Kể từ khi VTV3 phát sóng trò chơi truyền hình chương trình Vua Tiếng Việt (năm 2021), tôi thấy có nhiều phóng viên tưởng mình là Thái thượng hoàng tiếng Việt.
Vì là cha vua tiếng Việt, nên có quyền "chém", "tống giam" tiếng Việt, nên câu chữ viết trên mặt báo trở nên què quặt khó coi. Nếu chịu khó coi cũng đ*ch hiểu các phóng (tinh) viên muốn nói gì?
Đọc tới, đọc lui tựa bài của VOV "Có người ngủ lại tỉnh để tránh kẹt xe cao tốc khi đổ về TPHCM mà vẫn kẹt", tôi hiểu chết liền!
Vì tựa bài là một câu phức không có dấu ngắt, tôi đành phân tích câu theo chủ quan: "Có người" (chủ từ), "ngủ lại" (động từ), tỉnh (danh từ chung chỉ cấp hành chánh, chứ không phải "ngủ rồi lại tỉnh"), "để tránh kẹt xe cao tốc" (mệnh đề trạng từ chỉ lý do) và đây là một câu hoàn chỉnh.
Nhưng cụm từ theo sau: "Khi đổ về TPHCM mà vẫn kẹt" không liên quan đến câu hoàn chỉnh. Bởi cụm từ này không nối với câu hoàn chỉnh bằng một "đại từ liên quan", nên chưa biết ai là chủ từ của động từ "đổ về" và gây hậu quả "mà vẫn kẹt"?
Nếu người ngủ lại tỉnh "đổ về" thì phải dùng cụm từ "nhưng vẫn bị kẹt". Vì anh ta chịu hậu quả ngoài ý muốn của hành vi "ngủ lại", chứ không phải vì anh ta ngủ lại mới gây hậu quả kẹt xe để dùng cụm từ "mà vẫn kẹt"?
Tựa bài xác định điểm "kẹt xe" là "cao tốc", đến thân bài phóng viên dẫn lời tài xế và người đi xe máy nói điểm kẹt xe là đường Phạm Văn Đồng và Mai Chí Thọ! Phóng tinh... viên này đúng là thái thượng hoàng tiếng Việt.
"Ngọc bất trác bất thành khí, nhỏ không học lớn làm báo chí".
MAI BÁ KIẾM 04.02.2025
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.