động mầm chồi bây giờ có thể không rõ về cụ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cũng ít người biết, do hiện nay nó là bất hợp pháp.

Mình biết đến hai cái tên này từ hồi bé bé, còn nghe đài địch (chưa có internet). Hồi đó, 199x, còn có chuyện Phật giáo ở Huế biểu tình to lắm, đốt cả ô tô của công an. Những chuyện kiểu này sử sách không có chép lại, nên anh em phản động bây giờ ít biết.

GHPGVNTN thành lập từ năm 1964, sau biến cố Phật giáo khiến Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Giáo hội này thống nhất các tổ chức Phật giáo miền Nam lại, chủ yếu là thống nhất hai nhánh Phật giáo Bắc Tông (du nhập từ miền Bắc, từ Trung Quốc sang) và Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy, từ Ấn Độ sang). 

Chỉ có một tờ báo Việt Nam đưa tin hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch



Nhạc sĩ TuấnKhanh :


Theo các dòng tin tức, báo Tuổi Trẻ ở Saigon là tờ báo thời sự duy nhất của nhà nước Việt Nam, đã xé rào, bất thường đưa tin một cách đàng hoàng về việc hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời, trên trang điện tử.

Nhưng chỉ vài giờ đồng hồ, bài đã bị gỡ xuống. Trang tin báo lỗi tin học 404, như loại lỗi biểu trưng của cả hệ thống tuyên truyền.

Không ai ngạc nhiên cả. Ngàn năm sau, người cộng sản vẫn vậy mà thôi. Nhưng dẫu sao, cảm ơn những người làm báo đã bàn bạc, tranh cãi và quyết đưa lên trang tin, dù chỉ vài giờ.

Trần Trung Đạo - Chiều đông



(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa. 

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông. 

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.

Mạnh Kim - Thích Quảng Độ 1928-2020, những ngày tháng biến động



Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975…

Ngay sau 30-4-1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị “đi cải tạo”. Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22-11-1975. 

Trong bản tuyên bố để lại, Đại đức Thích Tuệ Hiền viết: Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…”.

samedi 22 février 2020

Tuấn Khanh - Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, mất mát lớn của Phật giáo Việt Nam


Hòa thượng Thích Quảng Độ năm 2007.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.

Hòa thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận vì luôn khẳng định sự độc lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự thỏa hiệp với nhà nước vô thần. Ngài đã bị chính quyền Việt Nam sau 1975 bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 - 1980.

Vào năm 1995 hòa thượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngài cũng từng bị bắt giam trở lại sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt vài năm 2007.

mercredi 27 novembre 2019

Việt Nam : Sáu nhà hoạt động bị kết án vì cáo buộc chống Nhà nước

Facebooker Nguyễn Chí Vững trước tòa án Bạc Liêu, ngày 26/11/2019.

Tại Việt Nam hôm qua 26/11/2019, sáu nhà hoạt động đã bị kết án từ 2 đến 9 năm tù trong những phiên tòa khác nhau, do cáo buộc có các hoạt động chống phá Nhà nước.

Ông Phạm Văn Điệp, 51 tuổi, bị lãnh bản án nặng nhất là 9 năm tù, do ông sử dụng Facebook để phổ biến các bài viết bất lợi cho chính quyền về các vấn đề cưỡng chế đất, sự thô bạo của công an hay nạn tham nhũng. Cư trú tại Nga, ông bị tòa án Thanh Hóa cáo buộc đã nhiều lần về nước để xúi giục và tham gia các cuộc biểu tình " bất hợp pháp".

Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng « bản án đã được ấn định trước », và cho AFP biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo. Vài ngày trước phiên tòa, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi trả tự do lập tức cho ông Phạm Văn Điệp, cho rằng tất cả những gì ông đã làm trong 17 năm qua « chỉ là bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng, và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng ».

lundi 16 septembre 2019

Huy Đức - Cuối cùng đã tưởng nhớ cụ Bùi Bằng Đoàn



Lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn, trưởng ban thường trực Quốc hội (cha của cố nhà báo Bùi Tín) tại Hà Nội ngày 16/09/2019.  Ảnh TTXVN

Không chỉ được nhớ như một vị quan thanh liêm, theo VOV: "Trong 12 năm làm việc dưới triều vua Bảo Đại, cụ Bùi Bằng Đoàn đã có công lớn trong việc sửa đổi luật pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời, biên soạn và ban hành một số luật mới, cải tiến tổ chức các tòa án, đào tạo các thẩm phán và đội ngũ nhân viên tư pháp..."

Không chỉ "dưới triều vua Bảo Đại" mà dưới triều Nguyễn và các vương triều trước đó cũng có rất nhiều đại quan yêu nước, thương dân... 

