Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles

mercredi 18 novembre 2020

Iran nín thở chờ những loạt đạn cuối cùng của Donald Trump


Đăng ngày:

Tựa chính các báo Paris hôm nay 18/11/2020 tập trung vào thời sự nước Pháp. Libération chạy tít « Doanh nghiệp nhỏ và cuộc chiến Black Friday ». Le Figaro quan tâm đến việc hai bộ trưởng Nội Vụ và Tư Pháp giới thiệu dự luật nhằm « củng cố các nguyên tắc cộng hòa » chống Hồi giáo cực đoan. « Covid : Làm thế nào chống lại thuyết âm mưu » là tựa chính của Le Monde. Les Echos nói về « Kế hoạch mới của bộ Tài Chính cho những lãnh vực bị thiệt hại » vì đại dịch.

Riêng La Croix băn khoăn trước việc hai nước thành viên phủ quyết kế hoạch tái thúc đẩy và ngân sách châu Âu, chạy tựa « Ba Lan, Hungary : Liên hiệp Châu Âu bị kẹt vào bẫy ». Ở các trang trong, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước khác trong thời gian sắp tới được đề cập nhiều nhất.

Teheran hồi hộp chờ loạt trừng phạt mới của ông Trump

samedi 7 novembre 2020

Lê Văn Luân - Ngăn Trung Quốc bằng một sự yếu nhược ?

Phải nói rằng, như một nhận xét quan trọng của Tocqueville, nước Mỹ sẽ chia rẽ và trở nên mong manh hơn, lộ ra nhiều điểm yếu và mất cảnh giác hơn khi xảy ra vào quãng thời gian diễn ra việc bầu cử (cả Lưỡng viện và Tổng thống), nó cũng dễ bị tấn công hơn những thời điểm khác.

Điều này được tác gia người Pháp đưa ra vào đầu thế kỷ 19, khi nước Mỹ vẫn còn chưa hùng mạnh như bây giờ.

Và hẳn là Trung Quốc đã đọc cuốn sách này (Nền dân trị Mỹ) của Tocqueville, cũng như chính họ đã rõ các thuật quân sự về điều binh, hành động mà họ là nơi sản sinh ra như Tôn Tử.

vendredi 6 novembre 2020

Dù thắng hay bại, Donald Trump cũng đã thay đổi thế giới


Đăng ngày:

Tựa chính của tất cả nhật báo Pháp ra ngày hôm nay 05/11/2020 đều tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Le Monde đăng ảnh hai ứng cử viên với dòng tít lớn « Trump-Biden : Hợp chủng quốc tự xâu xé ». Libération chơi chữ, thay vì Maison Blanche tức Nhà Trắng, tờ báo chạy tựa « Maison flanche », tạm dịch ngôi nhà suy sụp.

Trên trang nhất La Croix là lá cờ Mỹ với một đường nứt chéo và hàng tít « Rạn vỡ ». Không hẹn mà nên, đây cũng là tựa chính của Les Echos. Ảnh của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden cũng chiếm trang bìa Le Figaro với tựa đề vô cùng ngắn gọn : « Ai ? ». Các báo cũng dành rất nhiều trang trong cho chủ đề này : Le Monde 12 trang, Libération 8 trang, Le Figaro 6 trang…

Thăm dò lại sai, lực lượng ủng hộ Donald Trump vẫn đông đảo

vendredi 30 octobre 2020

Trần Trung Đạo - Tập Cận Bình sẽ không dám đụng đến Đài Loan


Trong thời gian qua, thỉnh thoảng Tập Cận Bình lại hăm he sáp nhập Đài Loan kể cả bằng vũ lực, và điều này tạo nên nhiều bàn tán trong giới phân tích chính trị và quân sự Á Châu.

Ngày 14 tháng 10, 2020, khi thăm viếng một căn cứ quân sự tại Quảng Đông, Tập Cận Bình chỉ thị cho quân đội “phải tập trung hết tinh thần và năng lực để chuẩn bị cho chiến tranh.”

