Affichage des articles dont le libellé est Bài đăng trên RFI. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bài đăng trên RFI. Afficher tous les articles

mercredi 28 décembre 2022

Covid làm dân Trung Quốc tỉnh thức, đẩy Tập Cận Bình ngạo nghễ vào ngõ cụt


Đăng ngày:

Trên nền đen, L'Express đăng ảnh các thanh niên biểu tình mang khẩu trang, với dòng tít « Chiến lược zero Covid : Thất bại của Trung Quốc ». Cũng với nền đen và cảnh sinh viên biểu tình đang hô khẩu hiệu, Le Point chạy tựa lớn « Khi Trung Quốc tỉnh thức » và dòng tít phụ « Ba mươi ba năm sau Thiên An Môn, những người hùng mới của tự do. Họ thách thức chế độ độc tài lớn nhất thế giới ». The Economist chọn màu đỏ cho trang bìa với chiếc bóng màu đen của một thanh niên đang ngồi bó gối, chân bị xiềng bằng chiếc cùm đầu mút tròn có những gai nhọn tua tủa như con virus, nhấn mạnh « Thất bại Covid của Trung Quốc ». 

Trung Quốc, Nga, Iran : Tham vọng soán ngôi phương Tây thành ảo vọng


Đăng ngày:

Trang nhất Libération hôm nay nói về Covid, viêm phổi trẻ em, cúm, ba dịch bệnh xuất hiện cùng một lúc trong khi bệnh viện đã quá tải và việc chích ngừa còn chậm. La Croix quan tâm đến việc nghiệp đoàn bác sĩ đa khoa kêu gọi đình công hôm nay và ngày mai để đòi tăng giá khám bệnh. Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận giá địa ốc tiếp tục giảm. Le Monde tố cáo sự gian dối của các quỹ đầu tư tự xưng là sinh thái. Phong trào phản kháng ở Trung Quốc cũng là chủ đề được các báo bàn luận nhiều ở trang trong, bên cạnh hồ sơ Ukraina.

Zero Covid làm cơn giận bùng nổ

« Cách mạng giấy trắng », cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919


Đăng ngày:

Bị khóa kín tứ bề, người dân chết cháy


Libération dẫn lời nhà nghiên cứu Úc Nathan Ruser cho biết có ít nhất 56 cuộc biểu tình đã diễn ra tại 18 thành phố để biểu lộ tình liên đới với 10 người Duy Ngô Nhĩ bị chết cháy trong tòa nhà bị phong tỏa ở Urumqi. Trong bài « Tại Tân Cương, vụ hỏa hoạn đã đổ dầu vào lửa », tờ báo kể tên một số nạn nhân, từ một em bé 5 tuổi vui cười trong hình với món đồ chơi Siêu nhân cho đến một bà mẹ hai con, tất cả đã bị thiêu sống hôm thứ Năm 24/11 ở Urumqi.

Làn sóng biểu tình ở Trung Quốc : Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản bị công khai thách đố


Đăng ngày:

Làn sóng biểu tình chống zero Covid ở Trung Quốc và chiến tranh Ukraina là hai chủ đề chia nhau trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa « Covid : Phẫn nộ dâng cao ở Trung Quốc », tương tự với Libération « Trung Quốc, một sự phẫn nộ dễ lây lan ». Le Monde cho biết « Tại Donbass, quân Nga ngã rạp dưới sự quan sát của drone Ukraina », còn Le Figaro nhận thấy « Cuộc chiến tranh ở Ukraina gây căng thẳng tại Nga ».

« Tại Trung Quốc, zero Covid giết nhiều người hơn cả con virus »

mardi 27 décembre 2022

Himars thành biểu tượng cuộc chiến tranh Ukraina, vũ khí Mỹ lên ngôi


Đăng ngày:

Trang bìa L'Obs kỳ này dành cho người dẫn chương trình truyền hình Cyril Hanouna có nhiều ảnh hưởng mà tuần báo cho là nguy hiểm. Le Point tố cáo những trùm băng đảng mới, giàu có, bạo lực cùng các đường dây buôn ma túy. Courrier International nói về một thế hệ đấu tranh cho môi trường với các biện pháp gây chú ý. Trên trang nhất L'Express là tổng thống Mỹ Biden đang tươi cười, xung quanh nào là trực thăng, hỏa tiễn...chạy tựa « Hoa Kỳ, người thắng lớn trong cuộc chiến ».