Chỉ khi nào, có một chính thể, hằng năm tôn vinh những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân chứ không chỉ tôn vinh những "công thần của chế độ" thì dân tộc mới trường tồn được. 

vendredi 24 mai 2019

Việt Nam : Số lượng nội dung bị Facebook kiểm duyệt tăng 500%


Facebook đã tăng số lượng nội dung bị hạn chế truy cập ở Việt Nam trên 500% trong nửa cuối năm 2018, theo báo cáo công bố hôm nay 24/05/2019 của mạng xã hội này, trong bối cảnh Hà Nội gia tăng trấn áp các nhà ly khai trên mạng.

Báo cáo về minh bạch của Facebook cho biết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, đã hạn chế truy cập 1.553 bài đăng và 3 tài khoản ở Việt Nam, so với sáu tháng đầu năm là 265 bài. Việc « hạn chế » này có nghĩa là một bài đăng trên Facebook không thể xem được ở một số quốc gia vì vi phạm luật lệ địa phương.

Một phát ngôn viên Facebook nói với Reuters : « Đôi khi chúng tôi phải hạn chế truy cập nội dung vì vi phạm luật của một nước nào đó, cho dù không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng », và mỗi lần như thế đều có thông báo cho tác giả.

vendredi 30 novembre 2018

Huy Đức - Nên đặc xá Trần Huỳnh Duy Thức



Cho đến nay, một cựu lãnh đạo Cục An ninh kinh tế (A17 cũ) vẫn cho rằng, vụ Trần Huỳnh Duy Thức đã bị chính trị hoá. Hành vi "chống phá" đáng kể nhất của anh là lập ra hai blogs: Change We Need - nói những chuyện khuất tất trong gia tộc Nguyễn Tấn Dũng; Trần Đông Chấn - chỉ trích các chính sách của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Giờ đây, nhiều bài viết từ trước 2009 của anh, đọc lại, chúng ta vẫn thấy rất là tâm đắc. 

Từ Công ty tin học Duy Việt (1994) cho tới công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc. 2000), Trần Huỳnh Duy Thức và cộng sự đã chứng minh các anh đủ năng lực và khát vọng để "Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới."

mercredi 14 novembre 2018

Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức


Giáo sư Chu Hảo phát biểu tại một hội nghị ở Hà Nội, ngày 11/07/2014.

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là các học giả, các giáo sư và nhà nghiên cứu, những người đã dành phần lớn sự nghiệp và cuộc sống của chúng tôi cho việc nghiên cứu Việt Nam. Đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp thế giới, chúng tôi thường đi đầu trong việc thúc đẩy sự hiểu biết về Việt Nam, cũng như việc học tiếng Việt và hợp tác giáo dục quốc tế. Là một phần của công việc này, chúng tôi thường xuyên tìm kiếm nguồn tài trợ và các cơ hội khác cho sinh viên và học giả Việt Nam đến thăm, học tập và làm việc tại các trường đại học, các khoa và các viện nơi chúng tôi nghiên cứu và giảng dạy.

Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10.

lundi 5 novembre 2018

Thư ngỏ về việc TS Chu Hảo bị Đảng kỷ luật - Đợt cuối; 262 người ký



THƯ NGỎ
Kính gửi:

  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””, “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

jeudi 1 novembre 2018

Thư ngỏ về TS Chu Hảo (cập nhật đợt 3)



THƯ NGỎ
(cập nhật đợt 3; 238 người ký)

Kính gửi:

-          Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

-          Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam 

            Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

mardi 30 octobre 2018

Nguyên UVTƯ Nguyễn Đình Bin đề nghị rút lại kỷ luật GS Chu Hảo


Ông Hồ Chí Minh khóc xin lỗi quốc dân đồng bào vì những sai lầm trong cải cách ruộng đất.

ĐỀ NGHỊ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG RÚT LẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT GS CHU HẢO

1). Là một đảng viên đã có hơn 56 năm tuổi đảng và đã có một khóa được tham gia Ban chấp hành Trung ương (1996-2001), luôn canh cánh vì sự nghiệp vẻ vang và trọng trách của Đảng đối với dân tộc ta và Tổ quốc ta, tôi thực sự vui mừng và nhiệt liệt hoan nghênh Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ sau Đại hội XII, đã làm được rất nhiều việc để thực thi các nghị quyết TƯ về công tác thanh, kiểm tra, góp phần rất tích cực chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, lấy lại và nâng cao niềm tin của đông đảo nhân dân và cán bộ, đảng viên đối với Đảng.

2). Nhưng, từ mấy hôm nay, tôi lại rất buồn và lo lắng trước quyết định vừa công bố của UBKTTW về thi hành kỷ luật đối với GS Chu Hảo.