Nhưng hăm he là một chuyện, đánh là chuyện khác. Dưới đây là một số trường hợp và lý do khiến Tập chỉ hăm he nhưng không dám đụng tới Đài Loan:

VIỄN ẢNH MỘT CHIẾN TRANH CHÂU Á

jeudi 29 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định


(Boxitvn 29/10/2020) Để lý giải thế giới hiện tại trong cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21” (21 lessons for the 21st century, 2018) Yuval Noah Harari trước đó đã viết hai cuốn “Lược sử loài người” (Sapiens: A Brief History of Humankind, 2014), và “Lược sử tương lai” (Homo Deus: A Brief History of Tomorrow, 2016). Chúng ta đang sống trong một thế giới rất bất ổn, đầy bất an và bất định. Vì vậy, muốn hiểu thế giới hiện tại, phải hiểu quá khứ và tương lai. 

Thế giới cũ đã qua 

Trong nửa đầu của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác, đã chịu hệ quả (trực tiếp hay gián tiếp) của hai cuộc đại chiến thế giới (WWI: 1914-1918 và WWII: 1939-1945) và một cuộc chiến tranh cục bộ tại Triều Tiên (1950-1953). Trong ba cuộc chiến tranh thông thường và tổng lực đẫm máu đó, các cường quốc đã trực tiếp tham chiến, trong khi thế giới hình thành hai phe (như phe “đồng minh” chống lại phe “trục phát xít”). 

mardi 20 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide


(Boxitvn 19/10/2020)
- Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (Chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là Thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại).

Có thể nói, Chính phủ Suga là sự nối tiếp của Chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của Chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc.

Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?

mardi 6 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Thế giới đang ở ngã ba đường


 

(Boxitvn 04/10/2020) Sau 75 năm chiến tranh và cách mạng liên miên (kể từ 1945), Việt Nam vẫn ở ngã ba đường ý thức hệ, nay lại bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu chiến lược Mỹ-Trung, buộc phải đối phó bằng cách giữ thăng bằng (như hedging game). 

Nhưng không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng đang ở ngã ba đường. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đang xô đẩy nhiều nước đến bên bờ vực của điểm bùng phát (tipping point). 

Trong khi thế giới biến đổi quá nhanh và khó lường, thì tư duy con người lại đổi mới quá chậm nên không theo kịp, làm bộc lộ các mâu thuẫn tiềm ẩn, và làm cho quá trình phân hóa càng thêm trầm trọng.

Mỹ và bước ngoặt mới 

vendredi 21 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Việt Nam cần phải có các đề án tham vọng về vũ khí bảo vệ tổ quốc


1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, VỊ THẾ, TÌNH THẾ KHÔNG CHO PHÉP VIỆT NAM ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN TRUNG LẬP TRONG YÊN ỔN 

Việt Nam không muốn tham gia vào các tranh chấp. Việt Nam không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp. Việt Nam muốn trung lập để yên ổn. Đó là điều rõ ràng.

Nhưng thực tế không cho phép Việt Nam được yên ổn để trung lập. Hãy nhìn đến 6 nhân tố sau đây.

dimanche 26 juillet 2020

Mỹ tấn công trực diện toàn bộ tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh

Đăng ngày:


Virus corona vẫn đang đe dọa nước Pháp. Le Monde chạy tựa trang nhất « Covid-19 : Chính phủ chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai », Le Figaro đề cập đến « Những tia hy vọng trong khủng hoảng kinh tế », Libération nhận định « Covid : Bóng đá nhạt nhòa ». Nhật báo Công giáo La Croix dành trang nhất cho Cha Hamel: bốn năm sau khi bị bọn khủng bố sát hại, vị linh mục này đã trở thành biểu tượng cho đối thoại giữa các tôn giáo. Về thời sự quốc tế, Les Echos đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với hàng tít lớn « Cuộc chiến tranh lạnh mới ».