NATO hồi sinh, Hoa Kỳ tăng ảnh hưởng

« Tình báo nhân dân » giúp Ukraina làm nên chiến thắng Kherson


Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Tựa chính của Libération hôm nay tập trung cho cuộc điều tra về các trường dạy nghề lợi dụng chính sách của Nhà nước, Le Figaro đề cập đến tranh cãi về dự luật cấm đấu bò do phe cực tả đề nghị. Le Monde lưu ý « Trung Quốc bị cầm tù bởi chính sách zero Covid của mình », Les Echos chạy tựa trang nhất « iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc ». Ở các trang trong, chiến tranh Ukraina và World Cup chiếm lượng bài vở nhiều nhất.

Thông tin quý giá giúp pháo binh tiêu diệt quân Nga

Về Ukraina, đặc phái viên Le Monde nhấn mạnh đến « Vai trò chính yếu của những người ủng hộ ở Kherson » : trong thời gian bị quân Nga chiếm đóng, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của quân địch.

Chiến tranh Ukraina quá ác liệt, phương Tây lo cạn kho vũ khí


Đăng ngày:

Cuộc chiến tranh cường độ cao chưa từng thấy kể từ Đệ nhị Thế chiến ngốn mất một lượng lớn vũ khí của cả hai bên. Mỹ đã viện trợ cho Ukraina 2/3 số hỏa tiễn Javelin, Stinger trong kho ; và vừa đặt hàng hơn nửa tỉ đô la tên lửa dùng cho Himars. Sản xuất khó thể theo kịp tiến độ cuộc chiến – có lúc Nga bắn tới 60.000 đạn pháo/ngày. Vũ khí thông minh của phương Tây rất hiệu quả, nhưng công cuộc chống xâm lăng của Kiev lại cần số lượng lớn khí tài thông thường.


Nga dội bão lửa, Mỹ mở kho giúp Ukraina đạn pháo, hỏa tiễn

Chín tháng sau khi Nga tấn công vào Ukraina, lo ngại đang tăng lên về khả năng đồng minh duy trì nhịp độ cung cấp vũ khí cho Kiev. Le Monde chạy tựa trang nhất « Kho vũ khí phương Tây dưới áp lực ». Theo các chuyên gia quân sự, trong giai đoạn cao điểm vào mùa hè, Nga đã bắn đi 60.000 quả đạn pháo mỗi ngày, Ukraina 20.000 quả. Sau đó con số này giảm xuống « chỉ » còn 20.000 một ngày phía Nga và 7.000 phía Ukraina. Trang web Oryx chuyên đếm số vũ khí bị phá hủy của mỗi bên dựa theo bằng chứng video, ước lượng quân đội Nga đã mất trên 1.500 xe tăng kể từ ngày 24/02, tức phân nửa số xe đang hoạt động.

Từ ''vũ khí im lặng'' của cầu thủ Iran đến Bakhmut tang thương nhưng anh dũng


Đăng ngày:

Trực tuyến trước toàn thế giới, cầu thủ Iran từ chối hát quốc ca

Trong bài xã luận « Từ Qatar đến Teheran », La Croix chú ý tới sự kiện hai tháng sau cái chết của cô Mahsa Amini tại Iran, đến lượt các cầu thủ đội tuyển quốc gia bày tỏ sự phản đối chế độ trên chương trình truyền hình trực tiếp trước toàn thế giới.

Kiev khó chấp nhận đàm phán với Nga vì đang có ưu thế trên chiến trường


Đăng ngày:

Cho đến khi tái chiếm Kherson, vẫn còn có thể mong chờ một sự thương thảo. Nhưng giờ đây khả năng này không còn nữa. Đối với Kiev, cái mốc phải là tháng 1/2014, trước khi Matxcơva chiếm Crimée. Chín tháng qua, đã có gần 100.000 nạn nhân mỗi bên, hàng triệu người Ukraina phải di tản, những thành phố biến thành gạch vụn, Nga liên tục phạm tội ác chiến tranh. Matxcơva không thể « mất » Crimée, nhưng Kiev làm sao dừng lại ở biên giới 24/02, sau những hy sinh vô bờ và những chiến thắng ngoạn mục ?


Kherson trước nỗi lo bị Nga oanh kích

Đặc phái viên La Croix cho biết về « Nỗi sợ bị trả đũa sau khi Kherson được giải phóng ». Một tuần sau khi quân đội Ukraina tiến vào thành phố chiến lược Kherson, chấm dứt 8 tháng chiếm đóng, niềm vui vẫn rộn ràng nơi người dân Kherson, nhưng xen lẫn với mối lo nay trở thành tiền tuyến. Một số cư dân tìm cách rời thành phố. 

lundi 26 décembre 2022

Ở thế thượng phong hậu Kherson, chiến thắng trong tầm tay Ukraina ?


Đăng ngày:

Sau chiến thắng Kherson, Ukraina sẽ tấn công những nơi nào ?

