Trước sự việc nghiêm trọng về luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang mà cả xã hội đang lên tiếng và cực kỳ lo lắng về chất lượng nền giáo dục.
Lúc này, một trong những điều thắc mắc lớn nhất của tôi, là hơn 300 giảng viên và hơn 15 nghìn sinh viên, học viên của trường Đại học Luật Hà Nội, đã có ai lên tiếng công khai và dõng dạc, đòi hỏi một sự minh bạch và yêu cầu xử lý rốt ráo vấn đề hay chưa?
Trong giới hạn tiếp xúc của mình, cá nhân tôi chưa gặp trường hợp nào như thế. Và nếu quả tình đã không một ai trong số hơn 15 nghìn người cả giảng viên và sinh viên của một trường đại học lớn đang đào tạo những nhà làm luật và thực thi luật pháp cho đất nước mà có thể im lặng được trước sự việc hệ trọng này, thì đó mới là điều đáng sợ và đáng lo nhất.
Im lặng, vì vô cảm hay sợ hãi. Và nếu vì sợ hãi thì tại sao sợ? Ăn học để làm gì?
Cái tư cách trí thức, cái ý thức công dân, cái trách nhiệm đối với nghề nghiệp và cả đối với trường, với ngành "của mình" ở đâu, khi có thể im lặng trong tình huống này? Sự im lặng này phải chăng đang phô bày một thực tế đau lòng rằng, tất cả những phẩm chất cơ bản và tối thiểu ấy đã vắng bóng hoàn toàn trong những giảng viên luật học và các luật sư tương lai ở nơi đó?
Là những người dạy luật, học luật và hiểu luật nhất xã hội, nếu im lặng trước một vấn đề sát sườn và là vấn đề của chính họ, thì xã hội còn có thể trông cậy vào lương tâm và trách nhiệm của những người này không?
THÁI HẠO 07.07.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.