Trump nã đại pháo vào Trung Quốc đến tận kỳ bầu cử

Trong bài « Chính quyền Trump sẵn sàng nã đại pháo vào Trung Quốc cho đến tận ngày bầu cử », Les Echos nhận định Washington tấn công một cách có tổ chức trên mọi phương diện, để gia tăng tối đa sức ép lên Bắc Kinh, trong lúc chỉ còn bốn tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

dimanche 14 juin 2020

Đầu thế kỷ 21 : Thời buổi của hiệp ước ngắn hạn và đồng minh nhất thời

Bắc Kinh xé bỏ thỏa thuận « Nhất quốc, lưỡng chế », ai sẽ can thiệp cho Hồng Kông ? Ảnh : Người biểu tình Hồng Kông thắp nến tưởng niệm 31 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, 04/06/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Vụ George Floyd và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cùng với âm vang tại Pháp tiếp tục là đề tài chính trên các báo Paris hôm nay. La Croix chạy tựa « Hoa Kỳ : Sự phẫn nộ liên bang ». Le Monde nhận định « Ông Trump đối mặt với phản kháng đa sắc tộc ». Tương tự, Le Figaro cho rằng « Hoa Kỳ : Rạn nứt chủng tộc là trung tâm cuộc bầu cử tổng thống ». Liên hệ với nước Pháp, Libération ghi nhận « Kỳ thị chủng tộc, bạo lực cảnh sát : Bộ trưởng Casta đã lên tiếng ». 

Đài Loan : Cử tri trừng phạt đối thủ thân Bắc Kinh của nữ tổng thống

Liên quan đến châu Á, Le Monde cho biết « Tại Đài Loan, cử tri trừng phạt địch thủ thân Trung Quốc của tổng thống ». Người dân Cao Hùng hôm thứ Bảy 06/06/2020 đã dùng lá phiếu để cách chức thị trưởng Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), có biệt danh « Trump của Đài Loan », đối thủ của bà Thái Anh Văn trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua.

dimanche 17 mai 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Phục hồi kinh tế sau Covid-19 bắt đầu từ đâu ?


Các tiệm buôn mở cửa lại tại Saigon ngày 25/04/2020. Ảnh Reuters

Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid-19 là vấn đề quan tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc gia.

I. COVID 19 – ĐIỂM GÃY CHUYỂN HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI 

Đại dịch Covid-19 là điểm gãy trên đồ thị phát triển của nhân loại. Sau Covid-19, đồ thị phát triển của nhân loại đổi hướng. Có thể ví thời kỳ dịch Covid-19 diễn ra chính là một cuộc sinh nở. Sau Covid-19 là thời kỳ sau sinh nở.

Với Việt Nam, sau Covid-19 là một cơ hội mới chưa bao giờ từng có trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới. Ở đó, Việt Nam đang có cơ hội chơi một sân chơi mới với vai trò mới quan trọng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ - là Việt Nam nhìn thấy cơ hội và không bỏ lỡ cơ hội. Trước hết, hãy nhìn cho rõ cơ hội.

dimanche 12 avril 2020

Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để nắm lấy quyền lực ở Liên Hiệp Quốc

Thứ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (FAO) với nhiệm kỳ 4 năm, phát biểu tại hội nghị ngày 22/06/2020. Ảnh do FAO cung cấp.
Đăng ngày:


Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra luôn là chủ đề bao trùm của các tuần báo Pháp. « Virus corona : Khẩn cấp xã hội » - tựa chính của Courrier International. Hàng triệu người thất nghiệp trên thế giới, kinh tế ngưng đọng, nhiều lãnh vực suy sụp… Đại dịch Covid-19  làm tăng thêm bất bình đẳng, gây phẫn nộ cho những người trắng tay.

Le Point điều tra về cú sốc kinh tế mang tính lịch sử, chạy tựa « Cuộc khủng hoảng thế kỷ ». Sau hơn ba tuần phong tỏa, người Pháp tự hỏi đến bao giờ cơn ác mộng virus corona mới kết thúc - L’Obs phỏng vấn các chuyên gia và đề ra  « Ba kịch bản ra khỏi khủng hoảng ». Hồ sơ của L’Express dành cho « Macron, năm zéro ». Sau đại dịch, mọi thứ sẽ không còn như xưa… nhưng với cùng một nguyên thủ. Cuộc khủng hoảng buộc nước Pháp phải thay đổi các giá trị cũng như phương pháp hành động.