L'Express đặt câu hỏi « Sau khi giải phóng Kherson, quân đội của Kiev sẽ còn tiến đến đâu ? ». Rất nhiều ngày sau khi quân Nga đã rút đi hôm 11/11, cư dân Kherson tiếp tục tập hợp tại quảng trường Tự Do, phất những lá cờ màu xanh vàng mừng chiến thắng. Ukraina mong có được những cảnh vui tươi như vậy trong những tháng tới, sau khi đã giành lại được hơn phân nửa số diện tích bị chiếm từ sau ngày 24/02.

Hỏa tiễn rơi ở Ba Lan : NATO kềm chế, Putin tỏ ra vô trách nhiệm


Đăng ngày:

Tựa chính của Les Echos hôm nay nói về áp lực lên doanh nghiệp, La Croix về những xoay sở của người nghèo, Le Figaro đề cập đến chủ trương bảo hộ của Mỹ. Libération dùng nền đen cho trang nhất, với bức ảnh một phụ nữ cầm cây đèn cầy leo lét sau khung cửa, với dòng tít « Ukraina, nỗi sợ mùa đông ». Le Monde chạy tựa « Hỏa tiễn rơi xuống Ba Lan, NATO căng thẳng ». Các báo đều dành nhiều trang trong hoặc xã luận cho sự kiện này, tất cả đều có cùng nhận định : NATO đã tỏ ra kềm chế. 

Ba Lan xử sự bình tĩnh trước Putin vô trách nhiệm

Giải phóng thành phố Kherson, Ukraina bước vào thế trận mới


Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Nga bị cô lập tại hội nghị được Zelensky gọi là « G19 »

Chiến tranh Ukraina, hội nghị G20, Trái Đất có 8 tỉ cư dân, vấn đề di dân tại châu Âu, đó là các chủ đề chiếm trang nhất báo Pháp hôm nay. Les Echos cho biết Nga bị lên án « mạnh mẽ » tại G20, bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo dự thảo thông cáo chung, « đa số các nước thành viên » họp tại Bali tố cáo những hậu quả tai hại của cuộc chiến đối với thế giới. Chữ « chiến tranh » đã được sử dụng, trước thất vọng của phía Matxcơva - vẫn tiếp tục nói về « chiến dịch quân sự đặc biệt ». 

Xâm lược Ukraina, Nga có nguy cơ vuột mất Trung Á


Đăng ngày:

Bất ngờ Trung Á !

Một số nhà lãnh đạo Trung Á đã gây ngạc nhiên khi tỏ thái độ, đôi khi trực tiếp. Chẳng hạn hôm 17/06 tại Diễn đàn Kinh tế Saint-Pétersbourg, tổng thống Kazakhstan phải trả lời một câu hỏi gây bối rối : có sẵn sàng công nhận các « nước cộng hòa ly khai » Donetsk và Luhansk ? Trước mặt Vladimir Putin, ông Kassym-Jomart Tokaiev đáp : « Nếu quyền tự quyết được áp đặt khắp nơi trên thế giới ; sẽ có trên 600 nước thay vì 193 thành viên Liên Hiệp Quốc hiện nay. Chắc chắn sẽ hỗn loạn ».

Ukraina, từ chiến thắng Kherson đến giấc mơ hòa bình


Đăng ngày:

Kherson, chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng

Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng Quốc phòng Nga loan báo đã « tái phối trí » 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, « không để lại một ai phía sau ». Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy. 

dimanche 25 décembre 2022

Nga phải rút khỏi Kherson : Chiến thắng ấn tượng của Ukraina


Đăng ngày:

Vì sao Nga liên tiếp thất bại ? Trên thực tế, những cái tát đã nhận được rất sớm, những thành công ban đầu là nhờ tính bất ngờ của cuộc xâm lăng. Ukraina nay giữ thế công, và đang tiến gần đến chiến thắng. Phải rút quân khỏi Kherson, Matxcơva sẽ dựng lên câu chuyện yêu chuộng hòa bình - Nga luôn tìm ra một cái cớ đẹp đẽ cho các cuộc rút quân, thực chất là bại trận. 


Le Figaro đặt câu hỏi « Tại sao Nga từ bỏ Kherson ? » với Cédric Mas - nhà sử học quân sự, Viện trưởng Action Résilience, vốn theo dõi chặt chẽ cuộc chiến Ukraina ngay từ đầu.

Bị sức ép lớn từ Ukraina, Nga đành rút khỏi Kherson

Đến lượt thủy quân lục chiến Nga tố cáo cấp trên nướng quân


Đăng ngày:

Tuy tựa chính có khác nhau, từ bạo lực của phe sinh thái quá « tả », vấn đề trợ tử cho đến việc hãng xe Renault tổ chức lại hoạt động, nhưng bầu cử giữa kỳ ở Mỹ và chiến tranh ở Ukraina vẫn là thời sự quốc tế được chú ý nhất. 