Virus corona tung hoành khắp nơi, đánh bạt mọi thời sự quốc tế

Thuc Tran - Trump không muốn « Chết dưới tay Trung Cộng »



(Bài viết từ năm 2019, tác giả đăng lại và được chia sẻ rất nhiều trên Facebook và mail).

Nó có hơn một tỉ dân, nếu đánh nhau chết hết một nửa thì dân số nó vẫn còn gần gấp hai dân số Mỹ, và gần gấp sáu lần dân số Việt.

Nếu nó nổi máu điên đem giết sạch hết dân Hồng Kông thì chỉ cần một tuần lễ, thậm chí một ngày nó có thể đưa đủ dân qua để lấp đầy thành phố này.

Con đông thì chạy cho nó đủ ăn cũng mệt, nhưng nó cũng có cái lợi của con đông. Cần làm gì ra lịnh một tiếng chúng ào ào xông ra. Biểu chúng bắt chim sẻ chúng hè nhau rượt riết tới mức chim bay hết nổi phải tự rớt xuống. Biểu chúng qua nhà hàng xóm cướp cá thì chúng kéo cả đoàn tàu kín cả mặt biển khiến hàng xóm nhìn thấy cũng phải hãi hùng.

Lưu Trọng Văn - Cuộc đua Marathon 100 năm của cộng sản Trung Quốc và lựa chọn nào cho Việt Nam ?



"The Hundred Year Marathon” - Cuộc đua marathon 100 năm của Michael Pillsbury Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Chiến Lược Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu Hudson, cố vấn của Trump về Trung Quốc.

Sau khi nêu các tham vọng và nguy cơ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) giành ngôi thống trị thế giới vào năm 2049 -100 năm nhà nước CSTQ  tác giả cuốn sách đề nghị Mỹ muốn chống thành công tham vọng và nguy cơ trên, phải:

- Cứu xét lại những chương trình của Hoa Kỳ vô tình làm lợi cho đối phương.
- Đặt ra một chiến lược đua tranh để phát triển nhanh hơn đối thủ.
- Thống nhất chính sách đối với Trung Quốc.
- Xây dựng liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
- Chống lại những hành động gián điệp, ăn cắp kỹ thuật, bí mật quân sự.
- Đòi hỏi Trung Quốc bảo vệ môi trường.
- Phanh phui nạn tham nhũng tại Trung Quốc.
- Ủng hộ các nhà dân chủ.
- Theo dõi cuộc tranh chấp nội bộ giữa phe diều hâu và phe cải tổ tại Trung Quốc.

dimanche 23 février 2020

Dịch virus corona : Tàn giấc mơ hoa cho Trung Quốc của Tập Cận Bình



(Sébastien Faletti, LeFigaro 24/02/2020) Dịch corona có thể gây sợ hãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các tập đoàn lớn. Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của nhiều nước cho đến nay vẫn bị Bắc Kinh đe nẹt, có thể đánh giá sức mạnh thực sự của Trung Quốc thấp hơn trước. Và trong thời điểm khó khăn này, Bắc Kinh nhận ra rằng mình chẳng có bao nhiêu bạn bè. 

Được ông chủ tịch nước thúc đẩy, nhưng một Trung Quốc đang mơ thành siêu cường thách thức Hoa Kỳ, đang cay đắng phô bày sự yếu kém của mình trên trường quốc tế.


Bà Ursula von der Leyen không thể chiêm ngưỡng Tử Cấm Thành. Tân chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ phải chính thức công du Trung Quốc ngày 30/3, nhưng con virus corona đã ngăn trở việc tái thúc đẩy mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc. Lịch trình ngoại giao của nền kinh tế thứ nhì thế giới bị rối loạn do cuộc khủng hoảng dịch tễ chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

mercredi 12 février 2020

Trương Nhân Tuấn - Bảy định luật về « không gian sinh tồn » của Trung Quốc


Bắc Kinh thò vòi bạch tuộc bao trùm Biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Chiến lược về “không gian sinh tồn” của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này “lấy hứng” từ các học thuyết “địa chính trị” của các học giả Tây phương, cũng như các mô hình “đế quốc” trong lịch sử. 