Ukraina trước chiến lược « chiến tranh địa ngục » của Nga

Le Monde chạy tựa trang nhất « Ukraina : Chiến tranh của Nga nhắm vào tâm lý thường dân » : Nếu không thắng được cuộc chiến thì biến chiến tranh thành không thể chịu đựng nổi đối với đối thủ. Hơn 250 ngày sau khi tung ra « chiến dịch quân sự đặc biệt », Nga đứng trước thực tế là dù hỏa lực áp đảo và bắt thêm hàng trăm ngàn lính quân dịch, quân đội Nga không thể thắng nổi, ít nhất là trong những tháng tới.

Câu chuyện của 560 tân binh Nga bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn


Đăng ngày:

Bị đem con bỏ chợ, hàng trăm tấm « bia đỡ đạn » đã uổng mạng


Về cuộc chiến tranh ở Ukraina, trong bài « Sự phẫn nộ của những người lính bị động viên tại Nga », thông tín viên Le Figaro ở Matxcơva kể lại câu chuyện của 560 thanh niên vùng Voronej, đông nam nước Nga bị bắt lính. Họ bị đưa tới vùng Donbass, bỏ mặc dưới mưa đạn và nhiều người đã mất mạng.

« Pháo đài Trung Quốc » và nguy cơ xung đột vũ trang với Mỹ


Đăng ngày:

Bắc Kinh chuẩn bị cho dân chúng về trừng phạt và xung đột

Trong bài bình luận « Pháo đài Trung Quốc », Le Figaro nhận định Đại hội Đảng lần thứ 20 kết thúc với quyền hành tuyệt đối nằm trong tay Tập Cận Bình, nay là chủ tịch mãn đời được sự hỗ trợ của tất cả sáu ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Sự tập trung quyền lực này gắn liền với ý định biến Trung Quốc thành một pháo đài để nhảy lên dẫn đầu toàn thế giới vào khoảng năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngành thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu là xây dựng một thế giới hậu phương Tây, mạnh được yếu thua, tự do và nhân quyền bị cấm cản, ý thức hệ mác-xít và ý đồ đế quốc đứng trên kinh tế.

''Sách đen về Vladimir Putin'' : Nước Nga hậu cộng sản thành thế lực phá rối


Đăng ngày:

« Cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin »

 Ảnh bìa L'Express tuần này đưa chân dung tổng thống Nga trên nền đen và dòng tựa « Putin, cuốn sách đen : Mafia, KGB, ý tưởng, tàn bạo... » với bài viết độc quyền là trích đoạn điều tra của hai nhà sử học Galia Ackerman và Stéphane Courtois về Vladimir Putin.

« Tôi mong cuốn sách này là cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin, và là viên đá đầu tiên cho tòa án quốc tế sẽ kết án giới tinh hoa Nga đã tạo ra mọi việc » - Stéphane Courtois thẳng thừng nói. Năm 1997, nhà sử học từng gây tiếng vang lớn với cuốn « Sách đen về chủ nghĩa cộng sản » tiết lộ tầm cỡ tội ác của chế độ xô-viết. Để soạn thảo « Sách đen về Vladimir Putin », ông Courtois kết hợp với đồng nghiệp Galia Ackerman, chuyên nghiên cứu về thế giới hậu Liên Xô, tập hợp các chuyên gia giỏi nhất về Nga để tìm hiểu vì sao một trung tá bình thường, hầu như vô danh cách đây 25 năm, lại có thể trở thành một Sa hoàng mới ?

Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina : Vì sao Nga đảo ngược quyết định?


Đăng ngày:

Tranh cãi về việc Bộ Nội vụ Pháp dự định cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài làm những công việc đang thiếu nhân công, nạn bạo hành phụ nữ, hội nghị các giám mục Pháp tại Lộ Đức (Lourdes), những dấu hiệu sụt giảm tiêu thụ đầu tiên là những vấn đề trong nước chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, Matxcơva nối lại thỏa thuận ngũ cốc, dấu ấn cựu tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ở Mỹ được đề cập nhiều nhất.

Nga dọa không được, đành buông vì lực bất tòng tâm

Liên quan đến Ukraina, Libération giải thích « Phong tỏa giao thông trên Hắc Hải : Vì sao Matxcơva đảo ngược quyết định ». Sau khi rút khỏi thỏa thuận cho phép các tàu buôn chở ngũ cốc Ukraina xuất khẩu đi qua hôm thứ Bảy, Nga lại tham gia từ hôm qua, thứ Tư. Trên thực tế, các tàu hàng vẫn tiếp tục sử dụng hành lang hàng hải này, bất chấp các đe dọa của Kremlin.