Tập sách “Không gian sinh tồn” (L’Espace Vital, Lebensraum), tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” (géopolitique) nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản năm 1902 là một thí dụ điển hình. Cốt lõi tập sách này đề cập đến sự thành hình của một đại cường quốc, đặt nền tảng trên 7 định luật:

1. Không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

mardi 4 février 2020

Trung Quốc và hậu quả địa chính trị của virus corona

vendredi 27 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”


Chống Trung Quốc không hề là một "chứng minh thư" về lòng yêu nước. Cũng như việc chống Nho giáo không hề là động lực nhằm thúc đẩy dân chủ. Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy không phải lúc nào Việt Nam cũng "lệ thuộc" vào Trung Quốc, và cũng không phải lúc nào Việt Nam cũng "chống" Trung Quốc. Những khoản thời gian Việt Nam phát triển thường trùng hợp với các giai đoạn Việt Nam"độc lập" với Trung Quốc.

Nếu ta hiểu "Trung Quốc" bao gồm dân số 1 tỉ 400 triệu người với tổng sản lượng quốc gia 12.362 tỉ đô la, việc chống Trung Quốc đồng nghĩa với việc lao đầu vào đá. Hiển nhiên đây không phải là công việc của người Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam làm thế nào để giữ "độc lập" trước một Trung Quốc giàu mạnh, đang lột xác trở thành một "đế quốc bành trướng"?

dimanche 20 octobre 2019

Ngô Nhân Dụng - Putin làm chủ Syria


Người biểu tình tập trung bên ngoài đại sứ quán Nga ờ Washington, D.C, để phản đối Tổng Thống Vladamir Putin khi Nga can dự vào Syria. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

(Người Việt 18/10/2019) Ngày Thứ Ba tuần trước, Đại Tá Myles B. Caggins III, phát ngôn viên quân đội Mỹ và đồng minh (trên nguyên tắc có 22 nước) ở miền Bắc Syria, gửi đi một thông điệp “Tweet”: “Chúng ta rút khỏi Manbij.” Manbij, cùng với Tal Tamr, Tabqa và Kobani là những thị xã quân Kurd từng làm chủ. Nay quân Kurd cũng rút đi hết, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến qua biên giới.

Cũng trong ngày Thứ Ba, hãng thông tấn Anna News của Nga phát hình một đoạn video mời khán giả đi một vòng trong thị xã Manbij. Họ tới thăm căn cứ quân Mỹ đã bỏ, với những bề chứa nước trên cao, các đài viễn thông và các căn lều bỏ trống.

Phóng viên Anna chiếu cảnh một văn phòng quân Mỹ để lại, với những sợi dây cáp (cable) từ trên trần thả xuống; trên bàn giấy còn cái máy dẫn “router” cho mạng wifi; mấy gói thức ăn cho chó mèo. Qua khu nhà ăn, còn chất đầy những hộp “cereal,” nhiều gói bánh bagel, và bốn cái tủ lạnh đầy nước ngọt và nước trái cây. Phóng viên người Nga bình phẩm: “Coi quân Mỹ đã trang bị doanh trại của họ như thế nào. Họ tưởng sẽ đóng quân lâu dài.” Đoạn video kết luận bằng tiếng Nga: “Manbij bây giờ thuộc quân ta!”

jeudi 19 septembre 2019

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc.

« Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp mang lại cho các chính phủ châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân ».

Nhật báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ động.

Châu Âu nay phải chọn phe

Các nước lớn châu Âu tìm cách nâng cao vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.

Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : « Cho đến cách đây vài năm, các nước châu Âu thường chỉ thích đóng vai trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia ».